(Thứ bảy, 14/11/2020, 07:42 GMT+7)

HỌ PHÙNG THẾ TÀI “KẺ CHẢY”
LẤY ĐỨC LÀM TRỌNG, CHUNG TAY XÂY NỀN TỔ TIÊN

Th.S Phùng Quang Trung, nguyên Trưởng phòng Văn học thuộc Bộ VHTTDL
Nguyên Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và Gia đình Sở VHTTDL Hà Nội
Nguyên Trưởng phòng Quản lý Nghiệp vụ văn hóa Sở VHTTDL Hà Tây
Nguyên Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện phú Xuyên

   Họ Phùng Thế Tài “Kẻ Chảy” qua nhiều đời gắn kết thành một cộng đồng bền chặt, có nhiều đóng góp cho sự hình thành và phát triển quê hương. Mục đích xây đắp nền tảng “Tổ tiên là gốc”, giáo dục con cháu "Lấy đứclàm trọng” luôn được chú trọng giữ gìn, phát huy...
   Theo sự phát triển của 11 dòng họ trong làng Văn Minh,xã Nam Tiến (Văn Nhân), huyện Phú Xuyên, Tp.Hà Nội. Xưa gọi là “Kẻ Chảy”, xã Do Lễ, tổng Vạn Điểm, phủ Thường Tín, Đạo Sơn Nam - Do quá trình biển lùi và sự bồi đắp của phù sa sông Hồng từ hàng vạn năm đã kiến tạo và hình thành nên. Tổ tiên nơi đây xưa từ thời Tiền Lê đã khai phá đất đai, đắp đê trị thủy, tạo dựng thành 3 xóm: Nho Tống, Văn Minh, Chanh Thôn và lập thành làng Do Lễ gắn với tên “Kẻ Chảy, Kẻ Trên, Kẻ Dưới”… Làng Do Lễ ban đầu có ngôi đình cổ (ở khu Quán Đá) thờ Thành hoàng làng là Đoàn Thượng Đông Hải Đại Vương, sau tách ra: Làng Chanh Thôn vai “anh cả” do giữ bát hương, làng Nho Tống vai “anh hai” giữ bộ long ngai, làng Văn Minh vai “em út” giữ các đồ khí tự. Với phong tục tập quán thuần hậu qua vần thơ cổ: “Hỡi cô thắt dải lưng xanh/ Có về Làng Chảy với anh thì về/ Làng Chảy có quán Bồ Đề/ Có sông tắm mát có nghề trồng dưa”, trên bến dưới thuyền, hàng ngày có phiên chợ Chảy buôn bán thương mại tấp lập, dịch vụ trung chuyển từ xứ Đoài sang xứ Đông, bên sông Hồng Hà nặng phù sa…Khi vua Quang Trung hành quân qua đâyhạ trại để chỉnh đốn binh mã, tiếp vận binh tiến đánh thành Thăng Long và hiện làng vẫn lưu các địa danh: Vườn ông Bống, khu Tờ Chỉ (nơi phất cờ tập chung quân), cánh đồng Cổ Ngựa (nơi buộc ngựa chỉnh đốn binh mã), ngõ Chính Ngéo (rồng lượn chín khúc làm thế trận chống giặc)… quân và dân đã hội tụ về đây đông như “chảy hội” và từ đó có tên là Làng Chảy, Kẻ Chảy, chợ Chảy, Bến Chảy (bến đò ngang qua sông Hồng nối với vùng bãi Sậy, Khoái Châu, Hưng Yên). Đặc biệt làng có nhiều dấu tích vị anh hùng hào kiệt thờ làm Thành hoàng làng là Nguyễn Phục Đông Hải Đại Vương phò nhà Lê, Đoàn Thượng phònhà Lý và Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương phò nhà Tiền Lý), Đường Vương Thượng Tướng phò nhà Đường, Trung Thành Phổ Tế Đại Vương mệnh danh là Thủy thần của người Lạc Việt (thời Hùng Vương).. đều là các bậc Phúc thần đã có công với dân, với nước, với làng xóm quê hương.


Ngôi đình cổ làng Chảy Dưa - xã Văn Minh - huyện Phú Xuyên - thành phố Hà Nội

   Theo bản thần tích, thần sắc “Làng Chảy” thờ Nhị vị Đức Thành hoàng làng (Nguyễn Phục và Đoàn Thượng) hiệu là “Đông Hải Đại Vương” tại đình, miếu và cấm không được làm nhà kế bên. Trong năm, đồ lễ các ngài là gà, lợn, xôi, rượu, cau, chuối, thanh bông, hoa, quả, thực, những người được vào lễ chỉcó: Tiên chỉ, thứ chỉ, kỳ mục và tư văn – nhớ khi đọc lễ, nói gì phải kiêng tên húy của Ngài. Làng có tục khách qua đường vào đình, đền, miếu không được chít khăn màu đỏ, nếu phạm sẽ bị “Ngài” phạt vì: Sự tích về Đoàn Thượng bị Nguyễn Nộn chém, Ngài hùng dũng cố chạy thoát, qua một quán nhỏ ven đường có dừng nghỉ và hỏi bà cụ bán nước “nếu bị chém đứt cổ người có sống được không?”. Bà cụ bán nước bèn trả lời “làm sao sống nổi”.Vừa dứt lời thì ngài ngã ngựa tại chỗ. Bà cụ bán nước sợ quá bèn chạy về loan báo, dân làng ra thì mối đã đùn thành một gò đống rồi. Màu đỏ, là màu máu kỵ húy nơi thờ ngài. Xưa, kể cả khách vãng lai, khi đi qua đình, miếu thờ ngài phải ngả nón, mũ, nếu không sẽ bị quở phạt.
   Qua gia phả hán nôm để lại thì dòng họ Phùng Thế Tài có cách đây khoảng gần 300 năm, do cụ Tổlà“Thái Cao Tổ Phùng Tôn Công Tự Pháp Thông” – Là người có công lập ra Làng Chảy từ thời vua Lê Dụ Tông niên hiệu Vĩnh Thịnh (1679–1731) – Cụ sinh ra 7 ông con trai, sau thành 7 chi (chi 1 là cụ Pháp Nhạc, chi 2 là cụ Pháp Sơn, chi 3 là cụ Phúc Thiện, chi 4 là cụ Đăng Thế, chi 5 là cụ Đăng Quang, chi 6 là cụ Đình Thuyên và chi 7 là cụ Đình Xuyên - Chi cụ Phùng Thế Tài thuộc chi 5 của cụ Phùng Đăng Thịnh, tự Đăng Quang). Ngày 16/9/1996, các cụ tộc họ Phùng thống nhất dịch gia phả truyền lại cho con cháu và quyết định đóng góp xây mộ cụ Tổ tròn dật 7 cấp tượng trưng cho 7 chi.Theo “Danh thần, danh nhân họ Phùng đất Việt” của Phan Thị Bảo, khởi nguồn họ Phùng từcụ Phùng Văn Bổng thân sinh nữ thần tướng thời Hai Bà Trưng là Phùng Thị Chính, cụ Phùng Trí Cái – cụ tổ 7 đời của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (761-802ở Đường Lâm), lưỡng quốc Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan (1528-1613) ở làng Bùng Thạch Thất, Phùng Thanh Hòa thời Tiền Lý.. Họ Phùng thôn Văn Minh hiện có trên 1000 trai đinh, con cháu có mặt ở khắp các tỉnh, thành của cả nước. Đúng là “Tổ tiên danh thơm ghi chép lại – Cháu con tích học nối nghiệp nhà”,“Uống nước nhớ nguồn” thể hiện sức mạnh đại đoàn kết của dòng tộc “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Cuối năm 2013 họ đã đồng tâm, tự nguyện đóng góp quỹ họ nâng cấp xây dựng, bảo quản phần mộ cụ Tổ bằng đá hết gần 200 triệu đồng. Trên mộ khắc đôi câu đối “Cúc dục ân thâm đông hải khoát – Sinh thành nghĩa trọng thái sơn cao” và khắc chữ “Phùng Tổ mộ”, “Uống nước nhớ nguồn”.


Ảnh ông Phùng Quang Trung cùng gia đình cụ Phùng Thế Tài và dòng họ Phùng tại Nhà thờ Tổ
ở thôn Văn Minh - xã Văn Nhân - huyện Phú Xuyên - thành phố Hà Nội

   Tiêu biểu trong dòng họ tấm gương sáng có Thượng tướng Phùng Thế Tài thọ 95 tuổi (khi còn sống cụ luôn quan tâm, hỏi han, động viên con cháu bằng việc gửi tiền cung đức những năm 1994-1996 gần 30 triệu đồng cho trưởng họ Phùng Văn Chiến để xây dựng, tu bổ, sửa chữa nhà thờ dòng họ và xây dựng Quỹ Khuyến học, Khuyến tài). Chăm lo xây dựng, giữ gìn gia phong dòng tộc có cụ Phùng Văn Phước thọ 93 tuổi, cụ Phùng Văn Hách thọ 86 tuổi. Trong quân đội có Trung tướng Phùng Thế Quảng, Đại tá Phùng Văn Nam, Đại tá Phùng Văn Bài. Nhiều con cháu thành danh hiện là giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, kỹ sư, bác sỹ, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, giám đốc các doanh nghiệp… giữ nhiều chức vụ quan trọng ở các cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố, quận, huyện, xã, phường.Hiện nay cả 7 chi họ Phùng đều xây dựng Quỹ Khuyến học, Khuyến tài, Quỹ hiếu, tổ chức thăm hỏi con cháu khi ốm đau, tập trung xây dựng cuốn gia phả dòng tộc, cuốn sổ vàng truyền thống và quyết tâm xây dựng nhà thờ họ nhằm di huấn tiếp nối truyền thống Lấy đức làm trọng, chung tay xây nền tảng Tổ tiên là gốc. Họ Phùng có 25 liệt sỹ, 2 Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, 19 thương binh, 15 bệnh binh.Tất cả con cháuđều hiếu học, tôn sư trọng đạo,hướng về tổ tông, quan tâm nhiều hơn nơi thờ cúng, góp nhiều sức người, sức của, mồ hôi, xương máu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.Hàng năm, đều tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa, giữ tục chúc thọ các bậc cao niên, giữ vững danh hiệu “Làng văn hóa” cấp Thành phố. Đặc biệt, môi trường cảnh quan, vấn đề xử lý rác thải, bài trừ tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang và lễ hội luôn là những băn khoăn, trăn trở của 7 ông chi trưởng dòng tộc.
   Làng Chảy có hệ thống giá trị văn hóa lịch sử lâu đời mà các bậc tiền nhân để lại như: Đình, miếu, chùa Lưu Ly, quán đá Bồ Đề (quán chính giác, giác ngộ, theo thuyết Tam giáo đồng nguyên), đền Trung Lân, đền Đề Thám, nhà thờ Đạo Thiên Chúa, 5 giếng cổ và khu văn chỉ cuối làng. Chùa Lưu Ly tự còn lưu bức hoành phi đắp cốt giấy bản thổ cổ chữ đại tự “Văn Minh Lạc Thổ” nghĩa là: Vùng đất văn học, vùng đất vui, trù phú, nơi chốn tổ, an lành, thanh tịnh, giàu có, điền viên, mỹ tục khả phong, khoa bảng từ ngàn xưa – Thật là một làng Việt cổ độc đáo.Làng Chảy Văn Minh 2 lần được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) công nhận đạt danh hiệu Làng Văn hóa, liên tục được UBND huyện Phú Xuyên công nhận giữ vững danh hiệu Làng văn hoá.
   Được sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ các cấp, sự cố gắng tích cực của các đinh trai tráng,dòng tộc đã đồng thuận cùng nhau giải quyết những ách tắc, tháo gỡ khó khăn mâu thuẫn khúc mắc xảy ra tại các gia đình. Vào tiết thanh minh hàng năm, dòng họ tụ họp duy trì tổ chức đi tảo mộ để tưởng nhớ các bậc sinh thành, củng cố nếp nhà có văn hóa “Gia truyền thanh bạch thi thư hữu - Thế xuất anh hoa phúc lộc trường” để cây có ngàn cành muôn lá, nước có lắm lạch nhiều sông. Dòng tộc họ Phùng Thế Tài “Kẻ Chảy” ngày nay xứng danh là dòng họ văn hóa đáng tin cậy trong vùng, được cấp ủy đảng, chính quyền, ban công tác Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở khen thưởng./.