Phiên âm : Hiếu
Thiên kinh địa nghĩa thực di luân
Bách hạnh đo tòng nhất hiếu thuần
Thành kính bất vong tâm tại ngã
Thủy chung duy đốc sự hồ thân
Đại xưng Ngu Thuấn nhân nhi thánh
Đạt mỹ Chu Công tử hựu thần
Cắng cổ lại kim đồng thử lý
Ta dư hà dĩ báo huyên xuân .
Phùng Khắc Khoan
Dịch nghĩa :
Hiếu
Hiếu là thiên kinh, địa nghĩa , xây dựng nên luân thường
Trăm đức hạnh đều do lòng hiếu mà ra
Trong tâm ta không lúc nào được quên thành kính
Trước sau dốc lòng phụng thờ cha mẹ
Khen Ngu Thuấn là “đại hiếu” vừa là bậc nhân vừa là bậc thánh
Khen Chu Công là “đại hiếu”vừa là phận con vừa là bầy tôi
Từ xưa đến nay đều chung một lý lẽ ấy
Than ôi ! Ta lấy gì để báo đáp cha mẹ .
Phùng Khắc Khoan
Dịch thơ :
Hiếu
Phùng Khắc Khoan
Hiếu là cái gốc đạo thường luân
Trăm đức đều do tự hiếu thuần
Thành kính trong tâm luôn mực thước
Phụng thờ giữa dạ trọn mười phân
Chu Công sử sách nêu hiền hiếu
Ngu Thuấn người xưa trọng thánh nhân
Lý ấy ngàn đời chung một lẽ
Báo đền công đức vẹn song thân .
Nhất Tâm dịch