(Thứ năm, 13/08/2020, 09:48 GMT+7)

HỌ PHÙNG ĐỒNG NAI
NHỮNG KHÁI LƯỢC BƯỚC ĐẦU

Nhà báo, nhà thơ Phùng Hiệu

 
Cách đây hơn 300 năm, vùng đất Đồng Nai bắt đầu được cư dân Việt biết đến với tên gọi là Trấn Biên. Thời đó, tại đây có một thương cảng nổi tiếng tên là Cù Lao Phố do nhóm người Hoa lưu vong xây dựng dưới sự quản lý của chúa Nguyễn. Ngày đó, thương càng này được xem là Trung tâm kinh tế sầm uất lớn nhất phía Nam của Đàng trong, có mật độ dân số cao và là khu đô thị hiện đại của vùng đất Trấn Biên.
Cột mốc quan trọng nhất trong lịch sử hình thành vùng đất Đồng Nai chính là năm 1698, Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn vào kinh lược đất Đồng Nai, đặt vùng đất mới thành phủ Gia Định gồm 2 huyện: huyện Phước Long dựng dinh Trấn Biên, lấy huyện Tân Bình dựng dinh Phiên Trấn.
Là người có tư tưởng mới mẻ, thoáng đạt, giàu nghị lực và ý chí, Nguyễn Hữu Cảnh đề ra kế sách đưa dân lưu tán, chiêu mộ người có nhân lực, vật lực ở Ngũ Quảng (gồm các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Đức, Quảng Tín tức Thừa Thiên - Huế ngày nay) vào Trấn Biên lập nghiệp, giải quyết được bài toán nguồn nhân lực và tài chính cho vùng đất mới. Ông cũng khuyến khích người dân tự lấy đất, khai phá ruộng vườn phát triển kinh tế nông nghiệp. Nhờ vậy, công cuộc di dân và khẩn hoang được đẩy mạnh với quy mô lớn, không còn mang tính chất nhỏ lẻ như trước. Theo Địa chí Đồng Nai, thành quả khai hoang và trồng trọt của Đồng Nai đã góp phần làm cho vùng đất này trở thành vựa lúa lớn thời đó, sản xuất thóc gạo vượt nhu cầu tại chỗ và được đưa bán các nơi. Làng xã cũng được quản lý ổn định. Nhà nước có nguồn thu để chi cho bộ máy. Trong các họ tộc họ theo ông, Họ Phùng cũng sớm có mặt ở vùng đất Đồng Nai này, sát cánh cùng một số dòng họ khác để cùng khai  cơ lập nghiệp.
Qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, dù vùng đất này luôn xảy ra nhiều biến cố lịch sử nhưng mảnh đất Đồng Nai vẫn là nơi thu hút được nguồn nhân lực dồi dào, dân cư ngày càng đông đúc, đất đai được mở rộng và phát triển mạnh về phía Tây Bắc giáp với cao nguyên Lâm Đồng.
Đến năm 1975, tỉnh Đồng Nai được thành lập sau khi hợp nhất 3 tỉnh Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy và tỉnh lỵ được đặt tại Thành phố Biên Hòa.
Sau ngày đất nước thống nhất, tuy ở vùng đồng bằng phía Đông Nam, hạ lưu sông Đồng Nai mật độ dân cư khá đông, nhưng ở phía thượng nguồn Tây Bắc nơi có nhiều núi đồi và rừng rậm, dân cư vẫn còn thưa thớt, hoang sơ.
Để khích lệ người dân đến nơi này khai hoang lập ấp, chính quyền tỉnh Đồng Nai đã có chủ trương khuyến khích người dân ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là người dân ở hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và một số ở TPHCM đến đây thành lập 2 huyện Tân Phú và Định Quán để khai phá đất rừng chăn nuôi trồng trọt. Nhờ vào chính sách di dân, đến nay, tỉnh Đồng Nai là một tỉnh có dân cư đông đúc nhất, có thành phố Biên Hòa hiện đại với mật độ dân cư ngang bằng với hai thành phố trực thuộc trung ương là Cần Thơ và Đà Nẵng.
Song song với sự hình thành và phát triển ở các huyện trung du Vĩnh Cửu, Định Quán, Tân Phú, Các chi họ Phùng tại đây cũng tăng dần lên theo mật độ. Nhiều gia đình họ Phùng có được cuộc sống và kinh tế ổn định, con cháu đều thành đạt, một số tham gia vào bộ máy chính quyền, một số là sĩ quan công an, quân đội…
 
Họ Phùng huyện Định Quán - Đồng Nai
Tại xã Phú Ngọc, huyện Định Quán có một gia đình gương mẫu có mấy mươi năm tham gia công tác từ thiện xã hội, cứu giúp hàng trăm mảnh đời cơ cực, bất hạnh: Đó là gia đình ông Phùng Văn Hinh.
Ông Phùng Văn Hinh sinh năm 1951 tại ngoại ô thành phố Đà Nẵng. Là con thứ 5 của ông Phùng Nhàn, một nhà nho yêu nước từng hoạt động trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông Phùng Nhàn từng có 40 năm làm tộc trưởng Tộc Phùng tại thành phố Đà Nẵng. Ông đã qua đời vào năm 2003.
Sau ngày thống nhất đất nước, năm 1980, nhận thấy vùng đất Định Quán khá trù phú, màu mỡ, tươi tốt… tuy dân cư nơi đây còn thưa thớt, nhưng hầu hết người dân nơi đây đều có công việc ổn định, cuộc sống ấm no. Ông Phùng Văn Hinh cùng vợ là bà Lê Thị Không quyết định đưa gia đình và các con vào vùng đất này để khai khẩn, làm ăn sinh sống. Tại đây, ông tham gia vào Hội nông dân Định Quán hỗ trợ các tập đoàn trong việc phát triển cây mía đường tại xã Phú Ngọc (ngày đó huyện Định Quán là nơi sản xuất mía đường lớn nhất tỉnh Đồng Nai và các tỉnh lân cận). Năm 40 tuổi, ông chuyển sang làm công tác từ thiện, đặc biệt là công việc hiến máu nhân đạo. Bản thân ông có hơn 50 lần hiến máu và vận động hàng ngàn người dân ở huyện Định Quán và các huyện lân cận tham gia hiến hàng ngàn đơn vị máu cho Hội Chữ thập đỏ thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, ông còn tham gia vào các công việc từ thiện khác như: Vận động Bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh mổ mắt miễn phí cho hàng trăm người nghèo, thường xuyên đi cứu người bị tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp, hỗ trợ quan tài cho người nghèo khi mất. Và một điều đặc biệt ý nghĩa mang tính nhân đạo và nhân văn là trước khi qua đời ông đã hiến các bộ phận nội tạng của mình cho Bệnh viện Chợ Rẫy để cứu được 4 người vượt qua cơn bệnh hiểm nghèo. Trong mấy mươi năm làm công tác thiện nguyện, ông đã cứu hàng trăm người bị tai nạn giao thông thoát khỏi bàn tay tử thần, giúp cho hàng trăm người khác được sáng mắt, và hàng ngàn đơn vị máu được đưa đến các bệnh viện giúp các bệnh nhân vượt qua cơn thập tử nhất sinh. Trong suốt quá trình làm từ thiện, ông nhận rất nhiều bằng khen của chính quyền huyện, tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh. Noi gương ông, những người con của ông cũng đăng ký hiến nội tạng sau khi qua đời.
Trong số những người con của ông Phùng Văn Hinh có một người con trưởng là nhà thơ, nhà báo Phùng Văn Hiệu (bút danh Phùng Hiệu) là người luôn có tâm và có trách nhiệm với dòng họ Phùng. Anh tham gia vào Hội đồng họ Phùng Việt Nam tại Phía Nam và có nhiều đóng góp cho công việc dòng họ, tổ tiên. Anh là một trong những người có chủ trương xây dựng Nhà thờ Họ Phùng Việt Nam tại Lâm Hà, Lâm Đồng và đã đóng góp tài chính cho công việc xây dựng nhà thờ và đúc tượng đồng Đức vua Phùng Hưng, Quan Thái phó Phùng Tá Chu, Quan trạng Phùng Khắc Khoan (riêng tượng đồng cụ Phùng Tá Chu do anh tạo mẫu theo ý tưởng sau khi nghiên cứu tư liệu qua áo mão, trang phục cung đình và văn hóa Triều Lý). Anh cũng là một thành viên trong Ban vận động để thành lập Hội đồng Họ Phùng Phía Nam và các Hội đồng Họ Phùng các tỉnh, thành phố trực thuộc.
 
Ông Phùng Văn Hinh có 7 người con:

  1. Phùng Văn Hiệu (Bút danh Phùng Hiệu) sinh năm 1976, là nhà thơ, nhà báo hiện đang làm Chủ biên Văn Chương Phương Nam - Diễn đàn văn học Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng Cơ quan Địa diện báo Môi trường Đô thị Việt Nam, Hội viên Hội Nhà báo thành phố Hồ Chí Minh, Hội viên Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Anh là một trong những thành viên chủ trương xây dựng Nhà thờ Họ Phùng Việt Nam tại Lâm Hà, Lâm Đồng và đóng góp kinh phí cho việc xây dựng, đúc tượng vua Phùng Hưng, Quan Thái phó Phùng Tá Chu và Quan trạng Phùng Khắc Khoan để thờ tại nhà thờ.
  2. Phùng Văn Hồ, sinh năm 1978, hiện đang làm xây dựng tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.
  3. Phùng Thị Hường, sinh năm 1980, hiện đang làm ăn sinh sống tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
  4. Phùng Văn Hưng, sinh năm 1985, hiện đang làm xây dựng tại quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
  5. Phùng Văn Hiền, sinh năm 1987, hiện đang làm xây dựng tại quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
  6. Phùng Văn Hiếu, sinh năm 1990, là Kỹ sư, hiện đang làm xây dựng tại quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
  7. Phùng Thị Hoa, sinh năm 1992, là cử nhân, hiện đang làm xây dựng tại quận 12, T thành phố Hồ Chí Minh. 

Cùng vào lập nghiệp tại huyện Định Quán, Đồng Nai còn có 1 gia đình họ Phùng khác đó là gia đình ông Phùng Thanh Thế.
Ông Phùng Thanh Thế sinh năm 1920 tại làng Khuê Đông, thôn Đông Trà, xã Hòa Hải, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Được sinh ra trên vùng đất anh hùng giàu lòng yêu nước và ý chí quật cường "Hòa Hải anh hùng đi đầu diệt Mỹ". Vào thập niên 40 của thế kỷ 20, khi vừa trưởng thành, ông đã nhận thấy đất nước bị quân xâm lược ngày đêm xâu xé với chế độ cai trị hà khắc của giặc Pháp khiến cho đất nước điêu tàn, người dân ta thán. Với tinh thần dân tộc, cộng thêm ý thức giác ngộ cách mạng, ông lập tức tham vào đội quân chống Pháp kéo dài cho đến thời chống Mỹ.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cộng với lòng yêu nước, ông trở thành một chiến sĩ cộng sản kiên trung, nêu cao ý chí đấu tranh và ra sức chiến đấu cho lý tưởng giải phóng dân tộc. Trong quá trình hoạt động, do phải chiến đấu trong vùng kiểm soát của quân địch nên ông bị thương và bị bắt giam cho đến ngày đất nước thống thống nhất.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông đã đưa toàn thể gia đình vào xã Phú Ngọc, huyện Định Quán để khái phá đất hoang trồng trọt, sinh sống. Các con ông cũng đã trưởng thành từ vùng đất này, có người tham gia hoạt động tại chính quyền địa phương và cũng có người là sĩ quan QĐND tham gia làm nghĩa vụ quốc tế. Đến nay, gia đình ông đã có hàng chục hộ con cháu sinh sống trên địa bàn huyện Định Quán.
Gia đình ông Phùng Thanh Thế được nhà nước công nhận là gia đình thương binh gương mẫu, đã đóng góp nhiều công sức cho công cuộc giải phóng đất nước. Vì vậy, ông được Nhà nước cấp nhà tình nghĩa và được hưởng chế độ thương binh liệt sĩ theo chính sách. Ngày nay, các con cháu của ông cũng phấn đấu lao động học tâp xây dựng truyền thống gắn bó với tư tưởng tiến bộ, giữ vững nền nếp gia phong họ Phùng, noi gương cho thế hệ mai sau.
Gia đình Ông Phùng ThanhThế có 7 người con:

  1. Liệt sĩ Phùng Thị Ngọt, hy sinh trong thời chống Mỹ.

2 - Phùng Thanh Diệu, tham gia bộ đội Quân khu 5.
3 - Phùng Thanh Thường, hiện đang sinh sống tại thành phố Đà Nẵng (ông có con trai là Phùng Thanh Hiếu đang công tác tại báo Tuổi Trẻ thành phố Hồ Chí Minh).
4 - Phùng Thanh Tuấn, nguyên thiếu úy QĐND Việt Nam, hiện đang sinh sống và tham gia Hội cựu chiến binh tại xã La Ngà, huyện Định Quán, Đồng Nai.
5 - Phùng Thị Thanh Tú, nguyên cán bộ, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Ủy viên Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
6 - Phùng Thanh Huy, hiện đang sinh sống tại xã La Ngà, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
7 - Phùng Thị Thanh Uyển, giáo viên cấp 3 trường PTTH Phú Ngọc, Định Quán.
 
Họ Phùng tại huyện Tân Phú - Đồng Nai
Trước năm 1975, Trung ương cục miền Nam lập tỉnh căn cứTân Phú gồm 4 huyện: Định Quán, Độc Lập, Tân Uyên, Phú Giáo. Đến tháng 10 năm 1974, chuyển 2 huyện Tân Uyên, Phú Giáo về tỉnh Thủ Dầu Một; tỉnh Tân Phú còn lại 2 huyện Định Quán và Độc Lập. Sau năm 1975, tỉnh Tân Phú được đổi thành huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
Huyện Tân Phú có địa hình trung du miền núi, nhất là ở các xã Nam Cát Tiên, Phú Lâm, Dak Lua, là huyện có địa hình bị chia cắt mạnh mẽ nhất tỉnh Đồng Nai, phía Bắc và Đông Bắc khu vực tiếp giáp với huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng là vùng cao nguyên thấp. Là huyện giáp với Tây Nguyên nên phân bố núi đồi rải rác, có nhiều ở phía Bắc và thưa dần về phía Nam.
Từ xa xưa, huyện Tân Phú đã có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như: Châu Mạ, Châu Ro, Stiêng, Hoa, Nùng… Sau ngày đất nước thống nhất, nhiều cư dân của các tỉnh từ miền từ miền Bắc, miền Trung, và Tây Nam Bộ di cư đến đây khai phá đất rừng trồng cây nông nghiệp, chủ yếu là cây thuốc rê, cà phê, đậu nành, ngô, khoai…
Theo chân đoàn người Nam tiến, Họ Phùng cũng sớm có mặt ở nơi đây, đó là gia đình cụ Phùng Công Thẩm.
Cụ Phùng Công Thẩm sinh năm 1918, là cựu chiến binh thời chống Pháp chiến đấu trên chiến trường Điện Biên Phủ. Năm 1960, cụ làm giám đốc Nông trường quốc doanh Đồng Giao, nay thuộc thành phố Tam Điệp, Ninh Bình. Cụ Thẩm có 5 người con, 2 trai, 3 gái. Người con gái thứ nhất và thứ 3 là bộ đội tham gia chống quân bành trướng Trung Quốc vào năm 1979. Người con trai thứ 2 là lính chiến trường B thời chống Mỹ. Người con trai út là Thanh niên xung phong ngành vận tải sông biển chuyên chở hàng quân sự, quân dụng cung cấp cho chiến trường B. Sau năm 1975, cả 4 người con cụ Thẩm vào vùng đất Tân Phú hoang sơ lập nghiệp. Với địa hình đất bazan trù phú, mấy trăm năm nay đã được người Châu Mạ, Stiêng, Chơ Ro khai phá để trồng cây lương thực và cây công nghiệp. Họ sống được thì mình cũng sống được, có sức người thì lo gì đói cơm rách áo, các con cụ Thẩm tự nhủ như vậy và họ lao vào khai phá nương rẫy trồng trọt, canh tác, chăn nuôi. Nhờ chí thú làm ăn nên chỉ vài năm sau các con của cụ Thẩm ổn định được cuộc sống và khấm khá hẳn lên. Thấy gia đình cụ Thẩm vào vùng đất mới làm ăn phát đạt nên các anh em thúc bá trong chi tộc họ Phùng lần lượt theo vào vùng đất này gầy dựng cơ nghiệp ngày càng đông hơn.Đến nay, Chi họ Phùng của cụ Thẩm bao gồm các anh em thúc bá có trên 200 hộ với hơn 500 nhân khẩu đang sinh sống và làm việc tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
 
Gia đình cụ Phùng Công Thẩm có 5 người con:

  • Phùng Thị Lan, cán bộ viên chức nghỉ hưu
  • Phùng Công Phán, nguyên bộ đội chiến trường B, nay đã nghỉ hưu sinh sống tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
  • Phùng Công Tố nguyên là TNXP vận tải tàu biển phục vụ chiến trường B, nay đã nghỉ hưu sinh sống tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.

 
Họ Phùng Tại TP Biên Hòa tỉnh Đồng Nai
Hơn 300 năm trước vùng đất Biên Hòa được Chúa Nguyễn cho một nhóm người Hoa vào đây làm ăn sinh sống. Nhóm người này đã lập ra thương cảng sầm uất và nổi nhất phía Nam tại Cù Lao Phố. Đến năm 1698, Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn “vào kinh lược đất Đồng Nai, đặt vùng đất mới thành phủ Gia Định gồm 2 huyện: huyện Phước Long dựng dinh Trấn Biên, lấy huyện Tân Bình dựng dinh Phiên Trấn”. Dinh Trấn Biên ngày đó bây giờ là Thành Phố Biên Hòa. Sau năm 1975, chính phủ Việt Nam thành lập tỉnh Đồng Nai và lấy vùng đất Biên Hòa làm tỉnh lỵ và đặt Trung tân hành chánh tại đây.
Là một thành phố công nghiệp cóđầu mối giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nên thành phố này đã thu hút được những người làm chuyên làm công việc kinh doanh đến đây buôn bán. Tuy nhiên, mãi cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước thì họ Phùng mới tập trung về đây đông đúc hơn, dù từ thời chúa Nguyễn đã có một số ít người có mặt nơi đây. Vào đầu thế kỷ 21, còn có thêm một số quân nhân họ Phùng được chuyển vào đóng quân trên địa bàn thành phố và họ lập gia đình sinh sống tại đây.
Nhận thấy Biên Hòa là đô thị loại một, công nghiệp phát triển, phù hợp với việc kinh doanh nên từ năm 1990, ông Phùng Mạnh Đoạt cùng một số anh em trong họ tộc đã cùng nhau đưa gia đình vào đây kinh doanh làm ăn. Đến nay gia đình ông và các anh em trong tộc đã có cuộc sống ổn định, con cái thành đạt. Tại ngôi nhà ông đang sinh sống, ông lập một bàn thờ tổ và kết nối với các chi tộc họ Phùng từ những vùng miền khác cùng các con cháu để hàng năm tổ chức lễ giỗ tổ tông cùng nhau hướng về cội nguồn thể hiện tấm lòng biết ơn tiên tổ.
Ông Phùng Mạnh Đoạt sinh năm 1936 tại Ứng Hòa, Hà Nội. Năm 1958 ông nhập ngũ tại Lữ đoàn 364 sau đó chuyển sang Trung đoàn Pháo binh 208 để chiến đấu gìn giữ bầu trời Hà Nội. Sau ngày xuất ngũ, ông chuyển sang công tác tại Tổng cục Địa chất với chuyên ngành cao cấp kỹ thuật. Sau ngày nghỉ hưu, ông đưa gia đình vào vùng đất Biên Hòa sinh sống cho tới ngày nay.
Gia đình ông Phùng Mạnh Đoạt có 3 người con trai đều thành đạt:

  1. Phùng Sĩ Tiến, sinh năm 1973, đang làm công việc kinh doanh ở nước ngoài
  2. Phùng Quốc Đạt, sinh 1976, là giáo viên dạy học
  3. Phùng Tuấn Kiệt, sinh năm 1982, là kỹ sư xây dựng hiện đang công tác tại Công ty Tín Nghĩa, Biên Hòa, Đồng Nai.

Ngoài những cư dân họ Phùng đến sinh sống trên mảnh đất Biên Hòa còn có một số quân nhân là sĩ quan đóng trên địa bàn Thành phố Biên Hòa đã lập gia đình, xây dựng nhà cửa làm việc và sinh sống nơi đây, cụ thể như gia đình ông Phùng Bá Hợp, Phùng Mạnh Tưởng…
Anh Phùng Bá Hợp sinh năm 1972 tại Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Năm 1992, anh nhập ngũ và sau đó trúng tuyển vào trường sĩ quan Lục quân 2. Năm 1996, anh tốt nghiệp khoa Sĩ quan Tăng Thiết giáp và được đưa về công tác tại Lữ đoàn Tăng Thiết giáp thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 7 đóng trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Hiện anh đang là Phó Lữ đoàn trưởng - Tham Mưu trưởng Lữ đoàn Tăng Thiết Giáp 26 với quân hàm Thượng tá. Trong quá trình công tác tại đây, anh đã kết hôn với một cô giáo cùng quê tên Nguyễn Thị Thu Thế và sinh được 2 người con.
Trong cuộc sống thường ngày, anh Hợp cũng là một người biết quan tâm đến dòng họ. Với quan điểm cây có cội, nước có nguồn nên khi được chúng tôi mời tham gia vào bộ máy nhân sự để chuẩn bị cho công việc thành lập Hội đồng họ Phùng tại Đồng Nai, anh đã vui vẻ nhận lời và hứa sẽ dành thời gian cho công việc dòng họ. Hiện anh đang tiếp tục theo học Khoa lý luận chính trị cao cấp tại Học viện Quân sự Đà Lạt để tiếp tục phục vụ trong quân đội.
Gia đình anh Phùng Bá Hợp có 2 người con:

  • Phùng Thị Minh Ngọc sinh năm 1997 hiện đang là
  • Phùng Văn Hiệp sinh năm 2002

 
Họ Phùng Tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
Huyện Xuân Lộc trước năm 1975 thuộc tỉnh Long Khánh, là địa danh được nhắc nhiều trong mùa xuân năm 1975. Tháng 4 năm 1975, vùng đất này được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa gọi là “lá chắn thép”, cánh cửa phía thép phía Đông để ngăn cản bước tiến của quân giải phóng tiến về Sài Gòn thống nhất lãnh thổ. Sau ngày đất nước thống nhất, huyện Xuân Lộc được sát nhập vào tỉnh Đồng Nai.
 Với đại hình đất Bazan xám vàng, phù hợpcho việc phát triển nông nghiệp với các loại cây hàng năm và lâu năm nổi tiếng như: cây bắp lai, sầu riêng, chôm chôm, xoài, đu đủ, tiêu, cà phê… Ngoài ra, Xuân Lộc còn có ưu thế và phát triển kinh tế hướng ngoại với các thế mạnh về nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai và mở rộng mối giao lưu giữa Đồng Nai với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và các tỉnh lân cận. Vì thế, sau ngày đất nước thống nhất hàng trăm ngàn cư dân từ các tỉnhmiền Bắc và miền Trung đã tập trung về vùng đất màu mỡ này làm ăn sinh sống.
Năm 1985, một gia đình họ Phùng từ Hải Dương tìm đến vùng đất này làm ăn sinh sống, đó là gia đình chị Phùng Thị Thà. Ban đầu chị theo chồng vào vùng đất này khai hoang làm rẫy, chỉ vài năm sau gia đình chị thu nhặt được nhiều sản lượng, ổn định được đời sống. Nhận thấy nơi đây đất đai trù phú, tươi tốt nên chị đã động viên các em trai mình là Phùng Văn Vinh, Phùng Văn Chiểu đưa gia đình vợ con vào đây lập nghiệp.
Là bộ đội từng chiến đấu ở chiến trường Cam gian khổ, năm 1990, anh Phùng Văn Vinh xuất ngũ về địa phương với quân hàm Địa úy. Nghe lời động viên của chị gái, cuối năm 1990, anh Phùng Văn Vinh đã mạnh dạn đưa cả gia đình vào vùng đất Xuân Lộc. Sau khi mấy năm làm ăn khá giả, dành dụm được số vốn liếng, anh tiếp tục đưa gia đình vào thành phố Hồ Chí Minhđể chuyển sang công việc kinh doanh. Anh nói “Cám ơn mảnh đất Xuân Lộc đã cho tôi một bước đệm để có được ngày hôm nay”.
Gia đình anh Phùng Văn Vinh có 2 người con:

  1. Phùng Thế Vũ, sinh năm 1994, Tốt nghiệp khoa Quản Trị Kinh doanh trường Đại học Quốc tế hiện đang là một doanh nghiệp hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh.
  2. Phùng Phan Hoàng Mai, sinh năm 2008 hiện đang đi học tại thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện nay, anh Phùng Văn Vinh là một thành viên trong Ban vận động kết nối họ Phùng phía Nam. Năm 2018, anh công đức một số tiền nhỏ để xây dựng nhà thờ họ Phùng Việt Nam tại Lâm Hà. Anh tâm sự: “Tôi luôn tự hào khi mình là con cháu hậu duệ họ Phùng, một dòng họ tuy ít người nhưng có những bậc tiền nhân là những anh hùng lập nhiều công trạng trong việc đấu tranh đánh đuổi quân thù, lập nước, xây dựng và bảo vệ chủ quyền đất nước”.
Viết xong vào ngày 8/8/2020