(Chủ nhật, 30/06/2019, 09:09 GMT+7)

ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ
TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

 
Phùng Quang Thanh.
Năm sinh: 2/2/1949.
Quê quán: xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (nay thuộc thành phố Hà Nội).
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ba khóa IX, X, XI (2001-2016).
Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hai khóa X và XI (2006-2016).
 

ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

 
Phùng Hữu Phú.
-Năm sinh: 9/8/1948.
-Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
-Quê quán: xã Đại An, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hai khóa IX, X (2001-2011).
 
Phùng Quốc Hiển.
-Năm sinh: 6/4/1958.
-Quê quán: xã Yên Luật, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.
-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa  X, XI, XII (2006-2020).
 
Phùng Thanh Kiểm.
-Năm sinh: 1958.
-Quê quán: xã Thiện Long, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
-Dân tộc: Nùng.
-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI (2012-2016).
 
 
Phùng Xuân Nhạ.
-Năm sinh: 3 tháng 6 năm 1963.
-Quê quán: thôn Hạ Cát, xã Tống Phan, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI (dự khuyết), XII (2011-2020).
 
  

LÃNH ĐẠO QUỐC HỘI, CHÍNH PHỦ.

 
Bác sĩ Phùng Văn Cung.
Năm sinh: 15/5/1909.
Quê quán: làng Tân An, quận Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long (nay là phường 9, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long).
Phùng Văn Cung sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân có mức sống trung bình. Cha là Phùng Văn Thân, một nông dân có học thức, sống hòa nhập với cộng đồng nhà nông được bà con xóm phố kính nể và quý mến. Mẹ là Nguyễn Thị Lới, là cô gái xinh đẹp, giỏi nội trợ, đảm đang, quán xuyến gia đình, bà là người gốc miền Trung, chịu ảnh hưởng nho giáo, chăm sóc dạy con biết lễ nghĩa, hiếu thảo, làm việc có ích cho xã hội và đất nước. Phùng Văn Cung sớm thoát li gia đình, là học sinh giỏi xuất sắc ở các cấp, ông Năm Cung được hưởng học bổng từ bậc trung học đến đại học, thi đỗ Đại học Y khoa Hà Nội. Vợ ông, bà Lê Thoại Chi, sinh năm 1913, quê ở Cái Tầu, Sa Đéc, con gái một gia đình giàu có. Sau khi kết hôn, bà tự nguyện theo chồng ra Hà Nội chăm sóc, tạo mọi điều kiện thuận lợi để chồng yên tâm học tập thành tài. Ông tốt nghiệp bác sĩ năm 1937, ở tuổi hai mươi tám (thời đó, những con nhà bình dân không dễ gì theo học Đại học Y khoa suôn sẻ, nếu không được sự giúp đỡ che chở của người nhà có thế lực và giàu có).
+ Tháng 8/1945 ông tham gia hoạt động cách mạng, cướp chính quyền tại quê hương Sa Đéc.
+ Được ông Nguyễn Văn Linh, Bí thư Xứ ủy mời ra chiến khu, tháng 9 năm 1959, ông rời bỏ thành phố Sài Gòn bí mật đưa cả gia đình vào chiến khu miền Đông hoạt động cách mạng đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất. Ông là trí thức Sài Gòn đầu tiên đến căn cứ cách mạng bí mật, nằm giữ vùng rừng thiêng nước độc, ông đã cùng các đồng chí lãnh đạo Xứ ủy tham gia dự thảo Chương trình 10 điểm lời hiệu triệu nhân dân miền Nam đứng lên giành lấy chính quyền.
+ Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam tuyên bố thành lập, ông được cử làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương lâm thời Măt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
+ Năm 1962, Đại hội lần thứ nhất Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã bầu bác sĩ Phùng Văn Cung làm Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
+ Tháng 3/1969, bác sĩ Phùng Văn Cung làm Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ hòa bình thế giới của miền Nam Việt Nam, Chủ tịch Hội Hồng thập tự Giải phóng miền Nam Việt Nam, làm Trưởng phái đoàn của quân dân miền Nam ra thăm miền Bắc theo nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân miền Nam.
+ Ngày 6/6/1969, Đại hội Đại biểu Quốc dân miền Nam họp  đã bầu Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Bác sĩ Phùng Văn Cung được bầu làm Phó Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Khen thưởng:
+ Huân chương Độc lập hạng Nhất.
+ Huân chương Kháng chiến hạng Nhất.
+ Huân chương Kháng chiến Giải phóng hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba.
+ Nhà nước Hung-ga-ri đã tặng ông Huân chương vì sự nghiệp phong trào hòa bình thế giới.
 
Luật sư Phùng Văn Tửu
-Năm sinh 22/7/1923.
-Quê quán: xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. 
-Tham gia hoạt động cách mạng năm 8/1945; vào Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 12 năm 1946.
-Chức vụ:
+ Năm 1979, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
+ Tháng 5 năm 1981, Đại biểu Quốc hội khóa 7, Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
+ Tháng 6 năm 1987 Đại biểu Quốc hội khóa 8, Phó chủ tịch Quốc hội.
+ Năm 1987-1992, Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam; tháng  9 năm 1992, Phó chủ tịch Quốc hội.
+ Tháng 9 năm 1992, Phó chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Đảng đoàn Quốc.
-Khen thưởng:
+ Ngày 5 tháng 11/2011, Nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh.
+ Huân chương Độc lập hạng Ba.
+ Huân chương Kháng chiến Chống Pháp hạng Nhì.
+ Huân chương Chống Mỹ cứu nước hạng Nhất.
-Ông mất ngày 17/7/1997 khi còn đương nhiệm. An táng tại nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
 
Tiến sĩ Phùng Quốc Hiển.
-Năm sinh: 6/4/1958.
-Quê quán: xã Yên Luật, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.
-Đảng viên: 20/10/1986.
-Chức vụ: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Công sản Việt Nam các khóa: X, XI, XII; Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội, Tại kỳ họp 11, Quốc hội khóa XIII (2011-2016) đã bầu ông làm Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Tại kỳ họp 1, Quốc hội khóa XIV (2016-2020) đã bầu ông làm Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.
 
 

BỘ TRƯỞNG

 
Bác sĩ Phùng Văn Cung.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1969-1975).
 
Đại tướng Phùng Quang Thanh.
Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
 
Giáo sư, Tiến sĩ Phùng Xuân Nhạ.
Sinh năm: 3/6/1963.
Quê quán: Thôn Hạ Cát, xã Tống Phan, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
Đảng viên: 19/12/1997.
Trình độ: Tiến sĩ kinh tế, Lý luận cao cấp, thạo tiếng Anh.
Năm 2016, công nhận Giáo sư.
Chức vụ: Tháng 9 năm 1995 đến tháng 1 năm 1997: Phó phòng hành chính - Đối ngoại, Trường Đại học KHXHNV.
Tháng  2 năm 1997 đến tháng 12 năm 2007: Phó giám đốc Trung tâm châu Á - Thái Bình Dương, Phó chủ nhiệm khoa Kinh tế.
Tháng 5 năm 2007 đến tháng 9 năm 2010: Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế.
Tháng 9 năm 2010 đến tháng 7 năm 2011: Phó bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia.
Tháng 2 năm 2013: Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Đại học Quốc gia.
Tháng 11 năm 2014, Chủ tịch HĐĐH Quốc gia Hà Nội;
Ngày 9 tháng 4 năm 2016, Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII phê chuẩn ông làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo.
Tháng 10 năm 2010, Đại hội khóa XI Đảng bộ thành phố Hà Nội đã bầu ông làm Ủy viên Thành ủy thành phố Hà Nội.
Đại hội Đảng toàn quốc khóa XI (2011-2015) đã bầu ông làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
 Đại hội Đảng toàn quốc khóa XII (2016-2020) đã bầu ông làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
 
 

PHÓ TRƯỞNG BAN ĐẢNG, THỨ TRƯỞNG
PHÓ CHỦ NHIỆM QUỐC HỘI

 
Phùng Hữu Phú.
Sinh năm: 9/8/1948.
Quê quán: xã Đại An, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Đảng viên: Vào Đảng ngày 19/5/1979, chính thức 19/5/1980.
Trình độ: Năm 1983 bảo vệ luận án Tiến sỹ, chuyên ngành Chủ nghĩa Cộng sản khoa học, đề tài: “Liên minh Công Nông trong cách mạng Việt Nam” tại Trường Đại học Tổng hợp quốc gia M.V.Lomonosov, Liên Xô nay là Liên bang Nga.
Năm 1997: Nhận danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.
Năm 2001: Nhận danh hiệu Giáo sư.
Chức vụ:
+ Năm 1970, cán bộ giảng dạy bộ môn Lịch sử tại Khoa Sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
+ Năm 1985-1990, Phó Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
 + Năm 1990-1992, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
+ Năm 1992-1995, Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
+ 1995-1999, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng đầu tiên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Bí thư Đảng ủy Đại họcuốc gia Hà Nội.
+ 1998-2001: Trưởng ban Tuyên giáo thành ủy Hà Nội, kiêm Trưởng Ban Đại học thành ủy Hà Nội.
+ Năm 2000-2006, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Phó bí thư Thường trực thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội.
+ Từ ngày 1 tháng 9 năm 2006 đến ngày 28 tháng 2 năm 2011: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình VHNT Trung ương, Chủ tịch Hội đồng khoa học các ban Đảng Trung ương.
+ Từ ngày 28 tháng 3 năm 2011 đến nay, Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ tich Hội đồng khoa học các ban Đảng Trung ương kiêm Chủ nhiệm khoa Khoa học Chính trị Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tác phẩm:
+ 150 các sách, chuyên khảo, bài báo khoa học.
+ Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh (Đồng chủ biên), NXBCT QG, năm 1996.
+  Hồ Chí Minh với Phật giáo Việt Nam 1945-1969 (Chủ biên), NXB CTQG, năm 1997.
+ Phát huy tiềm lực tự nhiên, kinh tế, xã hội, và giá trị lịch sử, văn hóa phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội đến năm 2010 (Chủ biên), NXB CTQG, năm 2010.
+ Bí quyết thành công Hồ Chí Minh, NXB CTQG, năm 2010.
+ Văn hóa Sức mạnh nội sinh của sự phát triển (Đồng chủ biên), NXB CTQG, năm 2014.
+ 30 năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam. (Đồng chủ biên), NXB CTQG, năm 2015.
+ Phát triển văn hóa sức mạnh nội sinh của dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. (Chủ biên) NXB CTQG, năm 2016.
+ Hà Nội 30 năm đổi mới và phát triển 1986-2016. (Đồng chủ biên), NXB VN, năm 2016.
- Khen thưởng:
+ Huân chương Độc lập hạng Nhất.
+ Huân chương Độc lập hạng Nhì.
+ Huân chương Lao động hạng Ba.
+ Huân chương Lao động hạng Nhì do Nhà nước dân chủ nhân dân Lào tặng.
 
Phùng Trần Hương.
Sinh năm: 21/4/1949.
Quê quán: phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Trình độ: Tốt nghiệp Đại học tổng hợp Hà Nội.
Đảng viên: Vào Đảng: 15/12/1969. Chính thức: 15/12/ 1970.
Nhập ngũ: Tháng 6 năm 1967. Tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Đông Nam Bộ.
Chức vụ: Bí thư  Đảng ủy, Phó Trưởng ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương, sau đó Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương.
Khen thưởng:
+ Huân chương Chiến công hạng nhất.
+ Huân chương Lao động hạng nhất.
+ Huân chương Kháng chiến hạng nhì.
+ Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, hạng Nhì, và hạng Ba.
 
Phùng Ngọc Hùng.
Sinh năm: 29/12/1950.
Quê quán: phường Nghi Thu, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.
Trình độ: Cử nhân văn khoa, tốt nghiệp Trường Đảng cao cấp Matxcova Liên Xô (nay là Liên Bang Nga).
Chức vụ: Phó chủ nhiệm UBDS - KHHGD, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
 
Phùng Khắc Kế.
Sinh năm: 3/4/1948.
Quê quán: Huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Trình độ: Tiến sỹ kinh tế tại Lêningrat, Liên Xô (nay là Liên Bang Nga).
Chức vụ: Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
 
Phùng Đức Tiến.
Sinh năm: 2/10/1964,
Trình độ: Tiến sỹ Nông nghiệp.
Quê quán: Tỉnh Bắc Ninh.
Chức vụ: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Israen.
 
 

BÍ THƯ, CHỦ TỊCH HĐND, CHỦ TỊCH UBND CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

 
Phùng Lưu.
(Tên hoạt động cách mạng là Nguyễn Vạn)
Năm sinh: 19/8/1916.
Quê quán: Phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tham gia Cách mạng tháng 8 năm 1945. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chức vụ: Thường vụ Khu ủy Khu Trị Thiên, Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế 1964-1972.
Khen thưởng:
+ Huân chương Độc lập hạng Nhất.
+ Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhì.
+ Huân chương Chiến công  hạng Nhất.
+ Huân chương Giải phóng hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba.
Ở huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế chính quyền địa phương đã đặt tên Phùng Lưu cho một con đường.
Ông mất: ngày 26/3/2005.
 
Phùng Hữu Phú.
Năm sinh: 9/8/1948
Chức vụ: Phó Bí thư Thường trực thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội 2001-2006.
 
Phùng Thanh Kiểm.
Năm sinh: 13/2/1958.
Quê quán: Xã Thiện Long, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
Dân tộc: Nùng.
Trình độ: Đại học An ninh, Cử nhân Chính trị.
Đại tá Công an, Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn.
2007-2011: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Đại biểu Quốc hội khóa XII, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn:
2012-2016: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lạng Sơn.
 
Phùng Quang Hùng.
Năm sinh: 9/5/1955.
Quê quán: xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đảng viên: 1981.
Trình độ: Kỹ sư Kinh tế Nông nghiệp, Thạc sĩ Quản lý kinh tế.
Chức vụ:
+ 1988-1991: Phó bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phú.
+ 1992-1996: Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND huyện Tam Dương, Phó bí thư Thường trực, Bí thư huyện ủy huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
+ 1997-2001: Ủy viên Thường vụ tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
+ 2001-2005: Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phú.
+ 2005- 2010: Ủy viên ban Thường vụ tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
+ 2012-2016: Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Đại biểu Quốc hội khóa VIII, khóa IX.
Khen thưởng:
+ Chiến sỹ thi đua toàn quốc.
+ Bằng khen Thủ tướng Chính phủ.
+ Huân chương Lao động hạng Nhì.
+ Huân chương Lao động hạng Ba.
 
 

CẤP TƯỚNG THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH

 
1- Đại tướng Phùng Quang Thanh.
- Năm sinh: 2 tháng 2 năm 1949, xã Thạch Đà, huyện  Mê Linh, thành phố Hà Nội. Thân phụ ông là cụ Phùng Quang Sức, Liệt sĩ, cụ tham gia hoạt động cách mạng rất sớm, chiến đấu anh dũng, đã hy sinh năm 1950 tại bốt Mai Khện, tỉnh Vĩnh Phúc.
-Quê quán: Xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phú (nay thuộc thành phố Hà Nội).
- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 1 tháng 6 năm 1968, chính thức ngày 1 tháng 6 năm 1969.
-Trình độ: Cao cấp quân sự.
-Chức vụ: Ông tham gia Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1967, tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị, Nam Lào trong chiến tranh Việt Nam chống Mỹ và chiến tranh biên giới phía Bắc.
+ Năm 1971, ông được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì thành tích chiến đấu, lúc đang giữ chức vụ Trung đội trưởng thuộc Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B. “Ngày 11 tháng 2 năm 1971, Phùng Quang Thanh - Trung đội trưởng Trung đội 1, Đại đội 9, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320 trực tiếp chỉ huy một tiểu đội chốt giữ đồi Không Tên. Địch dùng một đại đội có máy bay yểm trợ, chia làm 2 mũi tấn công chốt. Phùng Quang Thanh chỉ huy Trung đội chờ địch vào gần mới nổ súng, diệt 38 tên, đẩy lùi địch ra xa, riêng Phùng Quang Thanh diệt 8 tên. Hai ngày sau, địch lại tấn công lên chốt, Phùng Quang Thanh bị thương, cấp trên cho lui về tuyến sau nhưng anh xin ở lại chiến đấu. Phùng Quang Thanh nhờ đồng đội tháo nắp 17 quả lựu đạn cho vào túi đeo quanh người, nhờ y tá băng và treo cánh tay cho đỡ vướng rồi dẫn đầu Trung đội xung phong đánh tạt sườn quân địch, phối hợp đơn vị bạn diệt gọn một đại đội địch. Riêng Trung đội do anh chỉ huy diệt 37 tên, bắt 1 tên, thu 2 súng”, anh là Thương binh hạng ¾, Thiếu úy năm 1971, Trung úy năm 1972, Thượng úy năm 1974, Đại úy năm 1976, Thiếu tá năm 1979, Trung tá năm 1981, Thượng tá năm 1987, Đại tá năm 1989.
+ Tháng 10 năm 1971 đến tháng 6 năm 1972, ông học tại Trường Sĩ quan Lục quân.
+ Tháng 7 năm 1972, trở lại chiến trường chiến đấu, giữ chức Tiểu đoàn phó, sau đó là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320A (nay là Sư đoàn 390).
+ Tháng 8 năm 1974, học tại Học viện Quân sự (nay là Học viện Lục quân Đà Lạt).
+ Từ năm 1977 đến năm 1989, ông lần lượt giữ các chức vụ từ cấp Trung đoàn đến Sư đoàn: Tháng 9 năm 1986 đến tháng 7 năm 1988, Đảng ủy viên, Phó bí thư Đảng ủy phụ trách Sư đoàn 390, sau đó là Đại tá, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 390, Quân đoàn 1.
+ Tháng 8 năm 1988 đến tháng 2 năm 1989, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312.
+ Năm 1989, học tại Học viện Quân sự Voroshilov Liên Xô, sau đó về nước học tại Học viện Quân sự cấp cao (nay là Học viện Quốc phòng).
+ Từ tháng 8 năm  1991 đến tháng 8 năm 1993, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312 lần thứ 2. Tiếp đó năm 1993 về Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu giữ chức Phó Cục trưởng; năm 1994 thăng quân hàm Thiếu tướng, năm 1995 giữ chức Cục trưởng Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu.
+ Tháng 8 năm 1997 học Lý luận Chính trị cao cấp tại Học viện Chính trị Quân sự.
+ Tháng 12 năm 1997, Tư lệnh Quân khu 1, năm 1999 thăng quân hàm Trung tướng.
+ Tháng 5 năm 2001 đến tháng 8 năm 2006, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, năm 2003 thăng quân hàm Thượng tướng.
+ Năm 2006 nhận chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
+ Ngày 6 tháng 7 năm 2007, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Minh Triết trao quân hàm Đại tướng Quân đội nhân dân.
+ Ông là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng các khóa: IX, X, XI (2001-2016); Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa X và XI (2006-2016).
Thăng cấp tướng:
+ Thiếu tướng năm 1994.
+ Trung tướng năm 1999.
+ Thượng tướng năm 2003.
+ Đại tướng năm 2007.
-Khen thưởng:
+ Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân Giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 20 tháng 9 năm 1971.
+ Huân chương Chiến công hạng Nhất.
+ Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
+ Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Ba.
+ Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất.
+ Huân chương Chiến sĩ Giải phóng hạng Nhất.
+ Huy chương Quân kỳ quyết thắng.
+ Huân chương Hữu nghị Liên Bang Nga do Tổng thống Nga Putin trao tặng;
+ Huân chương tự do hạng Nhất của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào;
+ Huân chương Hữu nghị hạng Nhất của Nhà nước Vương quốc Campuchia.
 
Thượng tướng Phùng Thế Tài.
(Ngày còn nhỏ, ông có tên Phùng Văn Thụ, trong hoạt động Cách mạng lấy tên Nghĩa)
Năm sinh: Tháng 2 năm 1920.
Quê quán: Ông là người xã Do Lễ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là xã Văn Nhân, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội). Khi nghỉ hưu, ông ở phòng  số 11, lầu 12a, lốc b, chung cư An Khang, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1933, ông đến Vân Nam Trung Quốc làm ăn. Năm 1936 được giác ngộ Cách mạng, tham gia Hội Ái hữu, Hội Việt Nam hưởng ứng Trung Quốc kháng Nhật.
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 6 năm 1939. Là cán bộ lão thành cách mạng, Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng.
Tháng 8 năm 1942, ông về nước gây cơ sở Cách mạng ở tỉnh Cao Bằng.
Tháng 4 năm 1944, ông được giao nhiệm vụ đi Côn Minh - Trung Quốc vận chuyển vũ khí và bảo vệ Bác Hồ. Ông là cận vệ đầu tiên của Bác Hồ, được Bác đặt tên: Phùng Hữu Tài.
Chức vụ: Ông nhập ngũ tháng 12 năm 1944, tháng 4 năm 1945 làm Tiểu đội trưởng, phụ trách công tác quản lý quân ở Cao Bằng, cán bộ huấn luyện ở Thất Khê, phụ trách Tình báo ở Bộ Tổng tham mưu, năm 25 tuổi ông đã lãnh đạo chỉ huy cướp chính quyền ở huyện Thất Khê, rồi trở thành Phó Chủ tịch tỉnh Lạng Sơn.
Tháng 6 năm 1946: Làm Trung đoàn phó ở Nam Định, sau đó làm Trung đoàn trưởng ở Sơn La, Chỉ huy trưởng Liên khu II Hà Nội.
Năm 1947: Trung đoàn trưởng các Trung đoàn 35 Hà Đông, Trung đoàn  đoàn 66, Trung đoàn 48 Liên khu III.
Năm 1950: Là Chỉ huy trưởng mặt trận Hà Nội. Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội.
Năm 1951: Trung đoàn trưởng Trung đoàn 52 - Sư đoàn 320. Năm 1952: Tham mưu trưởng Sư đoàn 320.
Năm 1953: Sư phó Sư đoàn 320.
Năm 1954: Sư trưởng Sư đoàn 349, Bộ tư lệnh 351.
Tháng 10 năm 1960: Hiệu trưởng Trường Pháo binh.
Tháng 2 năm 1961: Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Pháo binh.
Tháng 12 năm 1962: Tư lệnh Bộ Tư lệnh Phòng không.
Tháng 11 năm 1963: Tư lệnh trưởng đầu tiên Quân chủng Phòng không - Không quân.
Tháng 6 năm 1967 đến tháng 8 năm 1987: Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông đã giữ chức vụ này suốt 20 năm đến khi nghỉ hưu năm 1987.
Trong thời gian công tác ở quân đội, ông đã được nhà nước giao nhiệm vụ: Kiêm Tổng Cục trưởng Hàng không dân dụng Việt Nam, kiêm Trưởng Ban Phòng chống bão lụt Trung ương.
Thời gian thăng hàm cấp tướng:
+ Tháng 4 năm 1974 Thiếu tướng.
+ Tháng 1 năm 1980 Trung tướng.
+ Tháng 1 năm 1986 Thượng tướng.
Khen thưởng:
+ Huân chương Hồ Chí Minh.
+ Huân chương Độc lập hạng Nhất.
+ Huân chương Quân công hạng Nhất, hạng Ba.
+ Huân chương Kháng chiến hạng Nhất.
+ Huân chương Chiến công hạng Nhất.
+ Huân chương Chiến thắng hạng Nhất.
+ 2 huy hiệu Bác Hồ.
+ Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Ông mất ngày 21/3/2014, hưởng thọ 95 tuổi. Lễ tang ông được Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng quyết định tổ chức lễ tang theo nghi thức Nhà nước. An táng tại nghĩa trang thành phố Hồ Chí Minh.
Để bạn đọc có điều kiện hiểu đầy đủ, sâu sắc về Thượng tướng Phùng Thế Tài, vị tướng của trận mạc, đi suốt các cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của dân tộc, chiến thắng tất cả các kẻ thù, tác giả bài viết xin trân trọng giới thiệu bài viết của Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh, người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam cho cuốn sách “Hồi ký Thượng tướng Phùng Thế Tài trọn một đời theo Bác” của tác giả Thế Kỷ (NXBVH, 2014).
“Thượng tướng Phùng Thế Tài là một người cộng sản kiên trung, một vị tướng tài ba của quân đội ta.
Trọn một đời theo Đảng, theo Bác Hồ tham gia cách mạng và kháng chiến, Thượng tướng Phùng Thế Tài là một Đảng viên rất mực trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Đồng chí là một người được rèn luyện trưởng thành từ chiến sĩ trở nên một vị tướng có tài của quân đội ta.
Đồng chí sống trung thực, thẳng thắn, thông minh, sáng tạo; hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Bác Hồ và Quân đội giao phó. Chiến công và thành tích của đồng chí trong quá trình cách mạng và kháng chiến đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
Đối với tôi, Thượng tướng Phùng Thế Tài là người đồng chí thân thiết. Tôi rất tin tưởng mỗi lần trao nhiệm vụ cho đồng chí”.
 
 
Trung tướng Phùng Khắc Đăng.
Bí danh: Phùng Thạch Sơn.
Sinh năm: 15/8/1945.
Dân tộc: Kinh.
Trình độ: Thạc sĩ Chính trị, Quân sự, Cao cấp Lý luận chính trị.
Quê quán: thôn Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây, nay thuộc thành phố Hà Nội.
Trú quán: Phố Võng Thị, phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Vào Đảng: Ngày 11/11/1966. Chính thức ngày 11/8/1967.
 Quá trình công tác:
+ Tháng 9 năm 1963 đến tháng 5 năm 1965, tham gia Thanh niên xung phong, sau chuyển về nhà máy gỗ Sơn Tây.
+ Ngày 27 tháng 5 năm 1965, nhập ngũ vào Tiểu đoàn 97- Bộ Tư lệnh Pháo binh.
+ Ngày 20 tháng 10 năm 1965, vào chiến trường miền Nam, Binh nhất, chiến sĩ Tiểu đoàn 99 Bộ Tư lệnh Pháo binh.
+ Từ năm 1966 đến năm 1968, Chuẩn úy, Trợ lý Tiểu đoàn 99, Chính trị viên phó Đại đội 10, Tiểu đoàn 99, Mặt trận 4 Quảng Đà.
+ Năm 1969, học viên Trường Quân chính Quân khu 5, ra trường cuối năm 1969 được phong quân hàm Trung úy.
+ Từ năm 1970 đến tháng 9 năm 1972, Trung úy, Chính trị viên Đại đội 11, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 575.
+ Từ tháng 9 năm 1972 đến tháng 12 năm 1974, Trung úy, Chính trị viên phó Tiểu đoàn 12, Sư đoàn 711, sau chuyển về Sư đoàn 2, Quân khu 5.
+ Từ 22 tháng 12 năm 1974, Thượng úy, Chính trị viên Tiểu đoàn 12, Trung đoàn 368, Sư đoàn 2, Quân khu 5, Bí thư Đảng ủy Tiểu đoàn.
+ Từ năm 1976 đến tháng 4 năm 1979, Đại úy, Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 368, Phó Chính ủy Trung đoàn 368.
+ Từ tháng 4 năm 1979 đến tháng 7 năm 1980, Thiếu tá, Trưởng ban Tuyên huấn Sư đoàn 2, Quân khu 5, Đảng ủy viên Phòng Chính trị sư đoàn.
+ Từ tháng 8 năm 1980 đến tháng 12 năm 1986, Thiếu tá, Trung tá Học viên Học viện Chính trị - Quân sự, Bộ Quốc phòng; Từ năm 1986 đến  tháng 9 năm 1988, Học viên cao học Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, chuyên ngành xây dựng Đảng  và Quản lý nhà nước.
+ Từ tháng 10 năm 1988 đến tháng 9 năm 1989, Đại tá, Phó chủ nhiệm Khoa công tác Đảng, công tác Chính trị, Học viện Chính trị - Quân sự, Bộ Quốc phòng (Trong thời gian này có 4 tháng học tại Viện hàn lâm Khoa học Xã hội (AON) Matxcova - Liên Xô.
+ Từ tháng 8 năm 1989, đến tháng 10 năm 1990, Đại tá, Chủ nhiệm Chính trị Trường Sĩ quan Chính trị - Quân sự.
+ Tháng 10 năm 1990 đến tháng 10 năm 1993, Hiệu phó, Bí thư Đảng ủy Trường sĩ quan Chính trị - Quân sự.
Từ tháng 11 năm 1993 đến tháng 8 năm 1998, Đại tá, Thiếu tướng, Phó Tư lệnh Chính trị, Phó bí thư, Bí thư Đảng ủy Quân khu 1, Bộ Quốc phòng.
+ Tháng 8 năm 1998 đến tháng 3 năm 2006, Thiếu tướng, Trung tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
+ Tháng 3 năm 2006, nghỉ hưu.
+ Tháng 10 năm 2007, Công tác tại Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Ủy viên Thường vụ Trung ương Hội cựu chiến binh Việt Nam.
Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam khóa 4 và 5 (2007-2016).
+ Bí thư Đảng ủy Cơ quan Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
+ Thành viên nhóm đối thoại Việt - Mỹ về chất độc da cam đi-ô-xin.
+ Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Đại biểu Quốc hội khóa XIII nhiệm kỳ 2011-2016, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội.
Khen thưởng:
+ Hai Huân chương Độc lập hạng Ba.
+ Huân chương Chiến công hạng Nhất.
+ Hai Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Ba.
+ Huân chương Kháng chiến hạng Nhì.
+ Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba.
+ Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba.
+ Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.
Cuộc đời binh nghiệp của Trung tướng Phùng Khắc Đăng kéo dài 40 năm, từ người lính Binh nhì đến Trung tướng. Năm 1965 hành quân đi B, vượt sông Bến Hải, con sông đã có thời “là nơi chia cắt hai miền Nam - Bắc” để vào cửa ngõ của chiến trường ác liệt miền Nam. Ông đã tham gia nhiều chiến dịch như: Chiến dịch Xuân 1968, 1972, giải phóng thị xã Tam Kỳ, chiến dịch giải phóng thành phố Đà Nẵng, chiến dịch giải phóng Campuchia, với hàng trăm trận đánh lớn, nhỏ ở nhiều mặt trận ác liệt, đọ sức trên chiến trường miền Nam với giặc Mỹ xâm lược và Ngụy quyền tay sai kéo dài liên tục suốt 11 năm, sau đó 4 năm liên tục bám trụ chiến đấu trên chiến trường Campuchia, giúp đồng bào Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng “Khơ-me-đỏ” tàn bạo, tổng cộng 14 năm liên tục có mặt trên chiến trường hai nước Việt Nam - Campuchia đầy hiểm nguy, mà cuộc sống và chiến trận thường xuyên gắn với đói khát, bệnh tật và chết chóc, trên đường hành quân tới mặt trận đánh thắng quân thù, nhận tin bố mất (mẹ đã mất sớm) đau xót quặn lòng, nhưng nén đau thương và vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, mọi nhiệm vụ được giao trên các chiến trường, ở bất cứ cương vị nào ông đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Chiến tranh kết thúc, hòa bình, ông lại nhận nhiệm vụ mới với khó khăn, phức tạp mới, đó là nhiệm vụ trên mặt trận Tư tưởng - Văn hóa của toàn quân, với nhiệm vụ là Giảng viên, tổ trưởng Bộ môn, Phó khoa Công tác Đảng, công tác Chính trị nhà trường, Chủ nhiệm Chính trị, Phó hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy nhà trường, rồi lên Phó Tư lệnh Chính trị, Phó bí thư, Bí thư Đảng ủy Quân khu I, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông đã phát huy và vận dụng tốt những kinh nghiệm chỉ đạo các cuộc chiến đấu trên các chiến trường trước đây, kiến thức học tập ở nhà trường và kiến thức, kinh nghiệm học cả ở đời thường, hoàn thành tốt nhiệm vụ của người chiến sĩ - người cán bộ chính trị của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tháng 3 năm 2006, ông nghỉ hưu theo qui định của Quân đội, nhưng Đảng, Nhà nước vẫn giao nhiệm vụ cho ông, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam và ông được tín nhiệm bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa XIII nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Phát huy phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ, Trung tướng Phùng Khắc Đăng không ngại khó nhăn, gian khổ, ông đã đem hết sức mình, kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm tích lũy của hơn 40 năm trận mạc, và truyền thống văn hóa đẹp của người con thôn Bùng hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng và nhân dân giao phó.
Về với đời thường, ông đã cùng với anh em yêu mến cái tên “Phùng”, thành lập ra “Ban Liên lạc họ Phùng Việt Nam” do ông làm Trưởng Ban, nhiệm vụ của “Ban này, như mọi người thường nói vui vẻ là ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Trải qua gần 10 năm hoạt động, “Ban Liên lạc họ Phùng Việt Nam” đã làm được nhiều việc, được dòng họ Phùng toàn quốc và xã hội ghi nhận, chính ở đây trên cương vị là người chỉ huy cao nhất, Trung tướng Phùng Khắc Đăng lại một lần nữa đã đóng góp nhiều công lao cho sự hiểu biết, tình đoàn kết, tình nhân ái, sự giúp đùm bọc lẫn nhau giữa những người con trong dòng họ Phùng Việt Nam với sự nghiệp giáo dục và xây dựng cuộc sống tốt lành.
 
Thiếu tướng Phùng Sĩ Tấn.
Năm sinh: 25/8/1966.
Quê quán: Phường Hùng Vương, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam 24/3/1989.
Chức vụ: Thiếu tướng, Tư lệnh Quân khu II.
Khen thưởng:
+ Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba.
+ Huân chương Chiến công hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba.
+ Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
+ Huy chương Quân kỳ quyết thắng.
 
Thiếu tướng Phùng Quang Bích.
Sinh năm: 16/8/1922. Thân phụ: Cụ ông Phùng Văn Được, thân mẫu cụ bà Nguyễn Thị Thắng. Ông là con trai thứ hai trong gia đình có 9 chị em. Khi còn công tác, tổ chức làm hồ sơ của ông đã ghi là Nguyễn Quang Bích, ông nghĩ rằng, họ Nguyễn là họ mẹ của mình, nên ông Nguyễn Quang Bích đã không đề nghị tổ chức sửa lại theo họ bố, và từ đó đồng chí có tên là Nguyễn Quang Bích[1].
Quê quán: Phường Thọ Lão, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Tham gia cách mạng: 20/8/1945.
Vào Đảng năm 1947.
Chức vụ: Trưởng thành từ chiến sĩ - lên Tiểu đội phó, Tiểu đội trưởng, Trung đội phó, Trung đội trưởng, Đại đội phó, Đại đội trưởng giải phóng quân Hà Nội.
+ Tháng 3 năm 1946, giữ chức Chi đội phó Chi đội Kon Tum  Liên khu 5.
+ Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông giữ các chức vụ: Tháng 12 năm 1946, là Trung đoàn phó Trung đoàn 95 liên khu 5; Năm 1947 là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 50, Trung đoàn 120 Liên khu 5; Năm 1948: Trung đoàn phó Trung đoàn 108 Quảng Nam - Đà Nẵng; Năm 1952: Tham mưu phó Mặt trận miền Tây; Năm 1947: Trung đoàn phó Trung đoàn pháo cao xạ 367 thuộc Đại đoàn pháo binh 351; Năm 1953: Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ trên cương vị Chỉ huy trưởng pháo cao xạ; Tháng 10 năm 1954: Trung đoàn trưởng rồi Tham mưu phó Đại đoàn pháo cao xạ Bộ Tư lệnh pháo binh.
+ Năm 1956 học pháo cao xạ ở Trung Quốc.
+ Tháng 10 năm 1956 (hoặc năm 1960) Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Phòng không.
  + Trong kháng chiến chống Mỹ phụ trách chỉ huy pháo binh (pháo binh cao xạ Nam Bộ). Chủ nhiệm phòng không miền Nam, Thường vụ Đảng ủy pháo binh miền Nam.
+ Năm 1963: Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không - Không quân.
  + Tháng 12 năm 1966, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Phòng không Hà Nội (Sư trưởng Sư đoàn 361 PK-KQ).
 + Tháng 8 năm 1970, Phó Tư lệnh Đoàn 559, Phụ trách phòng không Trường Sơn (Sư trưởng sư 337 bảo vệ giao thông Khu 4).
 + Tháng 9 năm 1972, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Đảng ủy viên Quân chủng, trực tiếp chỉ huy trận đánh đầu tiên của Quân chủng trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không.
 + Tháng 10 năm 1973, Trưởng đoàn nghiên cứu các chiến trường miền Nam.
+ Tháng 8 năm 1974, Học Cao đẳng Phòng không ở Ô-Đéc-Xa, Liên Xô.
 + Tháng 7 năm 1975, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân.
+ Tháng 6 năm 1977, Trưởng khoa Chỉ huy Học viện Quân sự cấp cao.
 +  Năm 1979, Phân viện phó Phân viện Nghiên cứu chiến lược Học viện Quân sự cao cấp.
+ Tháng 9 năm 1983, Chủ nhiệm khoa Quân chủng (Khoa chỉ huy tham mưu) Học viện Quân sự cấp cao.
+ Tháng 12 năm 1982, Thăng quân hàm Thiếu tướng.
Khen thưởng:
+ Ngày 9/10/2014, Chủ tịch nước đã ký Quyết định truy tặng ông danh hiệu Anh hùng lực lực vũ trang nhân dân.
+ Huân chương Quân công hạng Nhất, hạng Nhì.
+ Huân chương Chiến công hạng Nhì.
+ Huân chương Chiến thắng chống Pháp hạng Nhất.
+ Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất.
+ Huân chương Giải phóng hạng Ba.
+ Huân chương Chiến sỹ vẻ vang hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba.
 + Huy hiệu 40 năm, 50 năm tuổi Đảng.
Ông nghỉ hưu năm 1991.
Ông mất ngày 17 tháng 7 năm 2010.
 
Thiếu tướng Phùng Đình Ấm.
(Tên hoạt động Cách mạng Khăm Tằn, Ba Cung)
Sinh năm: 1929.
Quê quán: Xã Vạn Định (Dương Liễu, thị trấn Bình Dương), huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Nghỉ hưu tại 52 cư xá Tự Do, phường 7, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
Hội viên Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh; Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.
Tham gia Cách mạng tháng 8 năm 1945: Giành chính quyền ở Phù Mỹ, tham gia quân đội chiến đấu liên tục ở chiến trường khu 5, tham gia Đoàn B90 mở đường Hồ Chí Minh từ Nam Tây Nguyên đến Đông Nam Bộ, làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn ở Campuchia. Ông đã cà răng, đóng khố, cùng sống và làm việc với đồng bào thiểu số. Biết nói đọc tiến Mnông, Khme.
Chức vụ:
+ Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Phó Tư lệnh Đoàn Chuyên gia mặt trận Campuchia.
 Để bạn đọc hiểu đầy đủ về vị Thiếu tướng trận mạc Phùng Đình Ấm, tác giả trân trọng giới thiệu lời giới thiệu viết cho cuốn sách “Ba lần gắn bó với đất nước Chùa Tháp” của ông Lê Khả Phiêu, Nguyên Chủ nhiệm Cục Chính trị Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, Nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐNDVN, Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam:
 “Đồng chí Thiếu tướng Phùng Đình Ấm tham gia quân đội từ năm 1947, khi đồng chí 18 tuổi và liên tục 50 năm ở các chiến trường Liên khu 5, Tây Nguyên, Nam Lào và Campuchia.
Trải qua thử thách qua khói lửa, đồng chí đã tỏ rõ là một cán bộ, đảng viên kiên định, vững vàng, liêm khiết, giản dị, tận tâm, tận lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, trong đó có 19 năm là chiến sĩ tình nguyện quân và chuyên gia Việt Nam ở Campuchia, đặc biệt là thời kỳ giúp ban những năm 1978-1981. Để giúp bạn tốt, phải hiểu rõ nhân dân bạn, hiểu rõ truyền thống của dân tộc Campuchia. Muốn vậy phải học tiếng, học chữ nước bạn. Đồng chí đã kiên trì, bền bỉ và chỉ trong thời gian ngắn đồng chí đã thông thạo cả nói và chữ Campuchia, viết và dịch các văn bản từ chữ Campuchia sang chữ Việt Nam rất chuẩn xác, cố gắng tự học và sớm biết tiếng, biết chữ Khơme đã tạo thêm sự thuận lợi khi phối hợp cùng bạn chiến đấu và công tác. Đồng chí đã giành được tình cảm chân thành của nhà nước và nhân dân Campuchia. Đồng chí đã góp phần quan trọng cùng tình nguyện quân và chuyên gia Việt Nam hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế, giúp bạn chống diệt chủng, hồi sinh đất nước, vun đắp tình đoàn kết, hữu nghị láng giềng Việt Nam - Campuchia sang trang sử mới”.
Tác phẩm:
+ Người đi thắp lửa quê hương.
+ Cơn lốc giữa núi rừng Mnông NXB QĐND năm 1995.
+ Kông và Keng (truyện thần thoại M Nông) NXB Trẻ năm 1995.
+ Thơ chiến sĩ (nhiều tác giả) NXB Quân giải phóng 1973 - 1974.
+ Thời áo lính (Nhiều tác giả) NXB Trẻ năm 1997.
+ Sài Gòn dưới những tầng khói (Nhiều tác giả) NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí minh 1998.
+ Một thời để nhớ NXB QĐND năm 2002, tái bản 2007.
+ Chúng tôi đánh giặc và làm thơ (nhiều tác giả) NXB Thanh niên 1998.
+ Miền Nam nhớ mãi ơn Người - Bảo tàng Hồ Chí Minh 2002.
+ Bộ đội Cụ Hồ với nhiệm vụ quốc tế cao cả (nhiều tác giả) cục Tư tưởng Văn hóa - TCCT.
+ Nghĩa nặng tình sâu (nhiều tác giả) NXBQĐND 2004.
+ Nhớ Nam Nung (Thơ) NXB QĐND 2005.
+ Người đi thắp sáng quê hương (truyện ký) NXB CAND.
 + Mở đường Hồ Chí Minh đoạn từ Nam Tây Nguyên đến Đông Nam Bộ.
+ Mặt trận 479 trên đất nước Ăngkor.
+ Lịch sử Quân khu 10 trong kháng chiến chống Mỹ.
+ Ba lần gắn bó với đất nước Chùa Tháp NXB CAND năm 2009.
Ông mất 2 giờ ngày 26/2/2011, thọ 83 tuổi.   
 
Thiếu tướng Phùng Bá Thường.
- Sinh năm: 1924.
- Quê quán: Phường Nghi Thu, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Hiện nay ở số nhà 172, phố Lê Trọng Tấn, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 10/4/1948.
- Chức vụ: Tham gia hoạt động cách mạng tháng 2 năm 1946, ra nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trưởng thành: Từ chiến sĩ, Tiểu đội trưởng, Trung đội trưởng, Đại đội trưởng, Tiểu đoàn trưởng.
+ Trung đoàn trưởng các Trung đoàn: Trung đoàn 9 thuộc sư đoàn 304 hoạt động vùng sau lưng địch ở miền Bắc đánh giặc Pháp.
+ Trung đoàn 66 thuộc sư đoàn 304 hoạt động trên mặt trận Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng - Lào.
+ Trung đoàn 24 trên mặt trận Tây Nguyên đánh Mỹ.
 + Sư đoàn trưởng sư 10 bảo vệ biên giới Tây Ninh - Tây Nam Bộ.
+  Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân đoàn 14 trấn giữ biên giới tỉnh Lạng Sơn.
+ Hiệu trưởng đầu tiên Trường Sĩ quan Hậu cần từ năm 1980 đến năm 1990 nghỉ hưu.
Để bạn đọc hiểu đầy đủ về vị thiếu tướng trận mạc Phùng Bá Thường, tác giả trân trọng giới thiệu lời tâm sự của ông trong cuốn sách “Cuộc đời và trận mạc[2]”: “… chập chững vào quân ngũ, những trận chiến đấu ác liệt ở Nga Sơn - Thanh Hóa, Phát Diệm - Ninh Bình, trên đường số 6 Hòa Bình, và làm nhiệm vụ bảo vệ sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, Mường Phăng… trong cuộc kháng chiến chống Pháp; rồi những cuộc hành binh sang Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng giúp bạn Lào; những ngày vượt Trường Sơn vào Nam chiến đấu, có vinh quang của những trận đánh thắng ở Tu-mơ-rông, căn cứ Ka Te, căn cứ Ngọc Rinh Rua, tập đoàn cứ điểm Đắc Tô - Tân Cảnh, những trận đánh giải tỏa, diệt chiến dịch địch ở Ngọc Bay ngay vùng ven thị xã Kon Tum… Và có cả cơ cực, cay đắng khi đánh vào thị xã Kon Tum tết Mậu Thân năm 1968, rồi khí thế hừng hực của những đoàn quân tiến vào Sài Gòn trong ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra tôi lại cùng các đồng đội lên đường chiến đấu bảo vệ chủ quyền  biên giới của Tổ quốc. Những chiến dịch A8, D7, A28,… đã giáng cho kẻ thù những đòn sấm sét, buộc chúng phải lùi về phí bên kia biên giới. Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, tôi được điều lên trấn giữ biên giới tỉnh Lạng Sơn.
Chiến tranh kết thúc, tôi trở về Trường Sĩ quan Hậu cần, bằng kinh nghiệm từng trải của mình, tôi cùng tập thể Đảng ủy và Ban giám hiệu từng bước xây dựng nhà trường từ không đến có, từng bước trưởng thành vững mạnh”.
- Khen thưởng:
+ Huân chương Độc lập hạng Nhì.
+ Huân chương Quân công hạng Nhất.
+ 5 huân chương Chiến công các loại.
+ Nhà nước Campuchia tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì.
 
Thiếu tướng Phùng Truyền.
Sinh năm: 3/8/1944.
Quê quán: xã Chí Đám, Huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam 1964.
Chức vụ: Thiếu tướng, Phó tư lệnh Chính trị Binh chủng Đặc công.
Khen thưởng:
+ Huân chương Kháng chiến hạng  Nhất.
+ Huân chương Chiến công hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba.
+ Huân chương Chiến sỹ hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba.
+ Huân chương Chiến sỹ Giải phóng hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba.
 
Thiếu tướng Phùng Thế Quảng.
Sinh năm: 1/8/1953.
Quê quán: xã Văn Nhân, huyện Phú Xuyên, Tp. Hà Nội.
Chức vụ: Thiếu tướng (31/12/2007), Cục trưởng Cục Kinh tế, Phó Giám đốc Viện Khoa học công nghệ Quân sự Bộ Quốc phòng, Phó Tư lệnh Quân khu 7.
Khen thưởng:
+ Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
+ Huân chương Chiến công hạng Nhất, hạng Nhì.
+ Huân chương Quân kỳ quyết thắng.
+ Huân chương Chiến sỹ vẻ vang hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba.
+ Huân chương Chống Mỹ hạng Nhất.
+ Bốn Huân chương Nhà nước Cam puchia tặng.
 
Thiếu tướng Phùng Đình Thảo.
Sinh năm: 3/8/1954.
Quê quán: thôn Bác Kim, xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
Trú quán: Số nhà 26, phố Tản Đà, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Tham gia hoạt động cách mạng năm 1972.
Nhập ngũ ngày 2-1-1972.
Vào Đảng 28-1-1974, Chính thức 28-1-1975.
Chức vụ:
+ Từ ngày 18-6-1979: Chính trị viên Đại đội 21 - Trinh sát Trung đoàn 742 - Tỉnh đội Tây Ninh, Quân khu 7.
+ Từ ngày 5 - 8 - 1983: Trưởng ban Tổ chức Đoàn 7702 - Mặt trận 779, Quân khu 9.
+ Từ ngày 30 - 7 - 1991: Phó Chỉ huy trưởng về Chính trị, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
+ Từ ngày 19 - 9 - 2002: Chủ nhiệm Chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tây, Quân khu Thủ Đô.
+ Từ ngày 16 - 9 - 2002: Phó Sư đoàn trưởng về Chính trị Sư đoàn 301, Quân khu Thủ đô.
Từ ngày 8 - 2 - 2007: Chủ nhiệm Chính trị Quân khu Thủ đô.
+ Từ ngày 28 - 7 - 2008: Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô.
+ Từ ngày 21 - 7 - 2009: Phó Cục trưởng Cục Tổ chức - Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Khen thưởng:
+ Hai Huân chương Chiến công hạng Nhất.
+ Huân chương Chiến công hạng Nhì.
+ Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
+ Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất của nước Cộng hòa nhân dân Campuchia.
+ Huy chương Quân kỳ Quyết thắng.
+ Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba.
+ Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.
 
Thiếu tướng Phùng Căn.
Năm sinh: 25/4/1931
Quê quán: Xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm, Hà Nội
Trình độ: Phó Giáo sư, năm 1957 học tại Trường Quân sự Prunze Liên Xô, cao cấp lý luận.
Vào Đảng ngày 5/11/1949, làm liên lạc đại đội bảo vệ Phủ Chủ tịch.
Thụ phong Thiếu tướng năm 1994. Ngày 24 tháng 2 năm 1995, Giám đốc Học viện Quốc phòng ra quyết định bổ nhiệm Quyền Trưởng khoa chiến thuật Học viện Quốc phòng.
Khen thưởng: Huân chương Kháng chiến hạng Nhất.
Huân chương Quân công hạng Nhì.
Huân chương Chiến sĩ Giải phóng hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba, và nhiều phần thưởng cao quý khác.
 
Thiếu tướng Phùng Văn Thiết.
Năm sinh: 5/5/1958.
Quê quán: Xã Đồng Thái, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
Đảng viên: 20 - 12 - 1979.
Chức vụ: Thiếu tướng, Phó hiệu trưởng Trường Sỹ quan Chính trị QĐND Việt Nam.
Khen thưởng:
+ Huân chương Chiến công hạng Nhất.
+ Huân chương Chiến sỹ vẻ vang hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba.
 
Thiếu tướng Phùng Ngọc Sơn.
Năm sinh: 22/6/1968.
Quê quán: Phường Lê Lợi, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
Đảng: 29/7/1988.
Chức vụ. Thiếu tướng, Tư lệnh Binh chủng Công binh.
Khen thưởng:
+ Huân chương Quân kỳ quyết thắng.
+ Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba.
 
Thiếu tướng Phùng Quốc Tuấn.
Quê quán: Bắc Kạn
Chức vụ: Thiếu tướng - Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng.
 
Thiếu tướng Phùng Tiến Bộ.
Năm sinh: 28/8/1953.
Quê quán: Xã Yên Thạch, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
Chức vụ: Ủy viên Ban thường vụ, Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc.
Thụ phong Thiếu tướng công an năm 2011.
Khen thưởng:
+ Hai Huân chương Chiến công hạng Nhất.
+ Hai Huân chương Chiến công hạng Nhì.
+ Bốn Huân chương Chiến công hạng Ba.
+ Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhì và nhiều phần thưởng cao quí khác. 
 
  

ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
 NHÂN DÂN, ANH HÙNG LAO ĐỘNG
THỜI KỲ 1945-1954

 
Phùng Văn Khầu.
Năm sinh: 1930.
Quê quán: Xã Đức Hùng, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Dân tộc: Nùng.
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chức vụ: Tham gia hoạt động cách mạng năm 1946, tháng 12 năm 1949 tham gia 7 chiến dịch lớn, đánh hàng chục trận. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, khẩu đội pháo của Phùng Văn Khầu làm nhiệm vụ bắn phá đồi E. Trung đội trưởng pháo binh, Sư đoàn 351, tính chung trong thời gian phòng ngự ở đồi E với 1 khẩu sơn pháo 75 ly, Phùng Văn Khầu đã phá hủy 5 pháo 105 ly, 6 đại liên, 1 lô cốt, 1 kho đạn, diệt hàng trăm tên địch, chi viện cho bộ binh chiến đấu thắng lợi.
Khen thưởng:
+  Huân chương Chiến công hạng Nhì.
+ Hai huân chương chiến công hạng Ba.
+ 7 lần được Trung đoàn và Sư đoàn khen, 2 lần là chiến sỹ thi đua Sư đoàn.
+ Ngày 31 tháng 5 năm 1955, ông Phùng Văn Khầu được nhà nước tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
 
Phùng Thị Toại (Liệt sỹ).
Sinh năm: 1935.
Hy sinh ngày 12/7/1954.
- Dân tộc kinh.
- Quê quán: Xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đảng viên Đảng Lao động Việt Nam.
- 12 tuổi bà tự nguyện làm giao liên ở xã. 15 tuổi bà hăng hái tham gia vào đội du kích xã.
- Ngày 28/4/2000, Nhà nước đã truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
 

THỜI KỲ 1954-1975

 
Phùng Văn Bằng (Anh hùng lao động)
- Sinh năm 1938.
- Quê quán: Xã Tiền Phong, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ trưởng tổ gác đèn biển, Ty Bảo đảm Hàng hải, Bộ Giao thông Vận tải.
- Khen thưởng:
+ Huân chương Lao động hạng Nhất.
+ Bằng khen của Chủ tịch nước.
+ 3 năm liền là Chiến sỹ thi đua.
+ Chủ tịch nước đã ký Quyết định Tuyên dương Anh hùng Lao động ngày 3 tháng 5 năm 1962.
 
Phùng Văn Lưu.
Năm sinh: 1938.
Quê quán: xã Trung Hưng, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.
Chủ tịch nước đã ký Quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân ngày 20 tháng 10 năm 1976.
 
Phùng Quang Phong.
Năm sinh: 1950
Quê quán: xã Đông Thịnh, huyện Lập Thạch, tỉnh Phú Thọ.
Khen thưởng:
+ Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Nhì.
+ Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Ba.
+ 21 Bằng và Giấy khen, 2 lần là Chiến sỹ thi đua.
+ Chủ tịch nước đã ký Quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân ngày 6 tháng 11 năm 1978.
 
Phùng Thị Tám.
Năm sinh: 1918.
Quê quán: xã Phú Hựu, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
Khi phong Anh hùng, bà đang nghỉ hưu. Chủ tịch nước đã ký Quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân ngày 20 tháng 12 năm 1994.
 
Phùng Tầu Cam(Anh hùng Lao động).
- Năm sinh: 1938.
- Quê quán: thị trấn Hà Cối, tỉnh Quảng Ninh.
- Chức vụ: Trưởng truyền tải điện 4, Tổng công ty Điện lực Việt Nam.
+ Thành tích: Từ 1991 đến 1999, đường dây tăng 163%, công suất tăng 268%, tải 8,5 tỷ kW giờ phục vụ các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Hơn 10 năm, đội của Phùng Tầu Cam đảm bảo vận hành an toàn, không có sự cố xảy ra. Luôn có mặt trên khắp các công trường để chỉ huy điều hành. Có 18 sáng kiến, trong đó có 2 sáng kiến làm tăng doanh thu cho ngành 17 tỷ đồng. Ông là chủ nhiệm 2 đề tài nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, chiến sỹ thi đua 13 năm liền (1986-1999).
Ngày 28 tháng 4 năm 2000, ông Phùng Tầu Cam được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động.   
 
Phùng Hồng Lâm.
Năm sinh: 1930.
Quê quán: Tỉnh Quảng Bình.
Được Đảng, nhân dân, quân đội tin cậy giao cho những nhiệm vụ quan trọng hết sức nặng nề, vẻ vang trên trận tuyến thầm lặng, mặc dù hoạt động trên địa bàn khó khăn và nguy hiểm, ông Phùng Hồng Lâm vẫn giữ phẩm chất của người cán bộ, đảng viên. Ông Phùng Hồng Lâm là cán bộ có bản lĩnh, kinh nghiệm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Khen thưởng:
+  Huân chương Quân công hạng Ba.
+ 2 huân chương Chiến công hạng Nhất. Nhiều phần thưởng cao quý khác.
+ Ngày 13 tháng 12 năm 1989, ông Phùng Hồng Lâm được nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Khi được tuyên dương Anh hùng, ông là Đại tá, cục nghiên cứu Bộ Quốc phòng.
 
Phùng Hạnh Phúc.
- Năm sinh: 1936.
- Quê quán: xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây.
Khi được tuyên dương anh hùng, ông là Đảng viên, kỹ thuật viên phòng luyện kim, nhà máy Z111, Tổng cục kỹ thuật. ông có 54 sáng kiến có giá trị, 17 năm liền được tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua, 4 năm chiến sỹ quyết thắng.
Ngày 29 tháng 8 năm 1985, ông Phùng Hạnh Phúc được nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
 
Phùng Văn Lừu.
Năm sinh: 1938.
Quê quán: xã Trung Hưng, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.
Khi được phong anh hùng, ông là Đảng viên, Thượng úy, trợ lý kỹ thuật xe ô tô, Trung đoàn 11, Sư đoàn 571, Bộ tư lệnh 559.
Khen thưởng:
+ 4 Huân chương Chiến công hạng Ba.
+ 8 lần được bầu là chiến sỹ thi đua, 5 lần là chiến sỹ quyết thắng, được tặng 16 bằng khen và giấy khen.
+ Ngày 20 tháng 10 năm 1976, ông Phùng Văn Lừu được nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang  nhân dân.
 
Phùng Quang Thanh.
Năm sinh: Ngày 2/2/1949.
Quê quán: xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Nhập ngũ  năm 1967. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Khen thưởng:
+ Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba.  5 danh hiệu Dũng sỹ ưu tú và nhiều phần tử cao quí khác.
+ Ngày 20 tháng 9 năm 1971, ông Phùng Quang Thanh được nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Giải phóng miền Nam.
 
Phùng Văn Xinh.
Năm sinh: 1954.
Quê quán: xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.
Khi hy sinh đồng chí là đảng viên, đại đội trưởng đại đội 1 bộ binh, tiểu đoàn 3, bộ đội địa phương tỉnh Sóc Trăng.
Khen thưởng:
+ Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhì.
+ Huân chương Chiến công giải phóng hạng Ba.
+ Hai lần được bầu là chiến sỹ thi đua, được tặng 10 bằng khen.
+ Ngày 15 tháng 1 năm 1976, ông Phùng Văn Xinh được nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
 
Phùng Quang Bích.
(Tên hoạt động Cách mạng là Nguyễn Quang Bích)
Năm sinh: 16/8/1922;
Quê quán: Phường Thọ Lão, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Tham gia cách mạng tháng 8 năm 1945.
Đảm đương nhiều trọng trách trong quân đội nhân dân Việt Nam.
+Trung đoàn phó, rồi Trung đoàn trưởng Pháo cao xạ 367.
+ Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Phòng không.
+ Phụ trách chỉ huy Pháo binh ở Nam Bộ.
+ Tư lệnh Sư đoàn Phòng không 361.
+ Tư lệnh Sư đoàn Phòng không 377.
+ Phó Tư lệnh Bộ tư lệnh 559 Trường Sơn.
+ Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân.
Ở cương vị nào ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đặc biệt, ông luôn sáng tạo, nghiêm khắc, quyết đoán, linh hoạt, dịu hiền trong vai trò là Chỉ huy trưởng lực lượng phòng không tại Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong 55 ngày đêm chiến đấu, Trung đoàn 367 đã bắn rơi 52 máy của giặc Pháp xâm lược, bắn bị thương 153 chiếc khác. Trong cuộc chống chiến tranh leo thang phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, ông đã đề xuất cách đánh cho tên lửa phòng không Việt Nam mà những người sản xuất ra tên lửa chưa hề nghĩ tới. Trong chiến dịch “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, Phùng Quang Bích là người trực tại Sở chỉ huy Quân chủng, ông đã trực tiếp chỉ huy trận mở màn, góp phần làm nên chiến thắng lẫy lừng của quân và dân Hà Nội.
Ngày 9 tháng 10 năm 2014, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã ký Quyết định số: 2557/QĐ-CTN truy tặng ông Phùng Quang Bích danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
  

ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA I ĐẾN KHÓA XIV

 
Phùng Hữu Nhung - Khóa II.                                                                               
Năm sinh: 2/1910.
Quê quán: xã Hòa Bình, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh.
Dân tộc: Kinh
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nơi ứng cử: Tỉnh Thái Nguyên.
Chức vụ: Giám đốc mỏ than Làng Cẩm, Thái Nguyên.
 
Phùng Lê Chưởng - Khóa II.
Sinh năm: 1917.
Quê quán: huyện Ôn Châu, tỉnh Lạng Sơn.
Dân tộc: Nùng.
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nơi ứng cử: Tỉnh Lạng Sơn.
Chức vụ: Ủy viên Thường vụ huyện ủy, Ủy viên Ủy ban hành chính tỉnh Lạng Sơn.
 
Phùng Thị Vinh - Khóa II.
Đại biểu Khu Tự trị Thái Mèo.
 
Phùng Văn Tài - Khóa III.
Đại biểu tỉnh Hà Bắc.
 
Phùng Văn Hùng - Khóa V.
Năm sinh: 1944.
Quê quán: Huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng  Ngãi.
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trình độ: Kỹ sư.
Nơi ứng cử: Quảng Ninh.
Chức vụ: Phó quản đốc Phân xưởng C123 Mỏ than Vàng Danh, tỉnh Quảng Ninh.
 
Phùng Huy Triện - Khóa VII.
Năm sinh: 1935.
Quê quán: Tỉnh Hải Hưng.
Nơi ứng cử: Tỉnh Hà Nam Ninh.
Chức Vụ: Phó hiệu trưởng Trường Phổ thông cơ sở Bắc lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam Ninh, Ủy viên Ủy ban Văn hóa và Giáo dục của Quốc hội.
 
Phùng Văn Tửu - Khóa VII - Khóa VIII - Khóa IX.
Năm sinh: 27/7/1923.
Quê quán: xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Trình độ: Luật gia.
Chức vụ: Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
Nơi ứng cử: Tỉnh Vĩnh Phú.
Chức vụ: Thứ trưởng Bộ Tư pháp - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam -Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
Phụ chú: Ông từ trần ngày 17/7/1997 tại Hà Nội.
 
Phùng Quang Hùng - Khóa VIII - Khóa IX.
Năm sinh: 9/5/1955.
Quê quán: xã Hợp Thịnh, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trình độ: Kỹ sư kinh tế nông nghiệp.
Nơi ứng cử: Tỉnh Vĩnh Phú.
Chức vụ: Đảng ủy viên, Ủy viên Ủy ban nhân xã, Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp xã Hợp Thịnh, Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phú. Tỉnh ủy viên, Thường vụ huyện ủy, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tam Dương, tỉnh vĩnh Phú.
 
Phùng Sỹ Các - Khóa VIII.
Năm sinh: 25/12/1936.
Quê quán: xã Hạnh Phúc, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trình độ: Kỹ sư Thủy lợi.
Nơi ứng cử: Tỉnh Thanh Hóa.
Chức vụ: Ủy viên thường vụ tỉnh ủy, Bí thư huyện ủy Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
 
Phùng Văn Thư - Khóa IX.
Năm sinh: 19/8/1939.
Quê quán: xã Kim Đường, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây.
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trình độ: Đại học Tài chính.
Nơi ứng cử: Tỉnh Hà Tây.
Chức vụ: Tỉnh ủy viên, Giám đốc sở Tài chính - Vật giá tỉnh Hà Tây.
 
Phùng Anh Tú - Khóa IX.                
Năm sinh: 2/10/1945.
Quê quán: xã Yên Bình, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam.
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trình độ: Kỹ sư hóa.
Chức vụ: Phó bí thư Đảng ủy, Giám đốc xí nghiệp Thủy tinh Hà Nam.
 
Phùng Văn Toàn - Khóa IX - Khóa X - Khóa XI
Năm sinh: 10/10/1951.
Quê quán: xã Lạng Sơn, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.
Dân tộc: Kinh.
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trình độ: Thạc sỹ Kinh tế - Chính trị, Cử nhân Luật, Cao cấp Lý luận chính trị.
Chức vụ: Giám đốc Sở Tư pháp, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ; Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Nơi ứng cử: Tỉnh Phú Thọ.
 
Phùng Quang Thanh - Khóa XI - Khóa XII - Khóa XIII.
Năm sinh: 2/2/1949.
Quê quán: xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
Dân tộc: Kinh
Trình độ: Cao cấp quân sự  (Đại học Khoa học quân sự), Cao cấp Lý luận chính trị. 
Anh hùng Lực lượng vũ trang Giải phóng miền Nam Việt Nam.
 Chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
Nơi ứng cử: Tỉnh Vĩnh Phúc, Điện Biên, Hưng Yên.
 
Phùng Thanh Kiểm - Khóa XII.
Sinh năm: 13/2/1958.
Quê quán: xã Thiện Long, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
Dân tộc: Nùng.
Trình độ: Đại học An ninh, Cử nhân chính trị.
Chức vụ: Phó bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.                                  
Nơi ứng cử: Tỉnh Lạng Sơn.
 
Phùng Quốc Hiển - Khóa XII - Khóa XIII - Khóa XIV.
Sinh năm: 6/4/1958.
Quê quán: xã Yên Luật, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.
Dân tộc: Kinh.
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trình độ: Tiến sỹ Kinh tế chuyên ngành Tài chính Tín dụng, Cao cấp Lý luận chính trị.
Chức vụ: Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc Hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Chủ tịch nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Lào.
Nơi ứng cử: Tỉnh Yên Bái, Lai Châu.
 
Phùng Đức Dinh - Khóa XII.
Sinh năm: Sinh ngày 7/2/1958.
Quê quán: xã Mường Bang, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
Dân tộc: Mường.
Đảng viên Đảng Công sản Việt Nam.
Trình độ: Đại học Lâm nghiệp.
Chức vụ: Trưởng ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La.
Nơi ứng cử: Tỉnh Sơn La.
 
Phùng Khắc Đăng - Khóa XIII.
Sinh năm 15/8/1945.
Quê quán: Xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
Dân tộc: Kinh.
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trình Độ: Thạc sĩ Chính trị Quân sự, Cao cấp Lý luận chính trị.
Chức vụ: Trung tướng, Ủy viên Đảng đoàn, Bí thư Đảng ủy cơ quan Trung ương Hội, Phó Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội. 
Nơi ứng cử: Tỉnh Sơn La.
 
Phùng Văn Hùng - Khóa XIII - Khóa XIV.
Sinh năm: 4/6/1960.
Dân tộc: Kinh.
Quê quán: xã Thái Sơn, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trình độ: Tiến sỹ kinh tế, Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Kỹ sư chế tạo máy, Cử nhân luật, Cử nhân Anh văn, Cao cấp lý luận.
Chức vụ: Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội, Ủy viên Thường trực Ủy ban kinh tế của Quốc hội, Phó chủ tịch nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Italia.
Nơi ứng cử: Tỉnh Cao Bằng.
 
Phùng Đức Tiến - Khóa XIII - Khóa XIV.
Sinh năm: 2/10/1963.
Quê quán: thôn Kim Đáo, thị trấn Thứa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh
Dân tộc: Kinh.
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trình độ: Tiến sỹ nông nghiệp, cử nhân Chính trị.
Chức vụ: Thường vụ Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy, Phó viện trưởng Viện Chăn nuôi quốc gia thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bí thư chi bộ kiêm Giám đốc TTNC gia cầm Thụy Phương, Tổng biên tập Bản tin khoa học, công nghệ chăn nuôi và chế biến gia cầm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc Hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Công nghệ và môi trường của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Ixraen.
Nơi ứng cử: Tỉnh Hà Nam. 
 
Phùng Xuân Nhạ - Khóa XIV
Sinh Năm: 3/6/1963.
Quê quán: xã Tống Phan, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
Dân tộc: Kinh.
Trình độ: Giáo sư, Tiến sĩ Kinh tế, Cao cấp lý luận Chính trị.
Chức vụ: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nơi ứng cử: Tỉnh Bình Định.
 
Phùng Thị Thường - Khóa XIV.
Sinh năm: 04/8/1985.
Quê quán: thị trấn Tứ Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trình độ: Cử nhân tài chính kế toán.
Chức vụ: Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở, nhân viên nhân sự công ty TNHH Shin - Won Ebenezer Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Nơi ứng cử: Tỉnh Phú Thọ.
 

CỤC - VỤ - VIỆN TRƯỞNG
THUỘC CÁC BAN ĐẢNG CSVN, CÁC BỘ NGÀNH CẤP TRUNG ƯƠNG.

 
Phùng Duy Phiên.
Năm sinh: Tháng 2 năm 1915.
Quê quán: Hạ Từ, Hà Tĩnh. (Ông là con trai của cụ Phùng Duy Cần làm quan dưới triều Nguyễn: Piueur bộ Công tại Huế năm 1910, Thừa Phái năm 1912, Tư - Vụ năm 1917, Viên Ngoại năm 1924, Tri phủ tỉnh Kontum năm 1926, Quản đạo Kontum năm 1928, Án Sát tỉnh Bình Thuận năm 1930, Tả Bộ Công năm 1933, Thị Lang 1933, Quản đạo Gialai và Thị lang năm 1934, Bộ Tư pháp 1939, Tri - Thám Bộ Nội Vụ 1939, Bộ Nghi lễ và bộ Công 1942; ông là anh trai Viện sĩ (Điêu khắc) Viện hàn lâm châu Âu Phùng Thị Cúc - Điềm Phùng Thị).
Trình độ: Là một nhà quân sự có tài, ông tốt nghiệp Trường võ bị Thủ Dầu Một thời Pháp thuộc (học cùng một lớp với Đại tướng Việt Nam cộng hòa Dương Văn Minh.
Chức vụ: Sau vụ Nhật đảo chính Pháp, sau giác ngộ cách mạng đi sang hàng ngũ Việt Minh theo Nguyễn Chí Thanh, tham gia quân đội nhân dân Việt Nam chống Pháp, ông được phong quân hàm Trung tá, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 101 Trần Cao Vân - Huế. Năm 1962, ông được Quân đội biệt phái điều sang Ủy Ban Thể dục - Thể thao Quốc gia giữ chức Vụ trưởng Vụ Thể thao Quốc phòng, sau đó giữ chức Vụ trưởng Vụ Thể dục - Thể thao - Ủy Ban thể thao Quốc gia.
Khen thưởng:
+ Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba.
+ Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba.
+ Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
+ Ông mất ngày 30 tháng 6 âm lịch 2017 tức 26 tháng 6 năm 2017 dương lịch, thọ 103 tuổi.
 
Phùng Mạnh Cung.
Chức vụ: Vụ trưởng Vụ Lễ tân Bộ ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Mông Cổ.
 
Phùng Văn Nghệ.
Quê quán: Hà Tây cũ.
Chức vụ: Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Phụ trách Tổng cục) Bộ NNPTNT.
 
Phùng Thảo.
Năm sinh: 20/4/1949.
Quê quán: xã Thái Sơn, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.
Đảng viên: Vào đảng 1968, chính thức 1969.
Trình độ: Cử nhân kinh tế, Cao cấp lý luận Chính trị, Tiến sĩ Lịch sử Viện Hàn lâm khoa học xã hội Matxcova - Liên Xô 1982-1986.
- Chức vụ:
+ Ủy viên thành ủy Hải Phòng các khóa IX , X, XI, XII (1986-2005).
+ Từ 1986-1991: Phó trưởng ban Thường trực, Quyền trưởng ban Tuyên giáo thành ủy Hải Phòng, kiêm Tổng biên tập Tạp chí SHCB thuộc Thành ủy Hải Phòng.
+ Từ 1992-2000:  Giám đốc, Tổng biên tập  Đài PT - TH Hải Phòng.
+Từ 2000-2003: Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng, kiêm Tổng biên tập Tạp chí Sinh hoạt chi bộ.
+Từ 2003-2012: Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan Ban Tuyên giáo Trung ương, Chánh văn phòng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Chánh văn phòng Ban Truyên giáo Trung ương, kiêm Giám đốc Dự án T79 Ban Tuyên giáo Trung ương.
+ Hội viên Hội nhà báo Việt Nam.
Khen thưởng:
+ Huy hiệu 30 năm, 40 năm, 45 năm, 50 năm tuổi Đảng.
+ Huy chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất. 
+ Bằng khen của Chính phủ.
+ Huân chương Lao động hạng Nhì.
+ Huân chương Lao động hạng Ba, và nhiều phần thưởng cao quý khác.
 
Phùng Văn Hiền (Thanh Sơn).
Quê quán: xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Chức vụ: Giám đốc Sở Thủy lợi Hà Nội, Chủ tịch Trọng tài kinh tế Hà Nội, Tổng Biên tập Báo Người Cao tuổi.
 
Phùng Viết Điều.
Năm sinh: Ngày 8/10/1948.
Quê quán: xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
Đảng viên: Năm 1976.
Trình độ: Kỹ sư Lâm nghiệp, Cao cấp lý luận Chính trị, Tốt nghiệp Tiến sĩ Kinh tế tại Viện Hàn lâm KHXH Matxcova Liên Xô - nay Liên Bang Nga, năm 1987 - 1991.
Chức vụ: Vụ trưởng Vụ Địa phương Văn phòng Trung ương, Chánh văn phòng Ban Cán sự Đảng Chính phủ.
Khen thưởng:
+ Huy hiệu 30 năm, 40 năm tuổi Đảng.
+ Huân chương Lao động hạng Nhì.
+ Huân chương Lao động hạng Ba.
 
Phùng Văn Hiến.
Năm sinh: 15/6/1934.
Quê quán: xã Châu Nguyên, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
Chức vụ: Tham gia cách mạng năm 1952, vào bộ đội thuộc Sư đoàn 312, từng chiến đấu tại các chiến trường: Điện Biên Phủ, Quảng Trị, chiến trường Nam Lào, chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, Quân hàm Trung tá. 1978 công tác tại Ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương, Vụ trưởng vụ Hồ sơ, Chánh văn phòng Ban Bảo vệ nội bộ chính trị Trung ương.
Khen thưởng:
+ Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng
+ Huân chương Chiến công hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba.
+ Huân chương Chiến sĩ hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba.
+ Huân chương Kháng chiến hạng Nhất.
+ Huân chương Lao động hạng Nhì, và nhiều phần thưởng cao quí khác.
 
Phùng Khắc Bình.
Năm sinh: 4/1/1950
Quê quán: thôn Vĩnh Lộc, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
Trình độ: Năm 1968 đến 9/1972, cử nhân toán học Đại học Tổng hợp. Cử nhân Lý luận chính trị. Tiến sĩ Triết học tại Đại học Tổng hợp quốc gia Anma Ata Kadăctan năm 1986.
Nhập ngũ QĐND Việt Nam năm 1972 - 1975, đơn vị: D1, E202, Quân đoàn I.
Chức vụ: Phó vụ trưởng Vụ Công tác Chính trị và học sinh, sinh viên, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên - Bộ Giáo dục năm 1999.
Khen thưởng:
+ Huy chương Kháng chiến hạng Nhì.
+ Huân chương Lao động hạng Nhì.
 
Phùng Văn Ổn.
Năm sinh: 12/3/1955
Quê quán: phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đảng viên: 15/6/2000.
Trình độ: Tiến sĩ.
Chức vụ: Phó trưởng Khoa Đại học Hàng Hải Việt Nam; Giám đốc Trung tâm Công nghệ Thông tin - Bộ Giao thông Vận tải; Giám đốc Trung tâm Tin học Văn phòng Chính phủ.
Khen thưởng:
+ Huân chương Lao động hạng Ba năm 2007.
+ Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2012.
+ Huân chương Lao động hạng Nhì vì thành tích cống hiến năm 2015.
+ Huân chương Lao động hạng Nhất của nhà nước Lào (2014) vì thành tích đóng góp xây dựng nền tảng Chính phủ điện tử tại Văn phòng Chính phủ Lào.
+ Được tổ chức IDG quốc tế bình chọn là lãnh đạo Công nghệ thông tin tiêu biểu Đông Dương năm 2017.
+ Được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam vinh danh trí thức Khoa học Công nghệ Việt Nam tiêu biểu năm 2017.
Đóng góp cho khoa học và đào tạo:
+ Có 17 Công trình nghiên cứu đã công bố trên các Tạp chí khoa học và đăng trong các Kỷ yếu Hội thảo quốc gia. Chủ nhiệm 7 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, tham gia 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước.
+ Viết một số sách giảng dạy đại học.
+ Hướng dẫn trên 40 học viên bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ.
 
Phùng Anh Tuấn
Năm sinh: 4/7/1958.
Quê quán: xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Vào Đảng: Ngày 30 tháng 3 năm 1987.
Chức vụ: Phó chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Đảng viên, Vụ Trưởng Vụ Cán bộ các bộ, ban, ngành Trung ương (Vụ 4) thuộc Ban Tổ chức Trung ương Đảng CSVN.
Khen thưởng:
+ Huân chương Chiến thắng hạng Ba.
+ Huân chương Lao động hạng Ba.
 
Phùng Khánh Tài.
- Năm sinh: 31/1/1973
- Quê quán: xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà nội.
- Trình độ: Thạc sĩ.
- Chức vụ: Ủy viên Thường vụ Trung ương đoàn, Trưởng Ban Quốc tế Trung ương đoàn; Ủy viên Thường vụ Đảng ủy cơ quan, Ủy viên Ủy Ban, Chánh Văn phòng Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
- Khen thưởng:
+ Bằng khen Chính phủ.
+ Huy chương vì thế hệ trẻ và nhiều phần thưởng cao quí khác.
 
Phùng Văn Hùng.
Sinh năm: 6/4/1960.
Dân tộc: Kinh.
Quê quán: xã Thái Sơn, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.
Đảng viên: Ngày vào Đảng 8/9/1989  ngày chính thức 8/9/1990.
Trình độ: Tiến sỹ kinh tế, Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Kỹ sư chế tạo máy, Cử nhân Luật, Cử nhân Anh văn, Cao cấp lý luận.
Chức vụ: Giám đốc Trung tâm Thông tin Thư viện và Nghiên cứu khoa học - Văn phòng Quốc hội, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Phó chủ tịch nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Italia.
Khen thưởng: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
 
Phùng Hồ Hải.
- Năm sinh: 3/1/1970.
-Quê quán: Xã Bùi Xá, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
-Chức vụ: Viện trưởng Viện Toán học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Sinh ra trong gia đình có truyền thống làm khoa học (bố là Giáo sư, Tiến sĩ Phùng Hồ). Có nhiều công trình được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín, có thành tích khoa học xuất sắc. Được mời làm việc tại các viện nghiên cứu danh tiếng thế giới như: Viện Max - Planck Toán học, Bonn (Đức), Trung tâm vật lý lý thuyết ICTP Triêste (Italia), Viện nghiên cứu khoa học về toán MSRI, Berkeley (Mỹ). Nhận giải thưởng Viện Toán học năm 2003, giải thưởng Baedeker dành cho luận án tiến sĩ khoa học xuất sắc nhất của Trường Đại học Duisburg - Essen, Đức năm 2005, giải thưởng Von Kaven của quỹ DFG (Đức) năm 2006, Học bổng Heisenberg của quỹ DFG (Đức) các năm 2005 - 2006, được Viện Hàn lâm Khoa học thế giới thứ ba (TWAS) chọn làm viện sĩ trẻ đại diện cho khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương nhiệm kỳ 2009 - 2013.
 
Phùng Thiên Tân.
Sinh ngày 20/5/1954.
Quê quán: Làng Bố, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa.
Chức vụ: Đại tá Công an , năm 2001: Phó giám đốc Nhà xuất bản Công an nhân dân, phụ trách các tỉnh phía Nam, năm 2009: Giám đốc Nhà xuất bản Công an nhân dân - Bộ Công an.
 
Phùng Hà.
Quê quán: Giao Thủy, Nam Định.
Chức vụ: Cục trưởng cục Hóa chất - Bộ Công thương.
 
Phùng Kim Anh.
Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bưu chính - Viễn thông và Công nghệ  thông tin và Truyền thông Bộ Bưu chính viễn thông.
 
Phùng Thế Long.
Quê quán: Xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Chức vụ:  Quyền Chánh văn phòng Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, Đại sứ Việt Nam tại Ca-ta.
 
Phùng Vinh.
Quê quán: Thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
Chức vụ: Đại tá Quân đội, Vụ trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên.
 
Phùng Đăng Bách.
Chức vụ: Giám đốc Trung tâm Dữ kiện - Tư liệu Thông tấn xã Việt Nam.
 
Phùng Mạnh Đắc
Quê quán: Xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Chức vụ: Viện trưởng Viện Khoa học Mỏ, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
 
Phùng Quang Hào
Quê quán: Xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Chức vụ: Cục trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
 

 PHÓ CỤC, VỤ, VIỆN TRƯỞNG

 
Phùng Thanh Sơn, Phó chánh thanh tra Bộ Tài chính.
Phùng Ngọc Khánh, Phó cục trưởng Cục quản lý giám sát bảo hiểm Bộ công thương.
Phùng Văn Khai, Nhà văn, Phó tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
Phùng Quốc Việt, Tổng biên tập Tạp chí Gia đình và Trẻ em.
Phùng Huy Cẩn, Phó vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng - Bộ VHTTDL.
Phùng Minh Lai, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ khoa học và công nghệ.
Phùng Bảo Thạch, Phó Giám đốc Trung tâm tin học, Phùng Thị Thỏa, Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Thanh tra chính phủ.
Phùng Xuân Kiên, Phó cục trưởng Cục giải quyết khiếu nại, tố cáo và thanh tra khu vực 2, Thanh tra Chính phủ.
Phùng Văn Phách, Phó viện trưởng Viện Địa chất và Địa vật lý biển - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Phùng Thị Huệ, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Trung Quốc - Viện hàn lâm KHXH Việt Nam.
Phùng Xuân Mai, Phó Vụ trưởng Vụ TCTKTTV, Trọng tài kinh tế nhà nước.
Phùng Văn Tửu(Ba Toàn), Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ khí Nông nghiệp.
Phùng Văn kể, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Văn phòng Trung ương Đảng.
 
  

CÁC TỈNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC
TRUNG ƯƠNG

 
Thành phố Hà Nội
Phùng Văn Yên, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Bí thư huyện ủy Ba Vì, Hà Tây.
Phùng Văn Cốc, Trưởng ty Giáo dục tỉnh Hà Tây.
Phùng Văn Thư, Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá tỉnh Hà Tây.
Phùng Minh, Giám đốc Sở Nhà đất.
Phùng Văn Thiệp, Phó giám đốc Sở Nội vụ,
Phùng Thị Hồng Hà, Phó giám đốc Sở Tài chính.
 
 
Tỉnh Lai Châu
Phùng Văn Quế, Phó Chánh văn phòng tỉnh ủy.
 
Tỉnh Hà Giang
Phùng Cao Cường, Giám đốc Sở Y tế.
Phùng Văn Chậm, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường.
 
Tỉnh Sơn La
Phùng Tất Đắc, Phó giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường.
 
Tỉnh Lạng Sơn
Phùng Văn Mục, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
 
Tỉnh Yên Bái
Phùng Thanh Khiết, Phó giám đốc Sở Y tế.                                                                                                                                      Phùng Đức Tứ, Phó giám đốc Sở Nội vụ.
Phùng Văn Bình, Phó giám đốc Sở Tài chính.
 
Tỉnh Quảng Ninh
Phùng Danh Tài, Phó trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp
Phùng Đưc Tín, Phó trưởng ban Ban Quản lý vịnh Hạ Long.
Phùng Danh Đài, Chủ tịch UBNH TP Hạ Long.
 
Tỉnh Bắc Giang
Phùng Văn Minh, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
 
Tỉnh Phú Thọ
Phùng Văn Toàn, Ủy viên Thường vụ tỉnh ủy, Phó chủ tịch HĐND tỉnh.
Phùng Văn Tiến, Trưởng Ban Dân tộc - Tôn giáo.
Phùng Hữu Nghị, Bí thư huyện ủy Cẩm Khê.
 
Tỉnh Tuyên Quang
Phùng Quang Đông, Ủy viên Thường vụ tỉnh ủy, Chủ nhiệm UBKT tỉnh ủy, Bí thư huyện ủy Sơn Dương.
 
Tỉnh Vĩnh Phúc
Phùng Quang Hùng, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Phùng Tiến Bộ, Ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy, Giám đốc Sở Công an.
Phùng Gia Thuận, Giám đốc Sở Giao thông vận tải.
Phùng Văn Tuất, Phó chủ tịch UBND thị xã Phúc Yên.
 
Thành phố Hải Phòng
Anh hùng Phùng Văn Bằng, Bí thư Đảng ủy Ty Bảo đảm Hàng hải, Bộ Giao thông vận tải.
Phùng Văn Thanh, Giám đốc Sở Xây dựng.
Phùng Văn Sinh, Phó Chánh án Tòa án TP Hải Phòng.
Phùng Thị Nghĩa, Phó cục trưởng Cục thuế TP Hải Phòng.
Phùng Minh Chải, Đại tá, Phó chính ủy Bộ chỉ huy Quân sự thành phố Hải Phòng.
Phùng Văn Thuấn, Phó trưởng ban Thi đua khen thưởng thành phố Hải Phòng.
 
Tỉnh Thanh Hóa
Phùng Sĩ Các, Ủy viên Thường vụ tỉnh ủy, Bí thư huyện ủy Hoằng Hóa.
Phùng Bá Văn, Ủy viên thường vụ tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức tỉnh ủy.
 
Tỉnh Quảng Trị
Phùng Xuân Quí, Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch.
 
Tỉnh Thừa thiên - Huế
Phùng Phu, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế.
Phùng Vinh, Phó ban Tuyên giáo tỉnh ủy.
 
Thành phố Đà Nẵng
Phùng Tấn Viết, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
Phùng Văn Thành, Ủy viên Ban thường vụ thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra thành ủy.
 
Tỉnh Bình Thuận
Phùng Thị Thọ, Phó chủ tịch thị xã La Gi.
 
Tỉnh Gia Lai
Phùng Ngọc Mỹ, tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh,
Phùng Xuân Quýnh, Giám đốc sở Y tế.
 
Tỉnh Đắk Lắk
Phùng Văn Định, Phó chủ tịch huyện MĐrắc.
 
Tỉnh Đăk Nông
Phùng Văn Bửu, Chánh thanh tra tỉnh.
Phùng Ngọc Lâm, Phó văn phòng.
 
Tỉnh Lâm Đồng
Phùng Thị Hiền, Phó Giám đốc sở Tài chính.
Phùng Khắc Đồng, Phó chánh văn phòng, Ủy ban nhân dân tỉnh.
 
Thành phố Hồ Chí Minh
Phùng Công Dũng, Phó chủ tịch UBND Quận 8.
 
Tỉnh Kiên Giang
Phùng Văn Thảnh, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.
 

DOANH NHÂN

Phùng Văn Hệ - Nguyễn Thị Mạch, Chủ tịch tập đoàn Bình Minh.
Phùng Danh Thắm, Đại tá, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty Thái Sơn Bộ Quốc phòng.
Phùng Văn Lực, Thạc sĩ, Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc và Thương mại Dịch vụ Tiến Lực.
 

NHÂN SĨ, TRÍ THỨC, VĂN NGHỆ SĨ
VIỆN SĨ, GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ
 

VIỆN SĨ, GIÁO SƯ
Phùng Thị Cúc (Điềm Phùng Thị)- sinh ngày 18/8/1920 tại làng Châu Ê, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế (vùng chung quanh lăng Khải Định hiện nay). Bà là con gái cụ Phùng Duy Cần, quan Tham tri triều Nguyễn, gốc làng Bùi Xá, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh và bà Lê Thị Tào Chút người Vỹ Dạ (Huế). Bà ra đời vào thời gian cụ thân sinh được triều Nguyễn sai đem cả gia đình lên Châu Ê chỉ huy việc xây dựng lăng cho vua Khải Định. Bà có người anh là Phùng Duy Phiên làm Vụ trưởng Vụ Thể thao Ủy Ban Thể thao Quốc gia. Lên ba tuổi mẹ bà mất, mẹ bà được táng ngay trên quả đòi gần công trường xây lăng Khải Định. Năm 1926, lăng Khải Định khánh thành, cụ thân sinh ra bà được cử lên làm Quản Đạo (chức đứng đầu tỉnh) Kon Tum. Từ sáu tuổi đến mười lăm tuổi, bà đã theo cha sống khắp các tỉnh vùng cao nguyên, tại đây bà đã được các ông Công sứ Pháp rất mến, họ dạy cho bà nói tiếng Pháp. Thân sinh của bà rất được dân kính trọng. Năm 1935, người Pháp thấy cụ thân sinh bà được dân yêu mến, tù chính trị có cảm tình, họ nghi cụ là dân Hà Tĩnh sống “nhị” tâm. Triều Nguyễn sợ tương lai không hay sẽ đến với cụ nên họ rút cụ về Huế để tránh sự theo dõi của người Pháp. Vì vậy, bà được về ở nội trú học trường Đồng Khánh. Bà là học sinh giỏi của trường Đồng Khánh và trường Khải Định (Quốc Học).
Năm 1941, bà đỗ tú tài và được ra Hà Nội học bác sĩ nha khoa.
Năm 1946, bà tốt nghiệp nha sĩ tại trường Đại học Y khoa Hà Nội, khóa tốt nghiệp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Sau năm 1946, bà sang Pháp chữa bệnh, sau đó ở lại Pháp làm tiến sĩ nha khoa với đề tài “Tục ăn trầu”.
Đầu năm 1960, bà chuyển sang nghiên cứu điêu khắc. Với niềm đam mê nghệ thuật điêu khắc và tài năng thiên bẩm, Điềm Phùng Thị đã trở thành nữ nghệ sĩ điêu khắc tài hoa nổi tiếng, tên tuổi của bà vang dội khắp châu Âu. Nghệ thuật điêu khắc tuyệt vời đã đưa bà vào hàng những nhà tạc tượng tài ba của thời đại, các tác phẩm của bà được giới yêu nghệ thuật châu Âu ngưỡng mộ.
Năm 1991, bà cùng với Ziao Wou Ki - (họa sĩ trừu tượng nổi tiếng người Trung Quốc, được đứng vào danh sách những tài năng lớn đưa tên vào “Từ điển Larousse: Nghệ thuật thế kỷ XX”. Năm 1992, Điềm Phùng Thị được bầu làm Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm khoa học, Văn học và Nghệ thuật châu Âu. 36 tượng đài của bà được đặt trên nhiều nơi trên đất Pháp. Bà dành một tác phẩm tiêu biểu nhất của mình tặng Tòa Đại sứ Việt Nam tại Pháp (số 62-66 Rue Boileau, Quận 16, Pari).
Tháng 12 năm 1994, nhà trưng bày nghệ thuật Điềm Phùng Thị, với 175 tác phẩm đã được khánh thành tại biệt thự số 1 Phan Bội Châu, Huế.
Biết mình đã quá tuổi đông, bà đã công bố tặng toàn bộ tài sản nghệ thuật của bà cho thành phố Huế. Đồng thời bà xin nhà nước được xây cho mẹ bà và cho vợ chồng bà hai khu lăng theo phong cách Điềm Phùng Thị - nơi hơn 70 năm trước thân mẫu bà đã được táng ở đó. Khu lăng vừa xây xong, bác sĩ nha khoa Bửu Điềm qua đời (15/3/1997) hưởng thọ 79 tuổi. 5 năm sau bà ngã bệnh tai biến và qua đời ngày 20/1/2002, hưởng thọ 82 tuổi. Bà qua đời nhưng sự nghiệp nghệ thuật của bà còn lại cho muôn đời sau. Bà là một kỳ nữ họ Phùng đứng trong hàng ngũ những người anh hùng văn hóa dân tộc ở chốn vĩnh hằng[3]
Phùng Hữu Phú, Nhà giáo ưu tú, Giáo sư, Tiến sĩ sử học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Quê quán: Xã Đại An,  huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Phùng Văn Tửu, Giáo sư Văn học nước ngoài Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, Nhà giáo Ưu tú, Giải thưởng Nhà nước, về văn học nghệ thuật, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2017. Quê quán: Xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Phùng Hồ, Giáo sư Tiến sĩ Vật lý. Quê quán: Bùi Xá, Đức Thọ, Hà Tĩnh.
Giáo sư TSKH Phùng Hồ Hải, Quê: Bùi Xá, Đức Thọ, Hà Tĩnh. Viện trưởng Viện toán học. (con trai Giáo sư Phùng Hồ).
Phùng Xuân Nhạ, GS TS Kinh tế. Quê quán: tỉnh Hưng Yên.
NGND Phùng Hồng Quỳ, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Múa Việt Nam (Hội NSM Việt Nam, số 110. 11/2009. Kỷ niệm 50 năm thành lập 25/10/1959 - 25/10/2009).
Phùng Tửu Bôi, Giáo sư, quên quán: xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
 
 
PHÓ GIÁO SƯ
PGS.TS Phùng Minh Hiến, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Quê quán: TT Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Phùng Duy Dũng, PGS.TS, Viện Cơ học ứng dụng thành phố Hồ Chí Minh, quê quán: Hà Tĩnh.
Phùng Thị Huệ, PGS, Tiến sĩ Lịch sử, quê quán: Xã Thái Sơn, huyện An Lão, Hải Phòng.
Phùng Trung Tập, PGS, Tiến sĩ Luật.
Phùng Mạnh Đức, Phó giáo sư Tiên sĩ CNKT. Quê quán: xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.
Phùng Tô Hằng, Phó Giáo sư tiến sĩ Vật lý. Quê quán: xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.
 
TIẾN SĨ
Phùng Văn Bảng, Tiến sĩ Địa lý - Địa chất, xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.
Phùng Mạnh Đắc, Tiến sĩ CNKT, xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.
Phùng Lê Ánh, Tiến sĩ Dược, xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.
Phùng Văn Chương, Tiến sĩ Công nghệ Thông tin, xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.
Phùng Liên Đoàn, Tiến sĩ Vật lý hạt nhân, xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.
Phùng Tô Hằng, Tiến sĩ Vật lý, xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.
Phùng Minh Hoàng, Tiến sĩ Công nghệ Thông tin, xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.
Phùng Đức Long, Tiến sĩ Địa cơ học, xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.
Phùng Quốc Thanh,Tiến sĩ Vật lý, xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.
Phùng Mạnh Tiến, Tiến sĩ Xây dựng, xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.
Phùng Mạnh Tuân, Tiến sĩ xây dựng, xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.
Phùng Thảo, Tiến sĩ Lịch sử, xã Thái Sơn, An Lão, Hải Phòng.
Phùng Văn Phúc, Tiến sĩ Thủy lợi, làng Xâm Bồ, phường Nam Hải, quận Hải An (quê gốc xã Thái Sơn, An Lão, Hải Phòng).
Phùng Thanh Chương, Tiến sĩ luyện kim, xã Thái Sơn, An Lão, Hải Phòng.
Phùng Thị Huệ, Tiến sĩ Lịch sử, xã Thái Sơn, An Lão, Hải Phòng.
Phùng Văn Hùng, Tiến sĩ Kinh tế, xã Thái Sơn, An Lão, Hải Phòng.
Phùng Văn Thanh, Tiến sĩ Kinh tế, xã Thái Sơn, An Lão, Hải Phòng.
Phùng Mạnh Dương, Tiến sĩ Công nghệ điện tử, xã Thái Sơn, An Lão, Hải Phòng.
Phùng Đức Lâm, Tiến sĩ Y học, xã Thái Sơn, An Lão, Hải Phòng.
Phùng Hồ: Sinh năm 1938, tốt nghiệp ĐH tổng hợp, ngành Vật lý vô tuyến ở Kiev Liên Xô năm 1965, bảo vệ PTS khoa học toán lý (nay là tiến sỹ) năm 1968, được phong PGS năm 1984, được phong GS năm 1996, nguyên Chủ nhiệm bộ môn vật lý chất rắn và bộ môn vật lý và công nghệ vật liệu điện tử, viện Vật lý kỹ thuật, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Phùng Duy Dũng, sinh năm 1943, (con cụ Phùng Duy Phiên) tốt nghiệp đại học ngành cơ khí chính xác ở CH DC Đức và bảo vệ Tiến sỹ cũng ở CHDC Đức, được phong PGS cán bộ giảng dạy Trường ĐHBK Hà nội sau chuyển vào TP Hồ Chí Minh, đã mất ở TP HCM.
Phùng Hồ Hải, sinh năm 1970, con GS Phùng Hồ, năm 1986 đang học lớp 11 đạt giải ba Ôlimpic toán quốc tế ở Balan, năm 1992 tốt nghiệp ĐH ngành toán ở Matskva LB Nga, năm 1996 bảo vệ luận án tiến sỹ toán lý ở CHLB Đức, năm 2004 bảo vệ luận án tiến sỹ khoa học ở CHLB Đức, năm 2006 được phong PGS toán học, năm 2012 được đặc cách phong GS, hiện nay là nghiên cứu viên cao cấp, Giám đốc Viện toán học thuộc Viện Hàn lâm khoa học tự nhiên và công nghệ Việt Nam, Tổng thư ký Hội Toán học Việt Nam.
Phùng Duy Quang, sinh năm 1975, con ông Phùng Duy Thắng, năm 1997 tốt nghiệp khoa Toán ĐH SP Hà Nội 1,  bảo vệ luận án tiến sỹ toán học năm 2012, hiện nay là giảng viên chính, chủ nhiêm khoa toán trường ĐH Ngoại thương.
Phùng Duy Hồng Sơn, sinh năm 1981, con trai ông Phùng Duy Oánh , năm 2006 tốt nghiệp ĐH Y khoa Mat skva, năm 2011 bảo vệ luận án tiến sỹ y khoa ở ĐH Y khoa Mat skva chuyên ngành giải phẫu tim, hiện nay là bác sỹ giải phẫu tim bệnh viên Việt Đức Hà Nội.
Phùng Thị Kiều Hà, sinh năm 1978, con gái GS Phùng Hồ, năm 2001 tốt nghiệp khoa Điện tử viễn thông ĐH Bách khoa Hà Nội, năm 2002 bảo vệ luận văn thạc sỹ ở Ytalia, năm 2014 bảo vệ luận án tiến sỹ ỏ Vương quốc Bỉ, hiện nay là giảng viên ở Viện Điện tử Viễn thông ĐHBKHN.
Phùng Xuân Lan, sinh năm 1981, con gái ông Phùng Như Xuân (em trai Phùng Hồ), năm 2004 tốt nghiệp khoa Chế tạo máy, ĐH Bách khoa Hà Nội, được công nhận là thủ khoa xuất săc, được vinh danh ở Văn Miếu Quốc Tử Giám, năm 2008 bảo vệ luận văn thạc sỹ ở Hàn Quốc, năm 2017 bảo vệ luận án tiến sỹ ngành chế tạo máy ở ĐH Bách khoa Hà Nội, hiện nay là phó chủ nhiệm bộ môn Công nghệ chế tạo máy ĐHBKHN.
Phùng Viết Điều, Tiến sĩ Lịch sử.
Phùng Khắc Bình, Tiến sĩ Triết học.
Phùng Văn Tiến, Tiến sĩ Nông nghiệp.
Phùng Văn Vinh, Tiến sĩ Vật lý.
Phùng Thị Vân Anh, Tiến sĩ Kinh tế.
Phùng Tuấn Giang,Tiến sĩ Y học.
Phùng Thế Tám. Năm sinh: 20/1/1965. Quê quán: Huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.
Trình độ: Tiến sĩ, chuyên ngành Chính trị, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
Công tác Học viện Hàng không Việt Nam.
Phùng Diệu Linh, Tiến sĩ VHHN.
Phùng Hà, Tiến sĩ.
Phùng Văn Ổn, Tiến sĩ.
  

NHÀ VĂN, NHÀ THƠ

Phùng Quán.
Năm sinh: 1/1932.
Quê quán: Xã Thủy Dương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa thiên - Huế.
Hội viên Hội nhà văn Việt Nam.
Năm 1945: Tham gia vệ quốc đoàn, chiến sĩ trinh sát trung đoàn 101, sau đó tham gia thiếu sinh quân liên khu 4, Đoàn văn công liên khu 4.
Năm 1954: Làm việc tại Tạp chí VNQĐ.
Tác phẩm:
+ Vượt Côn Đảo.
+ Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo.
+ Trên bờ Hiên Lương.
+ Thạch Sanh cháu Bác Hồ.
+ Cuộc đời đôi dép cao su.
+ Tuổi thơ dữ dội.
+ Dũng sĩ chống càn, Người du kích hói đầu.
+ Tiếng đàn trong rừng thẳm,và nhiều tác phẩm khác.
Khen thưởng:
+ Giải ba, giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam (1954 - 1955) cho tiểu thuyết Vượt Côn Đảo.
+ Giải A, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam cho tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội năm 1987.
Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 1987.
Phùng Quán mất ngày 22/1/1995 tại Hà Nội.
Ở Huế chính quyền địa phương đặt tên một con đường mang tên Phùng Quán.
 
Phùng Văn Tửu
Năm sinh: 10/4/1935.
Quê quán: Xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Hội viên Hội Nhà Văn VIệt Nam.
Từ 1959 đến 2002, ông giảng dạy môn văn học Phương Tây tại các trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Sư phạm Vinh, Đại học Sư phạm Hà Nội.
Ông là Giáo sư, Nhà giáo ưu tú.
Tác phẩm:
+ Victor Hugo(nghiên cứu 1978).
+ Louis Agon(nghiên cứu 1987, 1997).
+ Tiểu thuyết Pháp hiện đại - những tìm tòi đổi mới (nghiên cứu 1990, 2002).
+ Tiểu thuyết Pháp bên thềm thế kỷ XXI (nghiên cứu 2001, 2005).
+ Người đi xuyên tường (dịch, 1983).
+ Ông bạn đẹp (dịch, 1989).
+ Mười giờ rưỡi đêm hè (dịch, 1990).
+ Bọn làm bạc giả (dịch, 1992).
+ Tác phẩm Aragon (dịch, 1997).
+ Cháu ông Rameau (dich, 2006).
Giải thưởng:
+ Giải thưởng nhà nước về văn học.
 
Phùng Ngân Vịnh
Năm sinh: 14/2/1942
Quê quán: Xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Tác phẩm đã xuất bản:
+ Tình yêu nhận từ đất (Thơ, 1977).
+ Bóng rừng trong mưa (Thơ, 1984).
+ Ếch con và hoa sen (Thơ thiếu nhi, 1996).
+ Hoàng hôn mây bay (Thơ, 1991).
+ Tiếng đàn của dế (Thơ thiếu nhi, 1996).
+ Ngày thường đam mê (Thơ, 1996).
Khen thưởng:
+ Giải nhì cuộc thi thơ Tạp chí VNQĐ, năm 1984.
+ Giải nhì cuộc thi thơ Báo Phụ nữ, năm 1994.
 
Phùng Ngọc Hùng
Năm sinh: 29/12/1950.
Quê Quán: Xã Nghi Hương, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Tác phẩm:
+ Bé Hương và mèo con (thơ, 1989).
+ May áo cho mèo (thơ, 1992).
+ Khoảng trời thẫm (thơ, 1996).
+ Chùa tiên, giếng tiên (thơ, 1997).
 + Gọi bạn (thơ, 1999).
 + Trẻ em và biển (thơ,2001).
Giải thưởng văn học:
+ Giải thưởng thơ viết cho nhi đồng do Trung ương Đoàn và Hội Nhà văn tổ chức năm 1987.
+ Giải thưởng văn học thiếu nhi Hội Nhà văn năm 1989 (giải B cho tập Bé Hương và mèo con).
+ Giải thơ báo Văn nghệ các năm 1990, 1995, 2000.
+ Giải thưởng cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi năm 2001 - 2002. 
 
Phùng Thiên Tân
Năm sinh: 20/5/1954.
Quê quán: Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Tác Phẩm:
+ Lũ trẻ ngã ba Bùng (truyện thiếu nhi, 1982).
+ Hồ sơ chưa kết thúc (tiểu thuyết, 1984,1985).
+ Sống để đời yêu (tiểu thuyết, 1986, 1996).
+ Chuyện tình mù quáng (tiểu thuyết, 1988).
+ Vị chát đầu tiên trong đời (tiểu thuyết, 1988), Nghĩa hiệp (truyện ký, 1990).
+ Giây phút ấy đã qua (truyện ngắn, 1993).
+ Cảm nhận (thơ, 1994).
+ Chiều mưa xưa (truyện ngắn, 1997).
 
Phùng Cung.
Năm sinh: 18/7/1928.
Quê quán: Xã Hồng Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Yên. Từ tháng 9/1945 đến tháng 10/1947: Chủ tịch liên xã Hồng Châu - Liên Châu.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Ông mất: 9/5/1998.
 
Phùng Văn Ong.
 Năm sinh: 1926.
 Quê quán: Xã Thái Sơn, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.
Hội viên hội nhà văn Hải Phòng.
Tác phẩm:
+ Cha và con - Tập truyện ngắn, NXB Lao động, 1962.
+ Trận địa ở đây - Tập truyện ngắng (in chung), NXB Lao động, 1967.
+ Chuyện gia đình - Tập truyện ngắn, NXB Hải Phòng, 1984.
+ Chị gái tôi - Tập truyện ký, NXB Hải Phòng.
+ Nỗi ám ảnh khôn nguôi - Tập truyện ngắn, NXB Hải Phòng, 1997.
+ Vùng sâu - Tập truyện ngắn, NXB Hải Phòng, 2004.
+ Cây phượng già - Tập truyện ngắn, NXB Quân đội nhân dân, 2010.
+ Số phận nghiệt ngã - Tiểu thuyết, NXB Quân đội nhân dân, 2009.
+ Chiến hào - Truyện dài, NXB Văn học, 2015.
+ Giữa lòng thành phố - Tiểu thuyết, NXB Văn học, 2015.
+ Chuyện ở xã - Tiểu thuyết, NXB Văn học, 2015.
Khen thưởng:
+ Giải nhì truyện ngắn “Em gái tôi” giải báo Hải Phòng Kiến thiết và tặng phẩm của Thành ủy Hải Phòng năm 1962.
+ Giải ba Giải thưởng Văn học nghệ thuật thành phố Hoa phượng đỏ - tác phẩm “Người cùng họ” (truyện ngắn) năm 1998.
+ Tặng thưởng Văn học nghệ thuật Việt Nam, Bộ môn Văn học năm 1998 tập truyện ngắn “Nỗi ám ảnh khôn nguôi”- Giải thưởng người cao tuổi.
+ Tặng thưởng Văn học nghệ thuật Việt Nam, Bộ môn Văn học năm 2004 tập truyện ngắn “Vùng sâu” - Giải thưởng người cao tuổi.
+ Giải nhất truyện ngắn “Một chuyện tình” - Giải thưởng cuộc thi thơ và truyện ngắn của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hải Phòng năm 2005.
+ Tặng thưởng của Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam - Huy chương Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2003.
 
Phùng Khắc Bắc.
Năm sinh: 1944.
Quê quán: Huyện Thạch Thất, Hà Tây nay TP Hà Nội.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Tác phẩm:
+ Một chấm xanh.
 
Phùng Văn Khai
Năm sinh: 1973.
Quê quán: Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Tác phẩm:
+ Khúc dạo đầu của Binh nhì, NXB Quân đội, năm 1998.
+ Đêm trăng thiêng, NXB Hội Nhà văn, năm 2000.
+ Truyện ngắn Phùng Văn Khai, NXB Quân đội, năm 2006.
+ Tập thơ Lửa và hoa, NXB Hội Nhà văn, năm 2003.
+ Tiểu thuyết Hư thực, NXB Hội Nhà văn, năm 2009.
+ Tiểu thuyết Hồ đồ, NXB Hội Nhà văn, năm 20010.
+ Phác họa các chân dung văn học, NXB Hội Nhà văn, năm 2007.
+ Các chân dung văn học, tướng lĩnh (3 tập), NXB Hội Nhà văn, năm 2012.
+ Tiểu thuyết lịch sử Phùng Vương, NXB Hội Nhà văn, năm 2014.
Khen thưởng:
+ Giải thưởng Tạp chí VNQĐ 2004.
+ Giải thưởng VHNT Hưng Yên 2004, 2009, 2016.
+ Giải thưởng 5 năm Bộ Quốc phòng 2004, 2009, 2014.
+ Giải thưởng Ban Tuyên giáo TW năm 2014.
 

 NGHỆ SỸ, ĐẠO DIỄN

 
NSND (Nghệ sỹ múa) Phùng Thị Nhạn.
NSND Phùng Huy Bính Họa sĩ sân khấu.
NSUT Phùng Biển, Đạo diễn truyền hình, nhà quay phim Đài truyền hình Việt Nam.
NSUT Phùng Ty, Đạo diễn truyền hình, nhà quay phim Hãng phim Tài liệu Khoa học Trung ương.
NSUT Đại tá Quân đội Phùng Bá Gia, nhà quay phim, Đạo diễn truyền hình.
NSUT Đại tá Phùng Đệ, Điện ảnh Quân đội.
 

 NHÀ BÁO

 
Phùng Thảo, Tổng biên tập Tạp chí Sinh hoạt chi bộ thành ủy Hải Phòng.
Giám đốc, Tổng biên tập Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng.
Phùng Kim Lân, Đại tá, Phó Tổng biên tập báo Quân đội nhân dân.
Phùng Văn Khai, Phó tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam.
Phùng Công Sưởng, Phó tổng biên tập Báo Tiền phong.
Phùng Quốc Việt, Phó tổng biên tập Tạp chí Gia đình và trẻ em.
Phùng Thị Khánh, Phóng viên Báo Hải Phòng
Phùng Anh, Phóng viên Đài truyền hình Việt Nam.
Phùng Nguyệt Hà, Phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam.
Phùng Hiệp,Phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam.
Phùng Sơn, phóng viên Đài truyền hình Việt Nam
Phùng Đắc Tư, phóng viên chiến trường Báo Phòng không - Không quân.
+ Sinh năm: 1/4/1943.
+ Quê quán: Thôn Vân Trai, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, thành Phố Hà Nội.
+ Trình độ: Cử nhân toán, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1964 - 1965.
+ Nhập ngũ tháng 8/1964, biên chế các đại đội: 1, 3, 4 Tiểu đoàn 24 cao xạ quân khu Tây Bắc. 1965 - 1966 cán bộ khung thuộc Trung đoàn 267, Sư đoàn 363 Hải Phòng bảo vệ thành phố cảng Hải Phòng. 1968 được điều về cục Chính trị QCPK - KQ làm phóng viên báo quân chủng. Tháng 2/1968 là phóng viên thuộc Trung đoàn 241 cao xạ bảo vệ Khe Sanh trong chiến dịch tổng công kích mùa xuân nổi dậy 1968, tháng 6/1968 trở ra, tháng 3/1968 là phóng viên tham gia chiến dịch Quảng Trị. Tháng 8/1972 ra Bắc, tham gia trọn chiến dịch Điện Biên Phủ trên không. 4 giờ sang ngày 17/12/1972, có mặt kịp thời tại điểm  B52 rơi (cánh đồng Chuông - Phủ Lỗ) viết tin thông báo chiến thắng giặc Mỹ xâm lược. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh 1975, được phân công theo sát phi đội quyết thắng ném bom Dinh Độc Lập là một trong những người có mặt ngay sau khi Sài Gòn được giải phóng. Năm 1977, làm giáo viên trường văn hóa PK - KQ. Năm 1989 nghỉ hưu với quân hàm Thiếu tá (theo chế độ 47 QĐ). Ông tham gia quân đội nhân dân Việt Nam tròn  25 năm.
Phùng Văn Tiến, Đài THVN.
Phùng Anh,Đài THVN.
Phùng Trang, Truyền hình Thông tấn xã Việt Nam.
Phùng Văn Sang, sinh năm 1966
Quê quán: Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
Chức vụ: Đại tá, Biên tập viên Điện ảnh quân đội nhân dân.
Tác phẩm:
- Chuyện rau xanh lên đồi - Huy chương vàng Liên quan Truyền hình quân đội.
- Chuyện cái thớt - Huy chương vàng Liên quan Truyền hình quân đội.
- Truyền hình về bản - Huy chương bạc Liên quan Truyền hình quân đội.
- Ông Đắc làm cầu - Huy chương bạc Liên quan Truyền hình quân đội.
- Nỗi lo mùa tuyển quân - Huy chương bạc Liên quan Truyền hình quân đội.
- Mãi còn tình nghĩa bên nhau - Giải C Bộ Quốc phòng. Văn học nghệ thuật - BC Ba nước Đông Dương.
Phùng Việt Anh, Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.
Phùng Hiệu, Sinh ngày 24/6/1976. Quê quán: Hòa Châu, Hòa Vang, Đà Nẵng. Thường trú: 148/2, đường Nguyễn Hữu Dật, quận Tân Phú, Hồ Chí Minh. Chức vụ: Trưởng cơ quan đại diện phía Nam Báo Pháp luật Môi trường.

 


[1] . Theo lời kể của phu nhân đồng chí Phùng Quang Bích - bà Đinh Thị Kim Thoa.
[2] . Cuộc đời và trận mạc, Thiếu tướng Phùng bá Thường, NXB QĐND, năm 2011.
[3] . Theo sách: Chuyện Quý bà giữa đời thường và trong cung cấm.