(Thứ bảy, 22/06/2024, 09:50 GMT+7)

Giáo sư Trần Quốc Vượng được coi là một trong “Tứ trụ” của ngôi nhà “Sử học Việt Nam”. Ông là nhà nghiên cứu khoa học đa tài, gia sản của ông để lại hàng nghìn trang viết có giá trị về lịch sử, khảo cổ học, dân tộc học, tâm lý học, văn học nghệ thuật… Điều mà dễ cảm nhận được là qua những bài viết của ông là sự giàu có về vốn sống, sự tinh tế, sắc sảo, thâm sâu trong cách nhìn và luận giải vấn đề trình bày, không đi theo lối mòn, lối nghĩ bảo thủ, nhàm chán, nặng về kinh nghiệm và lựa ý đám đông. Ông thích sáng tạo tìm cái mới và suy ngẫm theo cách riêng mang cá tính Trần Quốc Vượng. Có thể khẳng định ông là: “Nhà khoa học phản biện uyên thâm, toại lý, trọng tình và nhân hậu”; bởi sinh thời, ông có những quan điểm khoa học đem đến những tranh luận nẩy lửa, để rồi sau đó được minh giải và thuyết phục. Cũng có những khám phá và luận điểm mà Giáo sư Trần Quốc Vượng đưa ra, cho đến nay vẫn là những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu. Chính vì thế mà mỗi câu chữ, quan điểm của Giáo sư đưa ra đều hấp dẫn sự quan tâm của người đọc và người nghe. Chúng ta chưa thể đánh giá mà chỉ thành kính tôn vinh những công lao của Giáo sư Trần Quốc Vượng trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa, văn nghệ dân gian nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng.

Nhân Kỷ niệm 19 năm ngày từ giã cõi trần của Giáo sư Trần Quốc Vượng (8/8/2005-8/8/2024). Tôi xin bày tỏ nội dung cần trình bày “Giáo sư Trần Quốc Vượng với Văn hóa Xứ Đoài”.

Ngay từ cuối những năm 1950. Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, những người thầy giáo trẻ thuộc thời đại mới, phần lớn ở độ tuổi ngoài đôi mươi, đã nhanh chóng hoàn thành một khối lượng công việc lớn dịch từ văn bản chữ Nho và chữ Nôm các tư liệu: Việt Nam sử lược, hiệu đính Dư địa chí, Quân trung từ mệnh tập, Chế độ ruộng đất, Kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ và đặc biệt là các bộ giáo trình Chế độ cộng sản nguyên thủy ở Việt Nam, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam (3 tập). Những ấn phẩm này dung làm tài liệu giảng dậy, học tập Khoa Lịch sử và nhiều cơ sở đào tạo khác trong nhiều chục năm đến nay. Hà Nội cũ đặc trưng của văn hóa Thăng Long. Hà Nội mở rộng có thêm văn hóa Kinh Bắc và văn hóa Xứ Đoài, hợp thành vùng đất cổ giàu bản sắc dân tộc Việt. Với hệ thống di tích lịch sử, văn hóa linh thiêng phong phú, cùng các loại hình di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, tập quán sinh hoạt dân gian đa dạng. Văn hóa Xứ Đoài đóng vai trò đáng kể trong Thăng Long xưa cũng như Hà Nội mở rộng ngày nay.

Xứ Đoài xưa là vùng dân cư nằm phía Tây và Tây nam Hà Nội. Khi hội nhập vào văn hóa Thăng Long, văn hóa Xứ Đoài đã góp cho kho tàng văn hóa dân gian “Thăng Long-Hà Nội” ngày càng thêm đa dạng, đầy dặn và phong phú hơn. Sự hào hoa của văn hóa Thăng Long tạo một sắc thái, đa mầu mới cho văn hóa Xứ Đoài, sự sâu lắng, đa dạng, thuần khiết của văn hóa Xứ Đoài đã tạo nên những mảng khối, đường nét và mầu sắc phong phú cho văn hóa Thăng Long. Những giá trị di sản văn hóa Thăng Long và văn hóa Xứ Đoài được hội tụ, kết tinh lan tỏa trở thành mạch ngầm chảy mãi, xứng danh là vùng đất văn hiến ngàn năm văn vật có bề dầy trầm tích bậc nhất của đất nước Việt Nam chúng ta.

Trong bài viết Đường Lâm dưới góc nhìn địa - văn hóa - lịch sử, Giáo sư Trần Quốc Vượng cũng đã khẳng định: "Đường Lâm là vùng đất Việt cổ của người xưa. Đường Lâm tựa lưng vào núi Tản, mặt ngoảnh nhìn ra sông Tích, sông Đà. Đường Lâm sẽ trường tồn và phồn vinh cùng non sông đất nước - Đường Lâm xứng danh một địa chỉ Bộ VHTTDL công nhận Di tích lịch sử văn hóa kiến trúc nghệ thuật quốc gia đã gần 20 năm 2005-2024". Chỉ cách trung tâm Hà Nội hơn 40km, Đường Lâm là một di tích độc đáo khi còn hội đủ các giá trị văn hóa của làng Việt cổ Việt Nam. Đây là nơi bảo tồn, lưu giữ một kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể quý báu của một vùng đất cổ - Trung tâm của nền văn hóa Xứ Đoài.Xứ Đoài nằm dưới chân núi Ba Vì nhìn ra ngã ba Bạch Hạc, là nơi hợp lưu của ba con sông lớn là (sông Thao, sông Đà và sông Lô) để rồi tụ thủy ở đầu sông Cái. Vì thế, nó mang đầy đủ đặc điểm tự nhiên điển hình của vùng đồng bằng châu thổ Bắc bộ, với địa hình bán sơn địa núi đồi xen kẽ đồng bằng, đồng chiêm ô trũng xen kẽ với những đầm hồ vực lớn cùng mạng lưới hệ thống sông ngòi dày đặc gồm: Sông Hồng, sông Đà, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tích, sông Hát, sông Bùi, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Mang Giang, sông Cà Lồ, sông Sa… đã tạo thành nguồn phù sa trù phú, thích hợp với cơ tầng văn hóa nông nghiệp của khu vực này. Và đặc trưng địa lý, lối sống nông nghiệp, cùng với truyền thống lịch sử, đã góp phần tạo nên cá tính con người Xứ Đoài sở hữu nhiều đức tính, cần cù chịu khó nhưng không kém phần mơ mộng, trữ tình.

Xứ Đoài là vùng đất Việt cổ của thành phố Hà Nội (Đoài là phía Tây) - Là vùng đất gốc của người Lạc Việt và nền văn minh Việt cổ thuộc Trấn Sơn Tây (tỉnh Sơn Tây cũ gồm phần lớn đất thị xã Sơn Tây) và phần đất các huyện: Ba Vì, Quốc Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ, Đan Phượng, Phúc Thọ, Hoài Đức, Thanh Oai, Ứng Hòa, Thường Tín, Mỹ Đức. Phú Xuyên, Mê Linh, Thanh Trì.. của thành phố Hà Nội ngày nay. Điển hình cho tâm thức “Tam Giác Châu” của người Việt cổ, bắt đầu từ Ngã ba Bạch Hạc (nơi gặp gỡ giữa 3 con sông: Sông Hồng, sông Đà và sông Lô) - Tận cùng phía Nam Xứ Đoài là Ngã ba Ba Sa qua Hà Đông, Thanh Oai, Ứng Hòa, Thường Tín, Phú Xuyên (nơi hội tụ của 3 con sông: Sông Nhuệ, sông Kim Ngưu, sông Sa) tại địa danh Cống Thần thuộc xã Minh Đức (huyện Ứng Hòa) và tiếp giáp với xã Phú Yên (huyện Phú Xuyên).

Xứ Đoài xưa nằm trong nôi văn minh châu thổ sông Hồng thuộc đất Văn Lang của các Vua Hùng từ buổi đầu dựng nước - Là hợp nhất hai tỉnh Hà Đông (thuộc Trấn Sơn Nam Thượng) và tỉnh Sơn Tây (thuộc Trấn Sơn Tây) thành tỉnh Hà Tây cũ nay thuộc thành phố Hà Nội - Nguyễn Trãi (Danh nhân văn hóa Thế giới Anh hùng giải phóng dân tộc)đãca ngợi: Vùng Xứ Đoài là “Con người thuần hậu, phong tục chất phát” và coi là “Cái Bình phong phên chắn của thành Thăng Long xưa”. Xứ Đoài có núi cao Ba Vì mệnh danh là “Núi Tổ của nước Việt Nam ta”, bởi nó là núi thiêng, trung tâm của những Di tích tôn giáo tín ngưỡng dân gian thờ thần Tản Viên Sơn Thánh, thờ các vị Vua Hùngtừ thời kỳ đầu dựng nước, thờ Hai Bà Trưng, đan xen thờ thần “Tứ Bất Tử” - Phía Nam có dẫy núi đá vôi huyện Mỹ Đức, nơi có nhiều hang động đẹp, nổi tiếng là động Hương Tíchtrứ danh “Nam thiên đệ nhất động”.


Thạc sĩ Phùng Quang Trung (bên trái) - tác giả bài viết

Xứ Đoài có nhiều Di tích tôn giáo tín ngưỡng dân gianđược xếp hạng là Di tích Lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia đặc biệt (Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định xếp hạng). Di tích tôn giáo tín ngưỡng dân giandạng đình tiêu biểu có: Đình So, đình Tây Đằng, đình Tường Phiêu, đình Đại Phùng, đình Thổ Tang, đình Hương Canh, đình Hạ Hiệp, đình Ngọc Phan, đình Mông Phụ, đình Chu Quyến, đình Hoàng Xá, đình Thụy Phiêu... Xứng danh với câu ca dao “Cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài”. Di tích tôn giáo tín ngưỡng dân giandạng chùa là những “Đệ nhất cổ tự cổ trấn” tiêu biểu có: Chùa Hương, chùa Tây Phương, chùa Thầy, chùa Mía, chùa Trăm Gian, chùa Bối Khê, chùa Đậu, chùa Mui, chùa Trầm, chùa Khai Nguyên, chùa So... Được đánh giá là những “Đại danh lam” nổi tiếng không chỉ ở nước ta mà còn được nhiều du khách nước ngoài biết đến. Di tích tôn giáo tín ngưỡng dân gian củaXứ Đoài độc đáo mang yếu tố văn hóa bản địa sâu sắc, có giá trị nghệ thuật kiến trúc điêu khắc với các chất liệu gỗ, đá, đất nung, gốm, sành sứ… được xem là tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam như cây cột bằng gỗ ngọc am gần 1000 năm tuổi ở chùa Thầy; các bộ vì kèo trạm rồng, hoa văn bệ đá trạm những con giống niên đại thời Trần ở chùa Bối Khê; hai pho tượng ướp xác (Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường) ở chùa Đậu; hệ thống tượng cổ truyền ở chùa Tây Phương - chùa Mía; các kiến trúc thời nhà Mạc quý hiếm ở đền Và và chùa Mui; nhiều Đạo giáo đan xen với Phật giáo trong hệ thống “Đan Sơn Tứ Quán” nằm giữa vùng đất: Đan Phượng, Hoài Đức, dọc tuyến sông Đáy, sông Hồng, sông Nhuệ, sông Tích... Di tích tôn giáo tín ngưỡng dân gianở Xứ Đoài gắn liền với hoạt động tôn giáo như: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Đạo giáo, Nho giáo, đạo Tin Lành, đạo Hồi, đạo Hòa Hảo... Các tín ngưỡngdân giannhư: Tản Viên Sơn Thánh, các vị thần Tứ Bất Tử (Tam Vị Thánh Tản, Chử Đồng Tử, Thánh Gióng, Mẫu Liều Hạnh), thờ nhân thần các Vua Hùng từ thời kỳ đầu dựng nước, thờ thần Mặt Trời, thờ Mẫu (Đạo Mẫu, Thánh Mẫu, Mẫu Tam Phủ, Mẫu Tứ Phủ), thờ Thành Hoàng làng, thờ Sinh thực khí (phồn thực), thờ Thủy thần, thờ cây hương, thờ sùng bái tự nhiên, thờ ông Đống và bà Đống, thờcác vịtổ nghề(Xứ Đoài nổi tiếng là đất trăm nghề - Làng nghề - Làng văn)…

Mỗi một Di tích tôn giáo tín ngưỡng dân gianđều thờ phụng một tôn giáo hay tín ngưỡng nhằm tôn vinh những người có công với dân, với nước, với cộng đồng. Thờ cúng thần, thánh, thiên thần, nhân thần.. một biểu tượng có tính truyền thống, nhân văn bản địa dân gian tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về mặt lịch sử, văn hóa, đạo đức, xã hội và hoạt động theo một hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi; hàm chứa tổ chức tôn giáo có ý nghĩa không thể phủ nhận trong việc xây dựng một xã hội mới mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người đang là vấn đề bức xúc đặt ra cả về lý luận và thực tiễn đối với Văn hóa Xứ Đoài.

Xứ Đoài là vùng đất có số lượng Di tích tôn giáo tín ngưỡng dân gianvà danh lam thắng cảnh vào loại mật độ dầy bậc nhất của cả nước. Nằm trong Thủ đô Hà Nội, được thừa hưởng và tiếp cận với tâm điểm “Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội”, là “Phên dậu chắn Thành Thăng Long xưa” nằm trong vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ, có sự hội tụ cả vùng núi, trung du, đồng bằng và vùng chiêm chũng, với 10 dân tộc cùng chung sống, mỗi địa phương lại có phong tục tập quán nồng hậu mang sắc thái riêng, càng tạo ra cho văn hóa Xứ Đoài nhiều thuận lợi hơn trong công tác quản lý Nhà nước.Di tích tôn giáo tín ngưỡng dân gianXứ Đoài phong phú về số lượng, đa dạng về lọai hình và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các di tích được xếp hạng của Hà Nội.

Thạc sĩ Phùng Quang Trung
Nguyên Trưởng phòng Văn học - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch


Sau đây chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết sắc sảo qua những tìm tòi, nghiên cứu của Giáo sư Trần Quốc Vượng.


HÀ TÂY NHÌN TỪ THĂNG LONG HÀ NỘI - VỊ THẾ XỨ ĐOÀI

Dưới sự dẫn dắt của các thầy Giáo sư Trần Đức Thảo, Giáo sư Đào Duy Anh và Giáo sư Trần Văn Giàu, lớp cán bộ trẻ đầu tiên của Khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) đã trưởng thành hết sức nhanh chóng. Trong số này, nổi bật lên, để rồi trở thành những tên tuổi lớn của nền Sử học và Khoa học Xã hội Nhân văn Việt Nam hiện đại - Đó là Tứ trụ huyền thoại “Lâm - Lê - Tấn - Vượng”.

Thứ Nhất, theo Giáo sư Trần Quốc Vượng: Xứ Đoài với vùng (Hà Đông + Sơn Tây cũ) là cửa ngõ của kinh thành Thăng Long xưa và khu vực Hà Nội mở rộng ngày nay. Điều này thì chắc ai cũng biết. Trước 1961, Thanh Trì quê hương của Chu Văn An là thuộc tỉnh Hà Đông, Từ Liêm, Cẫu Diễn thuộc phủ Hoài Đức (Phủ Hoài) cũng có lúc thuộc tỉnh Hà Đông, có lúc lại thuộc tỉnh Sơn Tây.

Nhìn từ Tây sang Nam đến Đông Nam, các cửa ô (ranh giới nội ô và ngoại ô) có thể kể như sau:

1. Ô Cầu Giấy (thời Lý Trần gọi là cử Tây Dương) sâu vào trong một chút trên đường từ Xứ Đoài vào Kinh/Thủ đô là các cửa ô Thanh Bảo, Bảo Khánh (vùng Kim Mã cuối “đường Sơn Tây - Tên đường phố Hà Nội và vùng Bảo/Ngọc Khánh hiện nay”. Hai trận chiến giết tướng giặc Tây dương Francis Garnier và Henri Riviere cuối thế kỷ XIX do quân triều đình, “quân Cờ Đen” kéo từ Sơn Tây xuống là ở vùng không gian này. Chưa kế từ thời Ngô - Đinh - Tiền Lê - Lý - Trần - Hồ - Lê Sơ (thế ký X - XVIII) các nghĩa quân của Phạm Sư Ôn, Trần Tuân… từ Xứ Đoài kéo xuống hay quân của “triều đình” (Ngô Xương Văn) kéo lên đánh “hai thôn Đường - Nguyễn”. Đinh Bộ Lĩnh kéo lên đánh các xứ quân Xứ Đoài (ba xứ họ Kiều - một họ lớn Xứ Đoài). Ngự Man Nương thời Tiền Lê lên Tam Nông đều qua cái không gian lằn ranh nội - ngoại ô này. Trước cuối thế kỳ XIX từ cửa này rẽ trái qua đường Mọc (7 làng Mọc) hay từ cửa Ô Chợ Dừa cũng qua làng Mọc,qua Cầu Đơ mà lên đường Thượng đạo qua Chương Mỹ - Hòa Bình xuống phía Nam sau được nắn lại qua “Cầu Mới” thành quốc lộ 6 cũng qua Cầu Đơ (Hà Đông) mà lên Chương Mỹ - Lương Sơn (Hòa Bình). Hiện vẫn còn từng đoạn dấu vết con đưỡng cũ phía sau (Mọc) Thượng Đình, trước đây mấy năm còn rải đá.

2. Ô Cầu/chợ Dừa (Đại Việt sử lược thế kỷ thứ XIV chép là Da (=Dừa) Thị (=chợ). Cuối thế kỷ thứ XVIII, Hải Thượng Lãn Ông từ Hương Sơn theo (Thiên lý lộ) đến quãng Đuôi Cá (bến xe Nam Hà Nội nay) rẽ qua Khương Thượng cho học trò lậy mừng rồi (thượng kinh) qua ô Cầu Dừa vào Thăng Long chữa bệnh cho Chúa Trịnh Sâm và thế tử Trịnh Cán (xem Thượng kinh ký sự, Lãng Ông tả khá kỹ ô Chợ Dừa và quãng đường đê La Thành ở đó).

3. Ô Cầu Dền (Đại Việt sử lược chép là Triền (=Dền) Kiều (=Cầu): “Thiên lý lộ” (đại thể là quốc lộ 1 nay xuyên đọc Bắc Nam) được xây dựng từng phần từ Tiền Lê rồi hoàn chỉnh “nắn nót” dần qua Lý - Trần - Lê - Nguyễn… trước đó đến quãng Đuôi Cá thì (từ Nam lên) rẽ sang phải theo đường Trương Định - Hoàng Mai (trước đó có cửa ô Trung Hiền phía chợ Mơ). Văn học Dân gian Hà Nội cổ có câu ca dao:

Sống thì canh cửu Tràng Tiền
Chết làm bộ hạ Trung Hiền - Kẻ Mơ

Ở ô cửa Trung Hiền cho đến thời Nguyễn có đền thờ “Dâm Thần” qua Bạch Mai mà vào Kinh qua cửa ô Cầu Dền. Vị quan chức do Huy Quận công Hoàng Đình Bảo sai đi đón Hải Thượng Lãn Ông giã từ Lãn Ông ở Cầu Tiên Đuôi Cá theo đường này vào phủ Chúa tâu việc đón cụ Lãn Ông trước khi Lãn Ông vào phủ Chúa (điều này Thương kinh ký sự cũng ghi rõ).

4. Ô Đầm Lâm (quãng ngã tư Kim Liên - Đại Cồ Việt và Đại học Bách Khoa) có muộn hơn so với cuối thế kỷ XIX, nhà cầm quyền lại năm “thiên lý lộ” Quốc lộ 1 thẳng từ Đuôi Cá qua đường Giải Phóng - Đường Lê Duẩn hiện nay qua ô cửa này mà vào Hà Nội, xẻ đôi hồ 10 Mẫu thành “hồ 3 mẫu” (nay thuộc quận Đống Đa) và “hồ bảy mẫu” (trước thuộc tổng Kim Liên nay thuộc quận Hai Bà Trưng - Còn có tên gọi là Công viên Thống Nhất, rồi Công viên Lê Nin dưới chế độ mới của Thủ đô Hà Nội).

Ca dao Hà Nội thế ký XIX có câu:

Đồng Lâm có vải nâu non
Có hồ cá rộng có con sông bồi

Sông đây là sông Kim Ngưu, danh giới phía Nam xưa giữa nội đô và ngoại đô khi Thanh Trì còn thuộc tỉnh Hà Đông (cũ). Cho nên Xuân Kỷ Dậu 1789, cánh quân Tây Sơn do đô đốc Long (theo Hoàng Lê nhất thống chí) hay đô đốc Đặng Tiến Đông (theo GS. Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn phát hiện ra các tấm bia ở chùa Trăm Gian - Vô Vi và ở Chương Mỹ thuộc Hà Đông) chỉ huy theo đường “Thượng đạo” qua Chương Mỹ xuống đánh ở vùng Cầu Mọc (Nhân Mục Chính kinh - nay là xã Nhân Chính), rồi đánh vào cánh quân Thanh do Sầm Nghi Đống chỉ huy ở Đống Đa với trận “rồng lửa” có sự phối hợp của dân Khương Thượng… thì Đống Đa, Khương Thượng, Nhân Mục khi ấy là thuộc trấn Sơn Nam Thượng - tỉnh Hà Đông ngày sau - chứ Đống Đa... khi ấy chỉ là ở ngoại vi kinh thành Thăng Long - Đông Kinh, mãi sau đến đầu thế ký XX mới thuộc Hà Nội.

5. Ô Đống Mác - Thanh Nhàn là cửa ô Đông Nam nối Thăng Long -Hà Nội với Sơn Nam Thượng - Thanh Trì Hà Đông (cũ). Thanh Trì vốn là huyện Thanh Đàm phủ Thượng Phúc (Thường Tín) đến đời Lê Nhân Tông Duy Đàm, do kỵ húy tên Vua nêm mới đổi từ Đàm (=Đầm) sang Trì (=Ao).

Bàn về tên cửa ô, có người bảo là gọi chệch từ ô Đống Rác mà ra (trước năm 1954 - từ cuối đường phố Lò Đúc đến Thanh Nhàn là một đống rác thải khổng lồ của nội thành), là ô đã xảy ra chiến tranh từ ngoại đô xâm nhập, từ nội đô đánh ra (có thể cuối thế kỷ XVIII) nên nơi này chất Đống giáo Mác... Dễ dàng nhận thấy đây là một sự suy tưởng kiểu từ nguyên học dân gian (Ethymologic populaire). Giả thuyết có lẽ đán tin hơn là cuối đường Lò Đúc thời Lý Trần (theo Thiền uyển tập anh ngữ lục) có một phường được gọi là phường Ông Mạc và ngôi chùa cổ gọi là chùa Ông Mạc (nay ở đường Lò Đúc còn có chùa “Tổ Ông” mà dân Hà Nội gọi chệch ra là chùa Tổ Ong). Cách gọi chệch như thế của người Hà Nội có thể kể ra nhiều ví dụ khác.

Thứ Hai, nghiên cứu ký trên bản đồ, thư tịch cổ kết hợp với điều tra thực địa tác giả bài viết nay đã đi đến kết luận: Xưa kia, khi không gian kinh thành Thăng Long còn là khoảng không gian nằm giữa các song bao bọc theo kiểu nói dân gian:

Nhị Hà quanh Bắc sang Đông
Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này

Thì phần lớn các cửa ô kinh thành đều là cửa trước (Watergate) nằm ở ngã ba sông theo mô hình lược đồ sau: 

Xem thế đủ biết:

1. Đường nước: Các sông Nhị, Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét (Thịnh Liệt), Nhuệ… nối liền Thăng Long - Hà Nội cổ với Xứ Đoài, xứ Nam (Hà Tây nay) với các cửa nước - ngã ba sông là vô cùng quan trọng khi tư duy sông nước còn là tâm thức dân tộc - dân gian với các phương tiện giao thông thủy (thuyền bè) còn là phương tiện giao thông (cơ sở hạ tầng) chủ yếu, kiểu như từ xứ Nam (Hà Đông - Sơn Nam cũ) lên:

Ai về Hà Nội
Ngược nước Nhị Hà
Buồm giăng ba ngọn Vua đà vui thay
Đống Đa ghi để lại đây
Bên kia Thanh Miếu, bên này Bộc Am

(Thanh Miếu = Đền Sầm Ghi Đống trên gò; Bộc Am = Chùa Bộc của làng Khương Thượng). Sử chép ở thời Trần, thuyền vua bị đắm ở Thâm Thị, sau là tổng - xã Thâm Thị Thường Tín gần bờ đê sông Hồng.

2. Nhấn mạnh đường nước, điều đó không hề có nghĩa là ta xem nhẹ các đường bộ xưa/ nay nối Thăng Long - Hà Nội với Hà Đông - Sơn Tây (Hà Tây) nay. Dù các con đường lộ xưa - chủ yếu đắp đất hai có rải đá ít nhiều - nay đã được mở rộng, nắn sửa cho thẳng thấn hơn và đã/ đang được trải nhựa hay bê tông hóa thì ta vẫn có thể nhận ra phần lớn các con đường đó là chạy dọc theo sông.

2.1. Đường từ cầu Tây Dương đi Cầu Diễn (Chu Diên xưa?) vượt qua sông Nhuệ (sông Từ Liêm từ tên cổ) đi Sơn Tây (Phong Châu).

2.2. Cũng từ ô Cầu Giấy có đường đi dọc sông Tô Lịch qua Cầu Mọc (Cống Mọc nay) rồi đi qua Bãi Sa Đôi (chiến trận giữa quân Bình Định Vương và quân Minh là “thành Đông Quan” kéo ra năm 1426 - Tây Mỗ hay qua Cầu Đơ - Ba La (Hà Đông) - Chúc Sơn (Chương Mỹ) nơi xảy ra chiến trận năm 1426 với chiến thắng Tốt Động - Chúc Động của quân Lam Sơn, rồi lên đường Thượng đạo.

2.3. “Hạ đạo” hay “thiên lý lộ” theo cách gọi ngày sau (như đã nói ở phần trên)…

Vậy có thể kết luận rằng sự gắn kết giữa Sơn Nam - Hà Đông Sơn Tây xưa (Hà Tây nay) với Thăng Long - Hà Nội là vô cùng chặt chẽ qua lịch sử.

Thứ Ba, nhân tài vùng này nhiều, được mời lên Kinh hoặc đỗ đạt cao rồi lên Kinh phục vụ cũng nhiều lắm: Chỉ kể sơ sơ cũng đủ thấy: Đức Lý Phục Man (Sấu Giá), đức Phạm Tu (Thanh Liệt) thời Tiền Lý Nam Đế thế ký VI, đức Chu Văn An thời Trần (quê Thanh Liệt), đức Nguyễn Trãi thời đầu Lê Sơ (quê Nhị Khê - Thường Tín), Ngô Sĩ Liên thời Lê Thánh Tông (quê Chú Lý), Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan thời vua Lê - chúa Trịnh (quê Phùng Xá - Thạch Thất), Đặng Tiến Đông (quê gốc họ Trần ở Lương Sơn Chương Mỹ rồi Giẽ Hạ Phú Xuyên)..với biết bao tướng võ, tướng văn thời Lê - Trịnh như lão trượng Đặng Đình Tướng, Ngô Thì Sĩ (cuối Lê), Ngô Thì Nhậm thời Tây Sơn (quê Tả Thanh Oai), Nguyễn Văn Siêu thời Nguyễn (quê Kim Lũ - Lủ), Lương Văn Can (Nhị Khê) thời Đông kinh Nghĩa Thục..vv và vv…

Thứ Tư, vùng Hà Đông Sơn Tây (cũ), Hà Tây nay có rất nhiều làng nghề nổi tiếng (xin xem hai quyển Hà Tây Làng nghề Làng văn). Thăng Long - Hà Nội là nơi hội thủy, hội nhân, hội tụ, kết tinh và lan tỏa văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng. Bài viết không kể chỉ dài, xin chỉ đơn cử: Phố Hàng Khay là do dân làng nghề khảm xà cừ Chuyên Mỹ (Chuôn Ngọ) gốc ở Phú Xuyên (Hà Tây nay), phố Hàng Lọng (nay là đường Lê Duẩn, trước cửa ga Hàng Cỏ), phố Hàng Thêu (thẳng góc chợ Hàng Da) nay gọi là ngõ Yên Thái (còn có đình Tổ nghề thêu Lê Công Hành) do dân quê ở làng Quất Động và mấy làng xung quanh (nay thuộc Thường Tín), phố Thợ Tiện (nay là Tô Tịch đầu Hàng Gai do dân Nhị Khê Thường Tín, phố Hàng Trống chuyên nghề May mặc (do dân ở Châu Can, Vân Từ - Phú Xuyên lên trụ làm ăn), làng mộc Múa rối Chàng Sơn Hữu Bằng ra xây dựng Kinh thành - Thủ đô. Ấy là chưa kể dân làng dệt lụa Cổ Đô, Vạn Phúc, dân “Bẩy La Ba Mỗ” (Mỗ - La - Canh - Cót tứ danh hương) xưa đều thuộc Hà Tây nay cung cấp lụa cho Hàng Đào (ca dao cổ có câu: “Hàng Đào tơ lụa làm say long người”)…

Thứ Năm, Vạn Phúc còn có cơ sở cách mạng trước tháng Tám năm 1945 cũng là nơi Bác Hồ và Trung ương phát lời “Kêu gọi toàn quốc kháng chiến’ cuối năm 1946. Và còn biết bao nhiêu làng ở Hà Đông Sơn Tây xưa là Làng Mỹ tục khả phong, làng văn hóa, làng cách mạng như Canh Diễn quê hương Xuân Thủy, làng tiến sĩ Đôn Thư (Thanh Oai), làng Phượng Vũ (“Phượng Dực Đăng Khoa Lục” Phú Xuyên), làng Hương Ngải (Thạch Thất), làng giò chả Ước Lễ (Thanh Oai), làng cổ Đường Lâm Sơn Tây, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường (Lai Cách Hoài Đức quê tổ nghề chụp ảnh quê cụ Hưng Ký người giúp Nguyễn Ái Quốc ở Paris học nghề rửa sửa ảnh, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên (Bộ trưởng Bộ Giáo dục thời đại Hồ Chí Minh) ở Yên Lộc Yên Nghĩa vùng hoạt động cách mạng Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, quê hương Đại tướng Lê Trọng Tấn…

Thứ Sáu, sẽ là thiếu sót nếu về mặt sinh thái nhân văn chỉ nói đến sống nước và làng chài, đến làng nông, làng nghề (kể cả nghệ nấu rượu ngon nổi tiếng Thanh Mai… mà không nói đến Núi:

1. Núi Tản (Ba Vì) với Sơn Tinh Thánh Tản là đệ nhất “Tứ Bất Tử” của cả nước, là “trái núi thiêng” và đã đi vào “Chiếu Dời Đô” của đức Lý Thái Tổ Lý Công Uẩn - Xuân Canh Tuất 1010, Đại La (Thăng Long sau này) là: “Nơi tiện hình thế núi (Ba Vì) sau, sông (Cái - Nhị - Hồng) trước”.

2. Núi Tử Trầm với khu di tích chùa Trầm nổi tiếng, nơi vua Trần cấp làm thái ấp - điền trang cho thầy thuốc giỏi châm cứu. Trâu Tôn - Trâu Canh, nơi chúa Trịnh xây dựng thành thắng cảnh ngự lãm, nơi đặt Đài Tiếng nói Việt Nam sau toàn quốc kháng chiến cuối năm 1946 - đầu 1947…

3. Sài Sơn (núi Thầy, chùa Thầy) nơi Đức Từ Đạo Hạnh (Đức Thánh Láng quê gốc Láng nơi đắc đạo Thầy) trở thành “Tam Thánh” của vùng Hà Tây (Ngãi Cầu, La Phù…) và của cả nước mà Lý thần Tông nhận là hậu thân, nơi lễ hội nổi danh:

... Nhớ ngày mùng bảy tháng ba
Trở về hội Láng trở ra hội Thầy
… Hội chùa Thầy có hang Cắc Cớ
Trai chứ vợ nhớ hội chùa Thầy
… Bơi Đăm, rước Giá hội Thầy
Vui thì vui vậy chẳng tày Giã La

Đây là điển hình của sự dung hợp Phật Đạo và tín ngưỡng Phồn thực dân gian… Cũng trong quần thể Sài Sơn Quốc Oai, thời chống Mỹ cứu nước cũng là nơi đặt Đài Tiếng nói Việt Nam dự phòng trong hang núi. Xa xưa nữa, Cứ Đoài là quê hương Hai Bà Trưng - Thi Sách với các địa danh nổi tiếng Mê Linh, Chu Diên rồi Phong Châu (sách Nguyên Hòa quận huyện chí, Thái Bình hoàn vũ kỹ, đời Đường - Tống chép rõ Phong Châu trước là “huyện Mê Linh thời Hán... có núi Tản Viên”).

Đôi bờ sông Hồng Sơn Tây - Vĩnh Phúc từ thế ký XI - XIX là Xứ Đoài Sơn Tây.

Cùng đôi bờ sông Hồng Hà Đông - Hưng Yên - Hà Nam - Nam Định - Thái Bình là Xứ Nam Sơn Nam Thượng Hạ.

Vậy, Hà Tây nay chiếm quá một nửa Xứ Đoài, Xứ Nam của “Tứ Trấn” Đông, Nam, Đoài, Bắc. Mà gọi “Tứ Trấn” như vậy là lấy Thăng Long - Đông Đô - Đông Kinh - Hà Nội làm trung tâm.

Tôi đã viết nhiều như Hải Phòng nhìn từ Hà Nội, Sơn Tây - Xứ Đoài văn hiến... Tôi đã viết nhiều bài về Hà Tây. Đây là lần đầu tiên tôi viết về “Hà Tây nhìn từ Thăng Long Hà Nội” mong toát lên được phần nào cái tác động lịch sử qua lại (Interaction) giữa Hà Tây với Hà Nội nghìn xưa.

Hà Nội - Quảng Nam
Tháng 6 năm 2000 (Tháng Nhâm Ngọ Canh Thìn)


Giáo sư Trần Quốc Vượng