TH.S DOANH NHÂN PHÙNG VĂN LỰC:
NGƯỜI ĐƯA LỰC TIẾN PLAZA VÀO CHẶNG ĐUA MỚI
PHÙNG HOÀNG ANH
Xuất thân từ một anh chàng thanh niên tỉnh lẻ của xã Chu Minh huyện Ba Vì, phía Tây thủ đô Hà Nội, từ những ngày đầu khởi nghiệp, không có nhiều kinh nghiệm, chỉ bằng một số vốn ít ỏi, không ai nghĩ rằng Th.S doanh nhân Phùng Văn Lực sẽ làm nên chuyện. Sau một chặng đường tương đối dài mà anh đã đi vượt qua, kể từ khi bước vào thương trường, anh đã trở thành “ông chủ lớn” chuyên về thương mại và dịch vụ có tiếng ở phía Tây thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành khu vực miền Bắc. Câu chuyện của anh trở thành một đề tài thần kỳ cho nhiều thanh niên vùng xứ Đoài – Hà Nội nói riêng và các nơi khác nói chung học tập và ngưỡng mộ. Với tính quyết đoán hơn người của mình, các lĩnh vực kinh doanh của Công ty mà doanh nhân Phùng Văn Lực “là vị thuyền trưởng” đã và sẽ có khả năng thành công hơn nữa như mong đợi…Anh luôn quan niệm: “Thương mại cũng là một trong những đỉnh cao của tam giác tri thức. Người làm kinh doanh,thương mại muốn thành công phải có kiến thức sâu rộng về quản trị tài chính, quản trị doanh nghiệp và bao quát tất cả các ngành nghề như: Luật, chiến lược kinh doanh, thuật dùng người..Anh luôn luyện cho mình một kỹ năng thuần thục: “tay phải như tay trái” – nghĩa là việc nào cũng làm được, cũng có thể vạch ra kế hoạch kinh doanh, am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau, với đa dạng mặt hàng mà anh đang kinh doanh. Anh luôn xem “kinh doanh là niềm đam mê nhất”. Th.S doanh nhân Phùng Văn Lực bắt tay vào kinh doanh, vào công việc bằng tất cả sức lực, trí tuệ và nhiệt huyết của mình.
Doanh nhân Phùng Văn Lực sinh ra và lớn lên trên vùng quê nghèo ven đồng bằng châu thổ sông Hồng. Vùng quê thuần nông, nhân dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp từ nhiều năm nay, kinh tế Ba Vì còn nhiều khó khăn, thu nhập và đời sống của bà con còn ở mức thấp. Bởi thế, anh là người am hiểu hơn ai hết về thực trạng dịch vụ thương mại ở quê anh và các tỉnh lân cận phía bắc Hà Nội. Mọi giao dịch, mua bán thời bao cấpđều được diễn ra tại các Bách hóa Tổng hợp ở vị trí trung tâm của huyện Ba Vì.Còn ở xã, các cửa hàng Hợp tác xã mua bán là nơi diễn ra giao dịch, các hoạt động mua bán của người dân ở các xã. Ngoài ra, người dân muốn trao đổi mua bán gì, thì tới các chợ cổ của xã, của vùng như chợ Mơ (thuộc xã Vạn Thắng, chợ Dốc (thuộc xã Tản Hồng), chợ Nhông (thuộc xã Thái Hòa), chợ Chàng (nay là Chợ thị trấn Tây Đằng), chợ Mộc (thuộc xã miền núi Minh Quang, Ba Vì), chợ Ba Trại, chợ Tản Lĩnh (nay thuộc trung tâm các xã miền núi Ba Vì), chợ Bất Bạt (nay thuộc trung tâm các xã ven sông Đà). Đến thời mở cửa, các thành phần kinh tế ra đời, kinh tế tư nhân góp phần không nhỏ vào tiến trình phát triển nền kinh tế của đất nước.Huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội có diện tích lớn vào hàng Nhất, Nhì so với diện tích các quận, huyện, thị của thành phố Hà Nội.Diện tích rộng, dân số đông chính là lợi thế để phát triển kinh tế, thương mại, dịch vụ.Giao thông thuận lợi, tạo sự kết nối với các vùng phụ cận như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Lai Châu thông qua Quốc lộ 32 và hai cây cầu nối ngang dòng sông Đà và sông Hồng thông sang Vĩnh Phúc và Phú Thọ và các tỉnh lân cận. Đó là cầu Trung Hà và cầu Vĩnh Thịnh.Với con mắt nhìn xa trông rộng, kinh doanh dịch vụ, thương mại là lĩnh vực mới mẻ, một thị trường buôn bán rộng lớn các loại mặt hàng gia dụng, doanh nhân Phùng Văn Lực -đã quyết định thành lập Công ty TNHH Vàng Bạc và Thương mại Dịch vụ Tiến Lực. Kể từ đây là tên chính thức của công ty, công ty được thành lập theo giấy phép kinh doanh số: 0500.329.843 do ngân hàng nhà nước Việt Nam và Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 2 tháng 3 năm 1999 do anh làm Tổng giám đốc. Với lợi thế công ty có trụ sở nằm ngay trên quốc lộ 32, anh đã xây dựng Khu trung tâm thương mại dịch vụ Lực Tiến Plaza, một khu trung tâm thương mại lớn, có quy mô tổng diện tích là 14.153m2, khuôn viên đẹp khang trang nằm ở trung tâm huyện Ba Vì. Tầng 1: bán hàng thủ công mỹ nghệ do công ty chế tác như: vàng bạc, đá quý,tranh đá quý và ngọc phong thuỷ. Ngoài ra còn có điện tử, điện lạnh,điện máy và đặc biệt là Mô tô, xe máy và xe đạp điện…Tầng 2: với hàng chục ngàn mặt hàng tiêu dùng như bánh kẹo Hải Hà, Kinh Đô, Bia Hà Nội…, đồ gia dụng, hàng thời trang đến từ các thương hiệu nổi tiếng EVERON, WINNY, TRIUML, MINOMAX tạo ấn tượng với khách hàng…Tầng 3: là khu vui chơi giải trí hiện đại, phong phú, hấp dẫn phù hợp với mọi lứa tuổi cùng với đó là khu KARAOKE với không gian 3 chiều, âm thanh mạnh mẽ, ánh sáng huyền ảo.Đặc biệt quý khách sẽ được hoà mình vào các sân chơi ca nhạc được tổ chức hàng tuần… Hiện tại với đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, cùng với hệ thống cán bộ quản lý chuyên nghiệp, Trung tâm thương mại và dịch vụ Lực Tiến PLAZA sẽ đem đến cho khách hàng sự hài lòng và sự tin tưởng cao nhất. Trung tâm thương mại Lực Tiến Plaza thực sự là sự tiếp nối và thay thế các cửa hàng Bách hóa tổng hợp của huyện nằm ở trung tâm thị trấn Quảng Oai xưa, mang dáng vóc bề thế, hiện đại, sang trọng và lịch sự.Gần hai mươi năm hình thành và phát triển, Lực Tiến Plaza tự tin là 1 trong những đơn vị hàng đầu cung cấpcác mặt hàng cho ngành xây dựng và tiêu dùng uy tín, chất lượng nhất tại thị trường Việt Nam. Với năng lực đã chứng minh qua thực tế thị trường, Công ty đã nhận được sự tin tưởng và ủy quyền phân phối cho các tỉnh phía bắc của các thương hiệu nổi tiếng như:Thép Việt Đức, thép Hoà Phát,thép Việt Nhật, xi măng Trung Sơn, xi măng Vicem Bút Sơn và các thương hiệu khác như MEDIA, SONY, TOSHIBA, SAMSUNG , PANASONIC, LG, TCL, AQUA….Với chủ trương mở rộng các lĩnh vực kinh doanh: vật liệu xây dựng (xi măng, sắt, thép…) xăng dầu, siêu thị điện tử, điện máy, các mặt hàng gia dụng (đồ đồng, tranh đá quý, đá phong thủy), vàng bạc, đá quý, xe máy điện, xe đạp điện, hàng tiêu dùng…
Dù gặp không ít đối thủ cạnh tranh, trong chiến lược kinh doanh mà anh hướng tới: Lực Tiến Plaza luôn chú trọng tới việc giữ gìn uy tín, phát triển hình ảnh, thương hiệu và đẳng cấp của mình bằng chính các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt nhất. Luôn luôn hướng tới mục tiêu "Lợi ích khách hàng - Hội tụ chất lượng- Nâng tầm thương hiệu".
Trong suốt thời gian qua,thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Giới Công thương phải hoạt động để xây dựng một nền tài chính vững vàng và thịnh vượng…nền kinh tế quốc dân thịnh vượng tức là sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng”. Công ty của anh đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế, dịch vụ thương mại ở huyện Ba Vì, Hà Nội. Đóng góp nguồn thu ngân sách cho địa phương. Trao đổi với anh về những đóng góp của doanh nghiệp với địa phương, anh tâm sự: “Mình làm doanh nghiệp đã từng bước góp phần giúp một số bộ phận người lao động của địa phương có thu nhập ổn định. Một người nông dân mà chuyên tâm canh tác trên mấy sào ruộng của gia đình mình và chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ không đủ chi phí trang trải cho cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày chứ chưa nói tới việc nuôi dạy con,ăn học thành tài. Muốn có cuộc sống sinh hoạt vật chất và tinh thần ổn định thì cần phải có thu nhập ổn định hàng tháng, mới có thể duy trì cuộc sống và nuôi dạy con cái học hành thành đạt ở vùng quê nghèo, còn nhiều khó khăn như Ba Vì”. Bởi những suy nghĩ, trăn trở như vậy, đến nay doanh nghiệp của anh đã từng bước góp phần tạo công ăn việc làm cho con em nhân dân trong huyện. Anh cũng tổ chức dạy nghề thủ công mỹ nghệ: trạm bạc, chế tác tranh thêu, tranh đá quý; tạo công ăn việc làm cho những lao động nông nhàn tại các địa phương của huyện. Ngoài ra, mục tiêu hướng tới của các lớp dạy nghề trạm, khảm mỹ nghệ là đào tạo những người thợ có tay nghề cao, có chuyên môn giỏi, đáp ứng công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 300 lao động, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân Ba Vì…
Mạnh Tử đã đúng khi nhận định: “Hễ không có hằng sản thì không có hằng tâm”. Tuy công việc kinh doanh bước đầu đã đem lại lợi nhuận, nhưng số lợi nhuận ấy ngoài nộp ngân sách nhà nước, chi trả lương cho người lao động, doanh nhân Phùng Văn Lực đã có nhiều việc làm thể hiện nghĩa cử cao đẹp. Hàng năm anh đều dành một khoản doanh thu từ lợi nhuận kinh doanh của mình để duy trì và làm tốt công tác từ thiện, chăm lo tới đời sống của một số gia đình chính sách và các gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn của địa phương trong những ngày lễ, tết.
Đối với gia tộc, anh cũng đã góp một phần nhỏ bé của mình vào việc xây dựng các công trình thờ tự như nhà thờ của dòng họ, chăm lo sửa chữa trùng tu các công trình kiến trúc, văn hóa đền Cao, nơi có phần mộ danh nhân Phùng Tá Chu “vị quan Thái Phó hai triều Lý – Trần” ở thị trấn Tây Đằng, và nhiều công trình khác. Bên cạnh đó, doanh nhân Phùng Văn Lực còn là thành viên tích cực của Ban Liên lạc họ Phùng Việt Nam ở xứ Đoài trong nhiều hoạt động của dòng họ, mà Trưởng Ban liên lạc họ Phùng – Việt Nam, Trung tướng Phùng Khắc Đăng(đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam) là người khởi xướng.Anh cũng đóng góp một phần quỹ vào việc Trao giải thưởng Phùng Khắc Khoan được tổ chức thường niên vào mồng 6 Tết hàng năm tại nhà Bái đường Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Những suất quà tuy nhỏ bé về vật chất, nhưng có ý nghĩa to lớn nhằm động viên cổ vũ tinh thần cho các em luôn “rèn đức, luyện tài” trong những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường để tích lũy tri thức làm hành trang góp phần công sức trí tuệ xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp. Những việc làm ý nghĩa đó khiến anh thấy mình thanh thản và tự hào mỗi khi nhìn lại sự nghiệp và những tâm huyết của mình.Đón xuân Đinh Dậu (2017) đại gia đình anh có thêm một thành viên mới, đó là người con dâu.Con trai và con dâu của anh đều học nghành quản trị tài chính và ngoại thương, các con đã đi du học và có bằng thạc sỹ kinh tế tại Anh Quốc.Đám cưới vừa mới được tổ chức trong nghi lễ trang trọng mang dấu ấn văn hóa phương Đông, có sự kết hợp hài hòa với nhiều nét văn hóa phương Tây tạo nên nét độc đáo của một đám cưới truyền thống sang trọng và quý phái.Một gia đình hạnh phúc, con cái thành đạt cùng với Công sức, trí tuệ. Thành quả lao động và kinh doanh của anh đã được đền đáp bằng những việc làm ý nghĩa và hữu ích cho gia đình, gia tộc, dòng họ, quê hương anh.
Chia tay anh, rời trụ sở văn phòng làm việc với cái bắt tay thật chặt, từ bàn tay to và dày đã tỏa ra hơi ấm, đủ làm ấm nóng tình người, cùng ánh mắt sáng rạng ngời của một trí thức doanh nhân, với nụ cười hiền nhưng cũng rất cương nghị đã tiễn tôi hòa cùng dòng người đang tấp nập ra vào Trung tâm Thương mại Lực Tiến PLAZA để mua sắm. Những lời chia sẻ của anh đối với thế hệ thanh niên Việt Nam với kinh nghiệm của người từng trải, vẫn văng vẳng bên tai tôi lời nói của anh: “Thương mại cũng là một trong đỉnh cao của tam giác tri thức, gánh được nhiều người trên vai mình mới thực sự là người có sức mạnh – từ đó mọi suy nghĩ, hành động của mình mới đem đến giá trị đích thực góp phần sức lực nhỏ bé của mình tạo nên sự phát triển cho xã hội”.
Sau đây là một số hình ảnh của Doanh nhân Phùng Văn Lực trong các công tác hoạt động của Ban liên lạc Họ Phùng Việt Nam:
Doanh nhân Phùng Lực (trái) chụp ảnh cùng với Nhà sử học Dương Trung Quốc trong cuộc Hội thảo Khoa học Phùng Tá Chu - Thân thế cuộc đời và sự nghiệp tại Đền Cao - Ba Vì - Hà Nội
Ông Phùng Văn Lực (thứ 5 từ phải sang) cùng Đại biểu trao giải thưởng Phùng Khắc Khoan tại Văn Miếu Quốc Tử Giám
Thực hiện: Họ Phùng Việt Nam