(Thứ ba, 25/05/2021, 12:44 GMT+7)

Họ Phùng làng Văn Minh, Nam Tiến, Phú Xuyên, Hà Nội xưa gọi là Kẻ Chảy, thuộc xã Do Lễ, tổng Vạn Điểm, phủ Thường Tín, đạo Sơn Nam. Qua nhiều đời đã gắn kết thành một cộng đồng bền chặt, có nhiều đóng góp cho sự hình thành và phát triển của quê hương đất nước. Mục đích dòng họ là xây đắp nền tảng “Tổ tiên là gốc”, giáo dục con cháu "Lấy đức làm trọng” luôn được chú trọng giữ gìn phát huy.Vùng đất địa linh nhân kiệt này, thời nào, đời nào cùng có các vị tướng lĩnh, các nhà khoa bảng, các vị đỗ đạt làm rạng danh cho non sông đất nước, trong đó tiêu biểu có Thượng tướng Phùng Thế Tài…

Phú Xuyên là huyện ngoại thành Hà Nội, trong cái nôi của nền văn minh đồng bằng sông Hồng, còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa bản địa cổ truyền của dân tộc và Kinh đô Thăng Long xưa. Theo “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, “Đại Việt sử ký toàn thư” của Ngô Sĩ Liên, “Đại Nam thống nhất chí” của các sử quan Triều Nguyễn, bản ngọc phả Bộ Lễ quốc triều về “Lục vị Đại Tướng quân họ Nguyễn dưới triều vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân” ở xã Quang Lãng thì địa danh Phú Xuyên xuất hiện từ thời Đinh Tiên Hoàng (968-980); còn theo bản thần tích Thành hoàng làng Phú Nhiêu (xã Đại Thắng) thì Phú Xuyên xưa nằm trong vùng đất thờ thần Nam Giang Đại Vươngcháu ba đời của Kinh Dương Vương con trai thứ 41 của Lạc Long Quân - Tiếp giáp vùng đất này đã tìm được trống đồng Hoàng Hạ (Bảo vật Quốc gia), mộ thuyền cổ Xuân La, Châu Can đều có văn hóa cư dân lúa nước thời Đông Sơn Hùng Vương trong các ngôi mộ thuyền. Do quá trình biển lùi và sự bồi đắp của phù sa sông Hồng từ hàng vạn năm đã kiến tạo hình thành nên.

Phú Xuyên là vùng trũng của châu thổ sông Hồng, vùng “Chiêm khê, mùa thối/ Sống ngâm da, chết ngâm xương/ Sáu tháng đi bằng chân/ Sáu tháng đi bằng tay”. Qua 4 lần đổi tên: Phù Lưu (thời Trần, Hồ thế kỷ XIII), Phù Vân (thời thuộc Minh 1407-1428), Phù Nguyên (thời Lê 1516-1522), đến thời Mạc thành Phúc Nguyên 1547-1561 vì kiêng tên húy của vua mà đổi lại thành Phú Xuyên (nghĩa là giàu có về sông nước, hồ, đầm); sống chung với úng, ngập, người dân phải vật lộn với thiên nhiên để giành giật từng củ khoai, bông lúa, sắn sàng chấp nhận với mọi khó khăn, vươn lên ăn ở nghĩa tình, ôm ấp làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình cho đến ngày nay.

Truyền thuyết về một vị tướng Trung Thành Phổ Tế Đại Vương (Thổ Lệnh Trưởng thời Hùng Vương) kéo dân binh từ Bạch Hạc (Phú Thọ) về Phú Xuyên lập nghiệp. Dọc sông Nhuệ, sông Lương, sông Cà Lồ, sông Hậu Bành, sông Mang Giang, sông Kim Ngưu, sông Sa, sông Duy Tiên, sông Vân Đình là những dấu tích thời Hùng Vương, Tản Viên Sơn Thánh, Hai Bà Trưng qua các triều đại (Đinh, tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, hậu Lê, Nguyễn) để lại kho di sản văn hóa nổi trội: Trống đồng (Hoàng Hạ + Phú Xuyên), di chỉ khảo cổ Đường Cồ, khu Mộ cổ Châu Can, làng khoa bảng Phượng Vũ, làng 18 quận công Giẽ Hạ, làng cổ Cựu Vân Từ, đền Bà Ả Lanh liệt nữ, nhà thờ Phạm Nguyễn Anh Vũ, nhà thờ Phó bảng Trần Tán Bình, “Lễ hội Chạy Lợn thờ” Duyên Yết, “Hò Cửa Đình Múa Bài Bông” Phú Nhiêu, hát Ca Trù Chanh Thôn, hát trống quân Đông Đoài, hát chèo Tri Trung, vật cầu đánh gậy Thượng Liễu, rước nước cấp thủy Cát Bi, “Mật ngữ cổ” làng Đa Chất (Đại Xuyên). Với trên 120 di tích lịch sử văn hóa được Nhà nước xếp hạngkiến trúc nghệ thuật đời “Trần-Lê-Nguyễn”: Đình Giẽ Thượng và Giẽ Hạ (Phú Yên), đình + miếu Nam Quất (Phong Triều), đình+ chùa Tri Chỉ (Tri Trung), đình+ chùa Thần Quy, Kim Quy (Minh Tân), chùa Đa Bảo (Tri Thủy), đình Duyên Yết + Duyên Trang + Lạt Dương (Hồng Thái), đình+ chùa Cát Bi (Thụy Phú), đền+ chùa Thanh Xuyên (Hoàng Long), đình Phượng Vũ (Phượng Dực), đền Bà Ả Lanh (TT Phú Xuyên), đình+ đền Nam Phú (Nam Phong), đình+ chùa Đa Chất (Đại Xuyên), đình Sảo Thượng+ Mễ+ chùa Giáng (Quang Lãng)… những trò diễn lạ “Trải Leo, chèo Bối, rối Lường”, “Chuông Trào, trống Chảy, mõ Cổ Châu”, “Trai Hồng Thái, gái Vân Từ”, “Cô gái Suối Hai, chàng trai Cầu Giẽ”, “Nhất Đọi, nhì Đa, thứ ba chùa Thần”; những dấu tích và niềm tin truyền thống “Vực Quýt Đường Vàng, Cửa Ải, Ứng Cử, Ứng Thiên, Kẻ Chảy”; những diễn xướng dân gian độc đáo qua “Đất và người Phú Xuyên”, “Tục ngữ ca dao Phú Xuyên xưa và nay”, “Văn hóa dân gian Phú Xuyên”, các tập thơ “Sắc xuân Cầu Giẽ” thể hiện rất rõ những khó khăn “Phú Xuyên đồng trắng nước trong/ Thóc gạo thì ít, rêu rong thì nhiều”, nhưng “Thiêng liêng hai tiếng Phú Xuyên/ Cho ta nguồn cội làm nên tình người”.

Mảnh đất địa linh nhân kiệt, thời nào, đời nào cũng có vị tướng lĩnh, các nhà khoa bảng, các vị đỗ đạt làm rạng danh cho non sông đất nước: Chu Thịnh tướng thời Hùng Vương giúp Thánh Gióng đánh giặc Ân; quần thể di tích Quang Lãng thờ lục vị Đại Tướng Quân có công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 Sứ quân; làng khoa bảng “Phượng Dực đăng khoa lục” có 272 người thi đỗ (tiến sỹ, y khoa, thư toán, sinh đồ, tam trường, hương cống); TS Phạm Nguyễn Anh Vũ (Cảnh Hiên tiên sinh, người con trai duy nhất của Ức Trai Nguyễn Trãi và Phạm Thị Mẫn), Nguyễn Ngạn ở An Khoái (Phúc Tiến) đỗ Hoàng giáp 1502; Tiến sĩ (Ngô Nho, Bùi Thúc Độ, Nguyễn Trạm, Trần Hán Lễ, Bùi Đoàn Hiệp, Bùi Lôi Phủ, Bùi Trí Vĩnh, Đào Bảo); Nguyễn Tựu (Phượng Dực) đỗ ông Nghè 1541; Đỗ Văn Ái, Đỗ Trọng Đại, Đỗ Văn Quỳnh (Thụy Phú) đỗ ông Nghè;Vũ Duy Vĩ (Châu Can) đỗ Phó bảng 1869, Trần Tán Bình (Kẻ Chảy) đỗ Phó bảng 1895; Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh (Nam Tiến), Cựu Phó thủ tướng Vũ Khoan (Phúc Tiến), ông tổ nghề báo Nguyễn Văn Vĩnh + Nguyễn Nhược Pháp (Phượng Dực), Nguyễn Hữu Thụ ở Hồng Minh (Chánh Văn phòng TW Đảng-Bộ trưởng-Tổng Thư ký-Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng), TS Tạ Văn Vọng (thủy tổ họ Ta Nam Quất), ông Lê Bạch Hồng Thứ trưởng TGĐ Bảo hiểm xã hội Việt Nam ở Đào xá..

Ẩm thực dân gian “Rượu Vân Trai, giai Bất Nạo, gạo Đồng Bồ, xôi khô Tạ Xá, cá Đồng Vinh”; cháo hến chợ Giẽ, cá Rô đầm Sét, cá chép Mang Giang, chả nhái làng Trào; nhiều vùng “Kẻ chợ” là những trung tâm mậu dịch thương mai “trên bến, dưới thuyền”, buôn bán, giao dịch, trao đổi hàng hóa cổ xưa như: Kẻ Sổ, kẻ Trê, kẻ Trể, kẻ Mè, kẻ Sộp, kẻ Quán, kẻ Dũi, kẻ Khang, kẻ Dực, kẻ Lựu, kẻ Vác, kẻ Kiều, kẻ Nàng, kẻ Đình, kẻ Nguyễn, kẻ Chuôn, kẻ Leo, kẻ Bặt, kẻ Dìm, kẻ Sấu.. Hệ thống mạng lưới chợ phong phú: Chợ Lịm, chợ Chảy, chợ Phú Minh, chợ Phú Túc, chợ Đồng Vàng, chợ Chuôn, chợ Tre, chợ Giẽ, chợ Bóng, chợ Đình, chợ Cống, chợ Bối..

Vùng đất hiếu học có từ ngàn xưa: “Em là con gái Phú Xuyên/ Bán rau mua bút, mua nghiên cho chồng/ Bao giờ chiếm được Bảng rồng/ Bõ công gánh nước vun trồng cho rau”; làng Giẽ Hạ có 18 Quận công và họ tộc cụ Trần Văn Huy 5 đời đỗ đại khoa; huyện có nhà văn nhà thơ (Nguyễn Nhược Pháp, Phạm Duy Tốn, Phượng Vũ, Lại Hồng Khánh, Kim Quốc Hoa, Đặng Hiển).Huyện vinh danh 156 làng nghề truyền thống lần thứ Ba, tiêu biểu (tò he Xuân La, sơn khảm Chuyên Mỹ, guột cỏ tế Phú Túc, may mặc Vân Từ, giày da Phú Yên, thêu ren Đại Đồng, lưới chã may túi sách Sơn Hà, mộc cao cấp Văn Nhân, mộc gia dụng Tân Dân, giấy gió Hồng Minh, nón Tri Trung, rau sạch Minh Tân, may màn xuất khẩu Đại Thắng, dệt lụa Quang Trung, cơ kim khí Phú Minh, giết mổ trâu bò Quang Lãng, ấp con giống gia cầm Đại Xuyên, bánh kẹo truyền thống Hoàng Long); “công thành tổ phụ, ân nghĩa bao la” các sản phẩm đã xuất khẩu sang châu Âu, Á, Mỹ La tinh, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đã đi vào dân gian, thi ca sâu lắng tạo nên một bản sắc riêng “Cầu Giẽ anh hùng”.

Về dòng họ Phùng Kẻ Chảy, tổ tiên nơi đây từ thời Tiền Lê đã khai phá đất đai đắp đê trị thủy, tạo dựng lên xã Do lễ gắn với tên “Kẻ Chảy”: Chảy Trên là làng Nho Tống, Chảy Giữa là làng Văn Minh (nơi sinh của Thượng tướng Phùng Thế Tài năm 1920) và Chảy Dưới là làng Chanh Thôn. Qua thăng trầm lịch sử, làng Nho Tống nay thuộc Thị trấn Phú Minh, còn (làng Văn Minh + làng Chanh Thôn + làng Nhân Vực) thuộc xã Văn Nhân, mới sáp nhập với xã Thụy Phú thành xã Nam Tiến. Theo sự phát triển của 13 dòng họ trong làng (Phùng, Nguyễn, Lê, Tạ, Hoàng, Trần, Vũ, Đặng, Triệu, Đàm, Đào, Mai, Dương). Xưa làng Do Lễ (Kẻ Chảy), ban đầu có ngôi đình cổ (ở khu Quán Đá) thờ Thành hoàng làng là Đoàn Thượng Đông Hải Đại Vương, sau tách ra: Làng Chanh Thôn vai “anh cả” do giữ bát hương, làng Nho Tống vai “anh hai” giữ bộ long ngai, làng Văn Minh vai “em út” giữ các đồ khí tự. Với phong tục tập quán thuần hậu qua vần thơ cổ: “Hỡi cô thắt dải lưng xanh/ Có về Làng Chảy với anh thì về/ Làng Chảy có quán Bồ Đề/ Có sông tắm mát có nghề trồng dưa”, trên bến dưới thuyền, hàng ngày có phiên chợ Chảy buôn bán thương mại tấp lập, dịch vụ trung chuyển từ xứ Đoài sang xứ Đông, bên sông Hồng nặng phù sa…Khi vua Quang Trung hành quân qua đâyhạ trại để chỉnh đốn binh mã, tiếp vận binh tiến đánh thành Thăng Long và hiện làng vẫn lưu các địa danh: Vườn ông Bống, khu Tờ Chỉ (nơi phất cờ tập chung quân), cánh đồng Cổ Ngựa (nơi buộc ngựa chỉnh đốn binh mã), ngõ Chính Ngéo (rồng lượn chín khúc làm thế trận chống giặc), quân và dân đã hội tụ về đây đông như “Chảy hội” và từ đó có tên là Làng Chảy, Kẻ Chảy, Chợ Chảy, Bến Chảy (bến đò ngang qua sông Hồng nối với vùng bãi Sậy, Khoái Châu, Hưng Yên). Đặc biệt làng có nhiều dấu tích vị anh hùng hào kiệt thờ làm Thành hoàng làng là Nguyễn Phục Đông Hải Đại Vương phò nhà Lê, Đoàn Thượng phònhà Lý và Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương) phò nhà Tiền Lý, Đường Vương Thượng Tướng chống nhà Đường, Trung Thành Phổ Tế Đại Vương mệnh danh là Thủy Thần của người Lạc Việt (thời Hùng Vương).. đều là các bậc Phúc thầncó công với dân, với nước, với làng xóm quê hương.

Theo bản thần tích, thần sắc Làng Chảythờ nhị vị Đức Thành hoàng làng (Nguyễn Phục và Đoàn Thượng) hiệu là “Đông Hải Đại Vương” tại đình, miếu và cấm không được làm nhà kế bên. Trong năm, đồ lễ các ngài là gà, lợn, xôi, rượu, cau, chuối, thanh bông, hoa, quả, thực, những người được vào lễ chỉcó: Tiên chỉ, thứ chỉ, kỳ mục và tư văn -nhớ khi đọc lễ, nói gì phải kiêng tên húy của Ngài. Làng có tục khách qua đường vào đình, đền, miếu không được chít khăn màu đỏ, nếu phạm sẽ bị “Ngài” phạt vì: Sự tích về Đoàn Thượng bị Nguyễn Nộn chém, Ngài hùng dũng cố chạy thoát, qua một quán nhỏ ven đường có dừng nghỉ và hỏi bà cụ bán nước “nếu bị chém đứt cổ người có sống được không?”. Bà cụ bán nước bèn trả lời “làm sao sống nổi”.Vừa dứt lời thì ngài ngã ngựa tại chỗ. Bà cụ bán nước sợ quá bèn chạy về loan báo, dân làng ra thì mối đã đùn thành một gò đống rồi. Màu đỏ, là màu máu kỵ húy nơi thờ ngài. Xưa, kể cả khách vãng lai, khi đi qua đình, miếu thờ ngài phải ngả nón, mũ, nếu không sẽ bị quở phạt.

Qua gia phả Hán Nôm để lại thì dòng họ Phùng Thế Tài có cách đây khoảng trên 300 năm, do cụ Tổ là “Thái Cao Tổ Phùng Tôn Công Tự Pháp Thông” - Là người có công lập ra Làng Chảy từ thời vua Lê Dụ Tông niên hiệu Vĩnh Thịnh (1679-1731) - Cụ sinh ra 7 ông con trai, sau thành 7 chi (chi 1 là cụ Pháp Nhạc, chi 2 là cụ Pháp Sơn, chi 3 là cụ Phúc Thiện, chi 4 là cụ Đăng Thế, chi 5 là cụ Đăng Quang, chi 6 là cụ Đình Thuyên và chi 7 là cụ Đình Xuyên - Chi cụ Phùng Thế Tài thuộc chi 5 của cụ Phùng Đăng Thịnh, tự Đăng Quang). Ngày 16/9/1996, các cụ tộc họ Phùng thống nhất dịch gia phả truyền lại cho con cháu và quyết định đóng góp xây mộ cụ Tổ tròn dật 7 cấp tượng trưng cho 7 chi.Theo “Danh thần, danh nhân họ Phùng đất Việt” của Phan Thị Bảo, khởi nguồn họ Phùng từcụ Phùng Văn Bổng thân sinh nữ thần tướng thời Hai Bà Trưng là Phùng Thị Chính, cụ Phùng Trí Cái - cụ tổ 7 đời của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (761-802ở Đường Lâm), Lưỡng quốc Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan1528-1613 ở làng Bùng Thạch Thất, Trạng Vật Phùng Thanh Hòa thời Tiền Lý.. Các bậc tiền nhân họ Phùng xưa đều có chức sắc: Cụ Tổng Cả 1798-?? (giữ chức Chánh tổng Vạn Điểm phủ Thường Tín), các cụ trong dòng tộc họ Phùng xưa đều làm quan (cụ Chánh, Phó Chánh, cụ Lý, cụ Bá, cụ Cai..). Họ Phùng thôn Văn Minh hiện có trên 1000 trai đinh, con cháu có mặt ở khắp các tỉnh, thành của cả nước. Đúng là “Tổ tiên danh thơm ghi chép lại - Cháu con tích học nối nghiệp nhà”,“Uống nước nhớ nguồn” thể hiện sức mạnh đại đoàn kết của dòng tộc “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Cuối năm 2013 họ đã đồng tâm, tự nguyện đóng góp quỹ họ nâng cấp xây dựng, bảo quản phần mộ cụ Tổ bằng đá trên 200triệu đồng. Trên mộ khắc đôi câu đối “Cúc dục ân thâm đông hải khoát - Sinh thành nghĩa trọng thái sơn cao” và khắc chữ “Phùng Tổ mộ”, “Uống nước nhớ nguồn”.

Thượng tướng Phùng Thế Tàisinh năm 1920, thuở nhỏ nhà nghèo, cụ lưu lạc sang Vân Nam (Trung Quốc) kiếm sống. Năm 1936, cụ tham gia tổ chức Việt Nam Độc lập Đồng minh hội hải ngoại và được cử đi học ở Trường sĩ quan Hoàng Phố, tốt nghiệp với quân hàm Trung úy. Năm 1939, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và được cử làm bảo vệ cho nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc, lấy tên là Hồ Quang trong vai thiếu tá Bát lộ quân. Cụ được Bác Hồ đặt cho bí danh là Phùng Hữu Tài. Bố đẻ của Thượng tướng Phùng Thế Tài là Phùng Văn Dụ sinh ra được 6 anh em trai: Phùng Văn Thụ (con trưởng), Phùng Văn Trụ, Phùng Văn Đống, Phùng Văn Lâm, Phùng Văn Tiên và Phùng Văn Biểu - 2 người con nuôi là Phùng Văn Đạo và Phùng Tiến Tố (liệt sỹ hy sinh ở Điện Biên Phủ). Năm 1946 hai cụ thân sinh ra tướng Tài đều chuyển lên sống ở xóm Lưỡng Sơn, Văn Phú, Trấn Yên, Yên Bái. Các con trai, con nuôi đều vào bộ đội. Năm 1954 cả gia đình chuyển về ở quê hương (sau này tại ngũ còn Thượng tướng Phùng Thế Tài và thiếu tá Phùng Văn Đống). Năm 1952, cụ xin Hồ Chủ tịch cho đổi thành Phùng Thế Tài; năm 1941 theo Bác Hồ về nước tham gia hoạt động xây dựng cơ sở tại Cao Bằng; kinh qua các chức vụ: Tiểu đội trưởng trong Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Ủy viên quân sự Việt Minh, Chi đội phó Chi đội Lạng Sơn, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 28, Ủy viên quân sự trong Ủy ban Hành chính Kháng chiến Hà Nội, Đại đoàn phó Đại đoàn 320, Đại đoàn trưởng Đại đoàn Pháo binh 349, Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Pháo binhkiêm Tham mưu trưởng Binh chủng Pháo binh, Tư lệnh Binh chủng Phòng không rồi Tư lệnh Quân chủng Phòng không  Không quân, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; cụ có công rất lớn trong việc chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ suốt những năm từ 1964-1973, đặc biệt trận Điện Biên Phủ trên không cuối năm 1972; cụ được phong quân hàm Thượng tá 1958, Đại tá 1967, Thiếu tướng 1974, Trung tướng 1980 và Thượng tướng 1986.Cụ Phùng Thế Tài đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất, 2 Huy hiệu Bác Hồ và nhiều phần thưởng cao quý khác.Thượng tướngPhùng Thế Tàithọ 95 tuổi (khi còn sống cụ luôn quan tâm, hỏi han, động viên con cháu bằng việc gửi tiền cung đức những năm 1994-1996 gần 30 triệu đồng cho trưởng họ Phùng Văn Chiến để xây dựng, tu bổ, sửa chữa nhà thờ họ và xây dựng Quỹ Khuyến học, Khuyến tài).

Chăm lo xây dựng, giữ gìn gia phong dòng tộc trong họ Phùng còn có cụ Phùng Văn Phước thọ 93 tuổi, cụ Phùng Văn Đăng thọ 89 tuổi (Giám đốc Nhà máy Liên hiệp Thực phẩm tỉnh Hà Tây 1970-1990), cụ Phùng Văn Hách thọ 86 tuổi. Nhiều sỹ quan trong quân đội (Thiếutướng Phùng Thế Quảng, Đại tá Phùng Văn Nam, Đại tá Phùng Văn Bài, Đại tá Phùng Văn Toản), công an có đại tá Phùng Văn Thắng (Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát QLHCvề TTXH), Phùng Văn Tiến (Viện trưởng Viện Kiếm sát tỉnh Thái Nguyên), Phùng Đức Toàn (Giám đốc Công ty Cổ phần Xây lắp điện Hà Tây)..Nhiều con cháu thành danh hiện là Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ, kỹ sư, bác sỹ, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, giám đốc các doanh nghiệp..giữ nhiều chức vụ quan trọng ở các cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố, quận, huyện, xã, phường.Hiện nay cả 7 chi họ Phùng đều xây dựng Quỹ Khuyến học, Khuyến tài, Quỹ hiếu, tổ chức thăm hỏi con cháu khi ốm đau, tập trung xây dựng cuốn gia phả dòng tộc, cuốn sổ vàng truyền thống và quyết tâm xây dựng nhà thờ họ nhằm di huấn tiếp nối truyền thốngLấy đức làm trọng, chung tay xây nền tảng Tổ tiên là gốc. Các chi họ Phùng tích cực đóng góp xây dựng các Di tích cảnh quan (trùng tu ngôi đình mỗi chi gần 10 triệu đồng, xây dựng chùa, đền, miếu, quán, nhà thờ, giếng nước cổ, cổng làng, văn chỉ).  Họ Phùng có 29 liệt sỹ, 3 Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, 26 thương binh, 19bệnh binh.Tất cảcon cháuđều hiếu học, tôn sư trọng đạo,hướng về tổ tông, quan tâm nhiều hơn nơi thờ cúng, góp nhiều sức người, sức của, mồ hôi, xương máuchosự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.Hàng năm, đều tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa, giữ tục chúc thọ các bậc cao niên, giữ vững danh hiệu “Làng văn hóa” cấp Thành phố. Đặc biệt, môi trường cảnh quan, vấn đề xử lý rác thải, bài trừ tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang và lễ hộiluôn là những băn khoăn, trăn trở của 7 ông chi trưởng dòng tộc.

Có lẽ ít ai biết được rằng Phú Xuyên là huyện có 11 vị tướng: Thượng tướng Phùng Thế Tài sinh năm 1920. Trung tướng Nguyễn Phúc Thanh sinh năm 1946 tại thôn Vĩnh Thượng, Khai Thái; làm Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, phong quân hàm Thiếu tướng năm 1994, Trung tướng năm 1997; cuối năm 1997, ông là Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Trung tướng Nguyễn ĐứcSoát sinh năm 1946 tại xã Nam Phong; là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Trung tướng Nguyễn Đức Sơn sinh năm 1950 tại thôn Hòa Khê Thượng, Bạch Hạ; tham gia quân đội năm 1967 lúc chưa tròn 18 tuổi, là Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, phong quân hàm Thiếu tướng năm 1998, Trung tướng năm 2006. GS.TSKH Nguyễn Đình Ngọc ở làng Phượng Vũ, Phượng Dực; là sáng lập viên, Phó Chủ tịch Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam và VAIP, Hiệu trưởng Trường Đại học Dân lập Tây Đô, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình Công nghệ Thông tin Quốc gia; một nhà tình báo phong Thiếu tướng Công an Nhân dân Việt Nam1994. Thiếu tướng Hoàng Văn Hoặc sinh năm 1951 thôn Đại Nghiệp, Tân Dân, là Phó Tư lệnh, Tham mưu Trưởng Quân đoàn; Phó Giám đốc Học viện Quân y, phong quân hàm Thiếu tướng năm 2007. Trung tướng Mai Văn Lý sinh năm 1955 tại thôn Hòa Khê Thượng, Bạch Hạ, là Chính ủy Quân đoàn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương, phong quân hàm Thiếu tướng  năm 2007, Trung tướng năm 2014. Thiếu tướng Nguyễn Kim Cách sinh năm 1956 tại thôn Phong Triều, Nam Phong; trưởng thành từ phi công là Phó Chính ủy Quân chủng Phòng không Không quân, phong quân hàm Thiếu tướng tháng 2/2009.Thiếu tướng Dương Hùng Việt ở thị trấn Phú Xuyên, Phó Giám đốc Học viện Quốc tế Bộ Công an.Thiếu tướng Vương Xuân Đồng ở thôn Tạ, Quang Lãng, Phó Chánh Thanh tra Bộ Công an. Thiếu tướng Phùng Thế Quảng sinh 1953 tại thôn Văn Minh, Nam Tiến, là con trai thứ của Thượng tướng Phùng Thế Tài, là Cục trưởng Cục Kinh tế Bộ Quốc phòng, Phó Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ Bộ Quốc phòng, phong quân hàm Thiếu tướng năm 2007; đây là một trường hợp đặc biệt, một nhà có hai vị tướng, đúng là “Hổ phụ sinh hổ tử”.

Làng Chảy có hệ thống giá trị văn hóa lịch sử lâu đời mà các bậc tiền nhân để lại như: Đình, miếu, chùa Lưu Ly, quán đá Bồ Đề (quán chính giác, giác ngộ, theo thuyết Tam giáo đồng nguyên), đền Trung Lân, đền Đề Thám, nhà thờ Đạo Thiên Chúa, 5 giếng cổ và khu Văn chỉ cuối làng. Chùa Lưu Ly tự còn lưu bức hoành phi đắp cốt giấy bản thổ cổ chữ đại tự “Văn Minh Lạc Thổ” nghĩa là: Vùng đất văn học, vùng đất vui, trù phú, nơi chốn tổ, an lành, thanh tịnh, giàu có, điền viên, mỹ tục khả phong, khoa bảng từ ngàn xưa - Thật là một làng Việt cổ độc đáo.Làng Chảy Văn Minh 2 lần được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) công nhận đạt danh hiệu Làng Văn hóa, liên tục được UBND huyện Phú Xuyên công nhận giữ vững danh hiệu Làng văn hóa và góp phần đắc lực giữ vững danh hiệu Xã đạt chuẩn Nông thôn mới.Được sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các cấp, sự cố gắng tích cực của các đinh trai tráng,dòng tộc đã đồng thuận cùng nhau giải quyết những ách tắc, tháo gỡ khó khăn mâu thuẫn khúc mắc xảy ra tại các gia đình. Vào tiết thanh minh hàng năm, dòng họ tụ họp duy trì tổ chức đi tảo mộ để tưởng nhớ các bậc sinh thành, củng cố nếp nhà có văn hóa Gia truyền thanh bạch thi thư hữu - Thế xuất anh hoa phúc lộc trường để cây có ngàn cành muôn lá, nước có lắm lạch nhiều sông. Dòng tộc họ Phùng Thế Tài “Kẻ Chảy” ngày nay xứng danh là dòng họ văn hóa đáng tin cậy trong vùng, được Cấp ủy đảng, chính quyền, ban công tác Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở khen thưởng.

Suốt 91 năm (1/5/1930-31/5/2021), sau ngày 30/7/1954, huyện được giải phóng hoàn toàn - Đảng bộ và nhân dân Phú xuyên đã thay da, đổi thịt một cách sâu sắc về diện mạo, con người, cuộc sống và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên mọi lĩnh vực: Cách mạng, đánh giặc, củng cố chính quyền, xây dựng kinh tế, đời sống văn hóa - xã hội phát triển, an ninh chính trị quốc phòng đảm bảo; niềm tin của nhân dân với Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức đoàn thể chính trị các cấp ngày càng được củng cố. Trong các cuộc kháng chiến và bảo vệ tổ quốc: Có 364 bà Mẹ Việt Nam anh hùng, 3881 liệt sỹ, huyện và 6 xã (Hồng Thái, Quang Trung, Quang Lãng, Châu Can, Đại Xuyên, Phú Yên) được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, 4 cá nhân được phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Trong công cuộc đổi mới xuất hiện nhiều công dân Thủ đô ưu tú, xã Châu Can và cá nhân Nguyễn Đắc Hải được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; trên 15 năm liên tục huyện giành Lá cờ đầu khối (quận, huyện, thị) của tỉnh, thành phố; Đảng bộ và nhân dân Phú Xuyên được vinh danh danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (1996), được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì (2014); đặc biệt được phê duyệt quy hoạch Tượng đài “Chiến thắng Cầu Giẽ” cửa ngõ Thủ đô - Khu đô thị vệ tinh thông minh phía Nam Hà Nội phát triển bền vững, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Là vùng đất quê hương của nhiều vị tướng mà nổi trội nhất, có nhiều đóng góp lớn lao nhất là Thượng tướng Phùng Thế Tài. Thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, chúng ta hôm nay càng ý thức sâu sắc những đóng góp của thế hệ tiền bối cách mạng như Thượng tướng Phùng Thế Tài là hết sức đáng quý. Từ sự tri ân người có công với nước, chúng ta cần nghiêm túc nghiên cứu và tham mưu, đề xuất với các cấp có thẩm quyền việc xây nhà lưu niệm, đặt tên đường phố, trường học, địa điểm văn hóa mang tên Phùng Thế Tài. Đây là ước muốn chính đáng của nhân dân và gia đình, dòng họ Phùng ở Phú Xuyên Cầu Giẽ Anh hùng.

Sau đây là một số hình ảnh về họ Phùng Kẻ Chảy huyện Phú Xuyên:



Tác giả: Th.S Phùng Quang Trung,
nguyên Trưởng phòng Văn học thuộc Bộ VHTTDL
nguyên Trưởng phòng Xây dựng NSVH và Gia đình Sở VHTTDL Hà Nội
nguyên Trưởng phòng Quản lý Nghiệp vụ văn hóa Sở VHTTDL Hà Tây
nguyên Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Phú Xuyên