Vĩnh Phúc - Câu chuyện về gia đình quan Tham nghị Phùng Khoa Hân nuôi dạy 12 người con trai đỗ đạt cả quan văn và quan võ được người đời ca tụng đến tận ngày nay.
Từ đường dòng họ Phùng Văn chi tộc Vĩnh Mỗ (thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc)
được con cháu lập để tưởng nhớ bậc tiền nhân
Bên trong từ đường vẫn lưu giữ một số sắc phong, đại tự, câu đối thể hiện công lao dấu tích minh chứng
về dòng họ Phùng Văn trong sự học, đường khoa danh cũng như sự nghiệp quan tước
Bắt nguồn từ Thủy tổ họ Phùng Văn thị trấn Yên Lạc, cụ Phùng Khoa Hân (1669-1741) đỗ Tứ Tràng ở khoa thi hương
lúc 26 tuổi, năm 30 tuổi đỗ Tam Tràng trong khoa thi hội. Khi trưởng thành, cụ lập nghiệp ở Yên Lạc và giữ nhiều chức vụ
khác nhau, từ quan tri huyện, tri phủ, về sau được phong lên chức quan Tham Nghị
Là thế hệ thứ 9 của dòng họ Phùng Văn, ông Phùng Khoa Chuông, Chủ tịch Hội đồng họ Phùng ở thị trấn Yên Lạc, cho biết:
Tham nghị quan Phùng Khoa Hân có 12 người con trai. Con trai cả là Tiến sĩ Phùng Bá Kỳ, thi hương đỗ Trạng nguyên,
đến năm 22 tuổi đỗ đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Ất Mùi, niên hiệu Vĩnh Định thứ 17 (1715) đời vua Lê Dụ Tông.
Các người con khác đều thành danh trên con đường chữ nghĩa, làm từ chức quan Viên tử; tiền hậu vệ; tước bá;
tước hầu đến quan Tri huyện; Đô Chỉ huy sứ; Thị nội mật sát...
Trong đó, người con thứ 8 của cụ Phùng Khoa Hân là Phùng Dong Oánh, sinh năm Bính Thân 1716. Khi đang là Tri Huyện
Bạch Hạc hay tin cảnh quê nhà bị giặc đến cướp phá, dân chúng lầm than, ông đã quyết định treo ấn từ quan, giã từ
quyền quý về cùng dân dốc lòng kháng địch. Năm 33 tuổi ông hy sinh anh dũng, nhân dân hai xã Vĩnh Mỗ, Tiên Mỗ đã lập
đền thờ và lấy ngày ông mất là ngày giỗ trận để cung kính khói nhang. Về sau, Phùng Doanh Oánh được triều đình
nhà Lê thăng chức vượt 3 bậc từ chức Tổng binh lên Đô chỉ huy sứ; Tước Oánh Trung Hầu Quận công và nhiều ban tặng khác
Hiện cuốn gia phả có tuổi đời hơn 300 năm được chính tay cụ Phùng Khoa Hân viết bằng chữ Nho đang được lưu giữ
tại nhà thờ. Ngày nay, tấm bia đá được đặt ở từ đường Vĩnh Mỗ và Hội Hạ vẫn còn giữ nguyên vẹn lời răn dạy,
là những tư liệu vô cùng quý giá để con cháu tin tưởng, thấu hiểu công đức, sự nghiệp của tổ tiên
Tấm bia đá được đặt ở từ đường Vĩnh Mỗ và Hội Hạ vẫn còn giữ nguyên vẹn thông tin về gia đình có 12 người con đỗ đạt
cũng như lời răn dạy của cụ Phùng Khoa Hân
Theo một số giai thoại được lưu truyền, khi Phùng Bá Kỳ đỗ Tiến sĩ ở tuổi 22, trẻ nhất khoa thi, biết thầy dạy lại chính là người cha, vua Lê Dụ Tông liền ban khen và cho phép 2 cha con cùng vinh quy bái tổ
Năm 2015, từ đường họ Phùng Văn tại thị trấn Yên Lạc chính thức được xếp hạng di tích cấp tỉnh Vĩnh Phúc
Tấm sắc phong nhà vua ban cho Phạm Dong Oánh được đặt tại nhà thờ riêng và từ đường dòng họ Phùng Văn
Hiện văn bia đề danh được trưng bày ở Văn miếu Quốc tử giám (Hà Nội). Ngoài ra, dòng họ đã treo thêm 1 bản tại từ Đường dòng họ Phùng Văn chi tộc Vĩnh Mỗ (nay là thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc)
Theo ông Phùng Khánh Chuông, để bảo tồn và lưu giữ cuốn gia phả cho các thế hệ sau này, dòng họ đã dịch từ chữ Nôm sang chữ Quốc Ngữ, lưu thành nhiều quyển để phòng trường hợp quyển gốc mai một theo thời gian
Ngày nay, thế hệ con cháu họ Phùng vẫn khắc ghi lời dạy bảo của các bậc tiên tổ, phát huy tinh thần hiếu học, giữ gìn đạo lý. Nhiều người đỗ đạt và có nhiều đóng góp cho xã hội trên nhiều phương diện
Bài và ảnh: THU THỦY / Báo LAO ĐỘNG