(Thứ tư, 12/09/2018, 10:09 GMT+7)

THAM LUẬN HỘI THẢO KHOA HỌC

BỐ CÁI ĐẠI VƯƠNG PHÙNG HƯNG

 

PHÙNG HƯNG - THÀNH HOÀNG

ĐẦU TIÊN CỦA ĐẤT KINH KỲ

 

Nhà nghiên cứu Phùng Ngọc Đĩnh

1. Cội nguồn một vùng đất

Vùng đất mang tên Hà Nội ngày nay cũng như toàn vùng đồng bằng Bắc Bộ vào thời kì đồ đá vẫn còn là một vịnh biển trước cửa sông Thao. Dòng sông này bắt nguồn từ cao nguyên Vân Quý vào đất Việt ở tỉnh Lào Cai chảy qua Yên Bái tới Việt Trì (Phú Thọ) đổ nước ra vùng biển. Phía tây của vịnh là những giải đồi, núi cao kéo dài từ vùng núi Ba Vì tới những dãy núi đá vôi từ Chương Mỹ, Mỹ Đức (Hà Nội) qua Hòa Mai, tới phía nam Ninh Bình. Còn phía đông là những giải đồi cao dần về phía bắc kéo dài từ Vĩnh Yên qua Bắc Ninh, Bắc Giang tới Đông Triều (Quảng Ninh). Trong vịnh vẫn thấp thoáng các khu đất nổi cao trên mực nước biển như gò Cây Táo ở làng Triều Khúc (Thanh Trì) Hà Nội ngày nay. Sau này mực nước biển hạ thấp (biển rút) con người bắt đầu đến sinh sống khu vực Phú Thọ cái nôi của nền văn hóa (20001500 năm trước công nguyên). Qua hàng nghìn năm dòng sông Thao mang nặng phù sa góp sức bồi đắp hình thành đồng bằng này. Tuy nhiên vào mùa mưa nước sông Thao vẫn bao phủ đồng bằng. Bề mặt chỉ lộ ra vào mùa khô với những dòng chảy mới uốn lượn trong đồng bằng rồi đổ nước biển. Khoảng 1000 năm trước công nguyên đồng bằng dần dần được con người tới định cư, khai khẩn, trồng cây lương thực và chăn nuôi. Dấu vết trên được các nhà khảo cổ tìm thấy và chứng minh: nồi cơm, lưỡi cày bằng đồng, lưỡi dao, liềm, xương voi, trâu, lợn ở Đình Tràng, chùa Thông; một số mảnh rìu tìm thấy ở Cống Vị (Ba Đình) và mũi lao, lục lạc đeo cổ ở Ngọc Hà (Ba Đình)
Thời đó con người sống trong nhà sáu mái thấp, lợp bằng rạ và phần đuôi mái cong như đuôi chim lù. Vào những thời gian sau, đồng bằng nổi cao bởi sự bồi đắp phù sa của sông Thao vào mùa lũ trước. Đường bờ biển lùi dần ra biển Đông, bề mặt đồng bằng mở rộng, ít bị ngập nước hơn ngay cả vào mùa lũ lớn. Nước chỉ còn ngập ở các ô trũng. Sau này chúng trở thành các hố và đầm lầy trong đồng bằng. Dấu vết của chúng còn để lại cho tới ngày nay như Đầm Dạ Trạch (Hưng Yên) Đầm Vạc (Vĩnh Yên) v.v… Người dân sống trên đồng bằng gọi dòng chảy lớn kéo dài từ cửa sông Thao đổ ra biển là sông Cái (mẹ)tên sông Hồng ngày nay. Còn những dòng nhỏ hơn bắt nguồn từ sông Cái chảy ra biển gọi là sông ConSau này người ta gọi chúng là: sông Đáy, sông Nhuệ, sông Đuống, sông Tô Lịch. Tại những vùng thường ngập nước cây cối mọc phát triển thành những vùng rừng rậm. Những cái tên Văn Lâm, Mai Lâm, Thụy Lâm,.. trong đồng bằng hiện nay đã chứng minh điều đó.
 Trên vùng đất này có một làng nhỏ, nằm ở bờ phải sông Cái , có con sông Tô Lịch chảy ngang qua phía bắc làng có tên là Long Đỗ. Tên gọi của làng xuất phát từ chỗ lòng trên đỉnh núi Nùng là nơi phát ra hơi thở từ lòng đất. Long Đồ không ngừng thở: nó mở ra rồi khép lại như nhịp đập của trái tim. Nhờ đó nó duy trì quang cảnh trong vùng và tạo ra gió tự nhiên trên các ao hồ. Núi Nùng là biểu tượng của vùng đất này. Và nó lần đầu tiên xuất hiện trong sử ký vào thế kỹ VI khi cuộc khởi nghĩa của Lý Bôn lãnh đạo diễn ra vùng Sơn Tây. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan ra toàn vùng châu thổ buộc quân xâm lược miền Bắc (nhà Lương) rút khỏi Giao Chỉ. Lý Bôn đóng đô ở Long BiênLuy Lâu. Năm 545 nhằm bảo tồn lực lượng và ngăn chặn các cuộc phản công của giặc, ông vượt qua sông Cái (Hồng) lui quân về phía nam sông Tô Lịch. Tại đây ông cho xây dựng một Tuyến kè bằng gỗ làm căn cứ. Những ngày trấn trên vùng đất này ông xây dựng chùa Trấn Quốc phía đông Hồ Tây nằm bên bờ sông Cái(Hồng) địa phận thuộc phường Yên Phục. Năm 1615 bờ sông sụt đổ chùa được di dời vào trong đê ở vị trí như hiện nay. Quả chuông trong chùa đúc năm 1659 này rõ trước đó chùa có tên là Khai Quốc.Lý Bôn trở thành người đầu tiên để lại dấu ấn trên mảnh đất sau này qua các thế kỷ là kinh đô của nước Việt Nam độc lập.
Luy Lâu là thủ phủ của Giao Chỉ từ thời nhà Hán nằm ở phía đông Hà Nội khoảng 30km (thuộc đất Thuận Thành, Bắc Ninh). Nhưng theo các tư liệu lịch sử từ năm 136187 và từ năm 229 đến 607 đều cho rằng trung tâm chính trị của Giao Chỉ là Long Biên. Những mô tả về Long Biên theo tài liệu cổ đây là vùng đồi xen kẽ giữa là đồng bằng. Như vậy tên Long Biên và Luy Lâu chỉ là một. Năm 608 nhà Đường chuyển thủ phủ về Tống Bìnhvùng đất Hà Nội ngày nay và mở thành trung tâm quyền lực của Giao Chỉ. Năm 621 nhà Đường xây dựng Tử Thành ở bờ phía nam sông Tô Lịch.Thành bị quân khởi nghĩa tấn công và phá hủy nhiều lần. Năm 767 nhà Đường xây một tòa thành mới phía bắc sông Tô Lịch lấy tên là La Thành. Thành cũng bị phá hủy bởi cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng năm 784. Năm 806 nhà Đường cho xây một thành ở phía nam sông Tô Lịch kiên cố và rộng lớn hơn lấy tên: An Nam La Thành. Nhưng thành này cũng bị quân Nam chiến tấn công và phá hủy. Năm 866 Cao Biên cho xây dựng thành mới có chu vi rộng tới 600 mét, tường thành cao 9m rộng 8m, chân thành được xây bằng đá có 55 trạm gácChính vì thế nó có tên là Đại La Thành. Là một nhà phong thủy, kiêm phù thủy, Cao Biền tìm cách yểm bùa, đào giếng sông để chặt đứt long mạch nhằm ổn định chính trị. Song mọi thủ đoạn của ông cũng không ngăn chặn được các cuộc khởi nghĩa giành độc lập. Quá thất vọng ông phải kêu lên: “Đất này có thần linh, không nấn ná thêm được nữa, ta nên quay về phương Bắc”.
Trải qua 200 năm sau đó kinh thành Đại La bỏ lại hoang phế. Kinh thành được chuyển về Hoa Lư (Ninh Bình) qua các đời: Ngô, Đinh, Tiền Lê. Đuổi xong quân xâm lược phương Bắc ra khỏi đất nước, triều đình nhà Lý tuy còn non trẻ, nhưng đủ mạnh để rời đô xuống đồng bằng. Trong chiếu dời đô Lý Thái Tổ nêu rõ lý do lựa cọn không chỉ vì vị trí chiến lược của Kinh Thành mà do quá khứ vẻ vang của vùng đất “có rồng lươn, hổ chầu”, có thấy Long Đỗ… “xem khắp nước Việt nơi ấy là chỗ tốt hơn cả. Thực là nơi hội tụ bốn phương là nơi kinh sư tốt nhất của muôn đời”. Được sự đồng thuận của quan quân, Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư về Thành Đại La vào tháng 7 năm 1010. Khi gần tới nơi thấy rồng vàng bay lên, nhà vua coi đó là điềm lành liền đổi tên cho kinh thành là Thăng Long.
Gắn liền với lịch sử mảnh đất này trong suốt 9 thế kỷ qua các đời Lý, Trần, Hậu Lê là kinh đô nước Việt với tên gọi khác nhau: Thăng Long, Đông Đô, Đông Kinh,… Tháng 7/1806 Nguyễn ÁnhGia Long chuyển kinh đô vào Huế. Thăng Long chỉ còn là thủ phủ  của tổng trấn Bắc Hà. Sau một phần tư thế kỷ,vào năm 1834 vua Minh Mệnh nhà Nguyễn đã bỏ tổng trấn và chia nước ta thành 31 tỉnh. Chính vào dịp này Thăng Long bị đổi tên thành Hà Nội vì thành phố nằm bên trong (nội) khúc uốn của sông (hà). Cũng vào giai đoạn nỳ người Pháp xâm lược nước ta. Thấy dòng sông Cái quanh năm đỏ nặng phù sa họ gọi là sông Hồng. Vùng đất mang tên Hà Nội có con sông Hồng bao quanh có mặt trông các văn liệu lịch sử bắt đầu từ đó.
Vùng đất thiêng ấy từng làm kinh động Cao Biền và đã trở thành chốn kinh đô ngàn năm văn vật đã chứng kiến sự sinh thành và cũng suy tôn vị thành hoàng làng đầu tiên của mình là Phùng Hưng Bố cái đại vương.

2. Phùng Hưng thành hoàng đất Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội

Sau nửa thế VIII uy quyền của chính quyền trung ương nhà Đường  suy yếu. Chiến tran diễn ra liên miên các châu, huyện của Giao Châu. Uy quyền của các quan, đô hộ châu, huyện ngay càng tăng, chúng tự tăng sưu thuế, bóc lột nhân dân để xây dựng quân đội riêng chiếm cứ địa phươn với chính quyền trung ương. Lợi dụng sự không ổn định của Giao Châu quân Chà Và (Java), Côn Lôn(vùng bán đảo Malaysia) đánh phá miền duyên hải Giao Châu rồi thẳng tiến lên vây phủ Tống Bình. Cao Chính Bình một viên quan cai trị châu Vũ Bình (miền núi Việt Bắc) đánh bại quân Chà Và và Côn Lôn. Với công lao ấy y được nhà Đường cử làm tiết độ sứ An Nam.
Ngày ấy đất Đường Lâm(xã Cam Lâm, Ba Vì, Hà Nội ngày nay) có gia tộc họ Phùng giàu có, ông cha đời đời làm quan, lang ở châu Đường Lâm. Gia tộc này không chỉ giàu có mà còn có tấm lòng yêu nước thương dân. Gia tộc có ba người con trai: người anh cả là Phùng Hưng và hai người em là Phùng Hải, Phùng Dĩnh. Cả ba anh em đều có sức khỏe hơn người, tài giỏi võ nghệ.
Thời ấy châu Đường Lâm còn là một vùng đất núi cây rừng rậm rạp trải dài tới tận chân vùng núi cao Ba Vì; phía đông là dòng sông Cái (sông Hồng ngày nay) vào mùa hè mặt nước mênh mông như biển cả. Nhà dân trong vùng không chỉ sống bằng trồng lúa, ngô khoai sắn các loại hoa mầu, chăn nuôi, săn bắt thú rừng mà còn cả nghề chài lưới ven sông. Nhờ có sức khỏe hơn người Phùng Hưng và em thường giúp dân thuần phục các con trâu dữ bằng cách cầm hai sừng trâu vật ngựa chúng ra để đóng sẹo mũi, luồn dây thừng vào để cày bừa, chăn thả: Lại nằm kế vùng rừng rậm núi cao nên hổ báo thường xuống các làng bắt trâu bò. Phùng Hưng và em tổ chức phương săn đánh hổ, báo và thú dữ khác bảo vệ làng xóm. Bên dòng sông Cái, dân Đương Lâm còn thạo nghề sông nước và đánh bắt cá. Họ phải thường xuyên cùng nhau khiêng thuyền ra sông Cái đánh bắt cá. Nhờ có sức khỏe Phùng Hưng thường giúp dân cõng thuyền nặng đi xa hàng chục dặm từ làng ra bờ sông. Chính nhờ những hành động nghĩa hiệp này ông không chỉ là hòa trương trông coi một vùng mà còn là một con người được nhân dân kính trọng và tin yêu.
Được tin quân lính ở Tống Bình nổi dậy chống quan quân Cao Chính Bình, Phùng Hưng kêu gọi nhân dân khởi nghĩa. Được sự ủy hộ dân ông chiêu mộ trai tráng huấn luyện võ thuật, cung kiếm, tổ chức thành các đội dân binh trước tiên bảo vệ châu phủ. Sau đó tiến đánh chiếm các vùng lân cận. Tới năm 784 thấy lực lượng đủ mạnh và theo lời khuyên của Đỗ Anh Tuấn người cùng quê Phùng Hưng kéo quân xuống đánh Tống Bình. Thủ phục của Tống Bình là La Thành được xây dựng ở khu vựcphía Bắc sông Tô Lịch gần cửa sông này nhận nước từ sông Cái.
Để đảm bảo bí mật và sức lực quân lính, Phùng Hưng cho một cánh quân lớn do Phùng An chỉ huy đi trước xuôi dòng sông Cái. Đầu cửa sông Nhuệ, nhận nước từ sông Cái nghĩa quân tiếp tục xuôi dòng sông này về phía nam tập trung ở những vùng đất cao, khu vực quanh gò Cây Táo làng Triều khúc ngày nay. Cánh quân này sẽ chia thành hai cánh quân: một đi đường thủy, ngược dòng Tô Lịch tiến đến La Thành; một đi đường bộ qua Ngã Tư Sở, Thịnh Hào lên phía bắc tiến đến La Thành. Đúng ngày giờ hẹn, Phùng Hưng kéo đại quân từ Đường Lâm xuôi dòng sông Cái. Cả ba cánh quân vây chặt La Thành. Cao Chính Bình đem quân ra ngoài thành nghêng chiến. Trước sự tấn công vũ bão của nghĩa quân, liệu không chống nổi, y rút vào thành cố thủ. Trong thành thiếu lương thực, lòng dân oán hận, binh lính khiếp sợ, lại không có quân cứu viện, Cao Chính Bình lo sợ, phát bệnh mà chết. Phùng Hưng đem quân vào thành, phủ dục dân chúng, tổ chức lại hành chính, lập các chốt phòng thủ ngăn chặn sự tiến công của nhà Đường. Sau bảy năm trị vị, Phùng Hưng bị bạo mệnh mà mất. Trong bảy năm ấy nhân dân Tống Bình cũng như các châu huyện lân cận được sống tự do độc lập và yên bình. Sau khi Phùng Hưng mất con là Phùng An lên thay và tôn cha mình là: Bố Cái Đại Vương. Phùng An trị vị vùng Tống Bình được hai năm và sau đó ra hàng nhà Đường.
Phùng Hưng được nhân dân chôn cất ở phía tây Phủ Thành. Lăng ông hiện giờ ở cạnh bến xe Kim Mã (cũ). Những người dâng theo ông ở lại làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì) (Đường Lâm). Trải qua hơn nghìn năm chìm nổi vẫn giữ giọng nói quê nhà. Cả làng nhớ ơn ông lập đền tôn ông là Thành Hoàng làng, con sinh ra không gọi là bố mà gọi bằng cha hoặc ba. Cứ đến ngày mồng chín tháng giêng âm lịch hằng năm, cả làng lại nô nức ra sân đình dự hội. Trong lễ hội luôn có điệu múa “bồng” của ông cha họ khi theo Phùng Hưng đánh giặc. Những nghĩa quân thủy xưa đóng giả gái múa, hát cho dân làng xen vào những ngày lễ Tết sau khi Tống Bình giải phóng.
Ghi nhớ công lao của ông, các đình làng Thịnh Hào (quận Đống Đa), Quảng Bạ (quận Tây Hồ) v.v… cũng nhận Phùng Hưng là thành hoàng làng mình. Đình làng Hoàn MụcTrung Hòa (quận Cầu Giấy) thờ ba chị em là cháu của Phùng Hưng đã theo và giúp cha, bác đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường.
Phùng Hưng chính là người đầu tiên được suy tôn Thành Hoàng làng của đất cố đô Thăng Long-Đông Đô-Đông Kinh và thủ đô Hà Nội ngày nay.