(Thứ bảy, 19/02/2022, 03:10 GMT+7)
HỌ PHÙNG VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC (KHÁI LƯỢC) - TIẾN SĨ PHÙNG THẢO - KỲ 4
 
   Anh hùng Lực lượng vũ trang Phùng Quang Bích là họgốc, nhưng khi đi kháng chiến ông lại có họ và tên Nguyễn Quang Bích. Năm 2018, tác giả đã đến thăm gia đình Thiếu tướng Anh hùng Lực lượng vũ trang Phùng Quang Bích tại tư gia của ông, ngõ số 9 phố Liễu Giai, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Phu nhân Thiếu tướng Nguyễn Quang Bích tiếp tác giả cởi mở. Tôi hỏi phu nhân thiếu tướng tại sao ông Bích lại có họ và tên Nguyễn Quang Bích, phu nhân Thiếu tướng - bà Đinh Thị Kim Thoa cho biết: “Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, khi làm hồ sơ của chồng bà, tổ chức ghi họ và tên Nguyễn Quang Bích, ông Bích quan niệm họ Nguyễn là họ mẹ của mình, mang họ mẹ cũng được. Vì vậy, ông Phùng Quang Bích không đề nghị tổ chức sửa hồ sơ theo họ bố. Từ đó, ông có họ và tên Nguyễn Quang Bích).
   Họ Phùng là một dòng họ Việt trong số hàng trăm dòng họ đã nói ở trên. Trong số 54 dân tộc Việt Nam, đến nay theo sách Họ và tên người Việt Nam của Tiến sĩ Lê Trung Hoa, mới tìm thấy 5 dân tộc sau đây có họ Phùng:
- Dao
- Hàng Tổng
- Hoa
- Kinh
- Tu Dí
- Tày[1]
- Nùng[2]
- Thái Mèo[3]
   Họ Phùng (của 8 dân tộc) được thống kê ở trên cần hiểu rằng, cho đến nay, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh 8 họ Phùng nói trên có mối liên hệ huyết thống, có họ tộc cha truyền con nối giữa những người họ Phùng (của 8 dân tộc) nói trên đang sống trên lãnh thổ Việt Nam.
   Thống kê dòng họ là vấn đề lớn, không phải là việc dễ, nhưng cũng không phải khó đến mức không thể làm được. Chỉ có điều chúng ta có quan tâm đặt ra nhiệm vụ và đầu tư để thực hiện nhiệm vụ đó hay không? Chúng tôi rất muốn làm việc này, nhưng điều kiện cần và đủ để thực hiện không có. Vì vậy, “lực bất tòng tâm”.
   Về các dòng họ Việt Nam, chưa có một văn kiện chính thức nào tổng kết được công bố chính thức của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về số dòng họ, số nhân khẩu, số nam, số nữ của mỗi dòng họ ở nước ta. Có ý kiến cho rằng, 13 dòng họ lớn ở Việt Nam theo thống kê ở trên đã chiếm hơn 80% dân số cả nước, thống kê này chính xác đến mức độ nào? Chỉ có hơn 10% dân số Việt Nam còn lại là nhân khẩu của mấy trăm dòng họ? Nếu ước tính hơn 10% số dân của nước ta trong tổng số hơn 90 triệu người, tương ứng sẽ có hơn 10 triệu người, thì họ Phùng Việt Nam sẽ có số nhân khẩu là bao nhiêu?
   Một số ý kiến cho rằng, người họ Phùng sinh sống ở các vùng miền trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay, nhất là các tỉnh miền Trung và các tỉnh phía Nam có khá nhiều xuất xứ từ miền Bắc, từ xứ Đoài. Để góp phần làm sáng tỏ câu hỏi, tìm lời giải cho ẩn số trên, góp phần vào việc hiểu tận cùng điều mà không ít người họ Phùng chúng ta quân tâm, tác giả đã đi tìm hiểu vấn đề này theo hướng sau đây:
1. Đọc sử liệu, sách, báo chính thống, chúng ta biết được quê quán, lịch sử của những nhân vật lịch sử người họ Phùng. Tìm hiểu ở các tài liệu trên, đều cho kết quả số đông những người họ Phùng có quê hương xứ Đoài, Sơn Tây.
Bà Phùng Thị Chính sinh ra ở thôn Tuấn Xuyên, xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì. Bà Phùng Thị Vĩnh Hoa sinh ra ở trang Mao Điền Hải Dương, nhưng sống và lập nghiệp lại ở trang Tiên Nha, phủ Tam Đới, đạo Sơn Tây. Bà Phùng Thị Tú, bà Phùng Thị Huyền, sinh ra ở Trại Vân Thủy, Bạch Hạc, phủ Vĩnh Tường (xứ Đoài xưa), bốn vị nữ tướng anh hùng họ Phùng đều là các tướng tâm phúc của Bà Trưng trong cuộc chiến chống lại nhà Hán xâm lược, giành độc lập dân tộc vào những năm 40 sau Công nguyên.
Hữu tướng Phùng Thanh Hòa, cùng Lý Nam Đế đánh đuổi quân Lương giành độc lập dân tộc. Ông đã lập làng, sinh sống và hóa tại làng Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây.
Phùng Hưng - Bố Cái Đại Vương, cháu bảy đời của quan Châu mục Phùng Trí Cái, tổ tiên ông có quê Đường Lâm Sơn Tây, ông đã phất cờ đánh đuổi giặc Đường giải phóng quê hương, lên ngôi vua xây dựng nền tự chủ nước nhà.


Đình thờ Bố Cái Đại vương Phùng Hưng
 
Phùng Tá Chu, Thái phó lưỡng triều Lý - Trần, người có công đầu hưng nghiệp triều Trần. Ông sinh ra ở đất Mỹ Xá, Thái Bình, nhưng lại có quê ở Sơn Tây.
Trong số tám vị tiến sĩ thời phong kiến người họ Phùngthì có sáu vị tiến sĩ người vùng đất xứ Đoài, đó là:
+ Phùng Đốc, người thôn Chàng Sơn, xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây;
+ Phùng Hữu Hựu, người thôn Viên Đình, xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây;
+ Phùng Ông, người thôn Tuấn Xuyên, xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, tỉnh Sơn Tây;
+ Phùng Khắc Khoan, người làng Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây;
+ Phùng Thế Triết, người thôn Kim Bí, xã Tiên Phong, huyện Ba Vì, tỉnh Sơn Tây;
+ Phùng Bá Kỳ người thôn Hợp Thịnh, xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương (vùng đất này xưa kia thuộc xứ Đoài).
2. Nghiên cứu Niên giám tổ chức hành chính Việt Nam các năm 2004-2005, 2009 và 2016-2021 của Bộ Nội vụ và Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước, ta biết được ứng cử viên được cử tri tín nhiệm bầu làm các vị quan chức trong cơ quan Nhà nước có quê quán, nơi họ đang sinh sống làm việc rất cụ thể và rõ ràng. Với kết quả được công bố trong các tập sách Niên giám tổ chức hành chính Việt Nam ở trên, những người họ Phùng trúng cử Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trong cả nước đầu thập kỷ thế kỷ 21 là 100 ngườiở 100 xã thuộc 33 tỉnh, thành phố. Sau đây là kết quả nghiên cứu:

 

1-Hà Nội (gồm Hà Nội, Hà Tây): 26 xã
2-Hà Giang 1: xã
3-Phú Thọ: 7 xã
4-Cao Bằng: 5 xã
5-Bắc Kạn: 1 xã
6-Tuyên Quang: 3 xã
7-Lào Cai: 3 xã
8-Lai Châu: 3 xã
9-Yên Bái: 5 xã
10- Thái Nguyên: 2 xã
11- Lạng Sơn: 5 xã
12- Quảng Ninh: 3 xã
13- Hải Phòng: 2 xã
14- Bắc Giang: 3 xã
15- Vĩnh Phúc: 5 xã
16- Bắc Ninh: 1 xã
17- Hưng Yên: 1 xã
18- Thái Bình: 1 xã
19- Hà Nam: 1 xã
20- Nam Định: 2 xã
21- Ninh Bình: 2 xã
22- Thanh Hóa: 3 xã
23- Nghệ An: 4 xã
24- Hà Tĩnh: 1 xã
25- Quảng Bình: 1 xã
26- Đà Nẵng: 1 xã
27- Bình Định: 1 xã
28- Khánh Hòa: 2 xã
29- Bình Thuận: 1 xã
30- Lâm Đồng: 1 xã
31- Bình Phước: 1 xã
32- TP. Hồ Chí Minh: 1 xã
33- Long An: 1 xã

   Trong số 100 xã (được thống kê trong Niên giám), người họ Phùng được bầu làm chủ tịch xã, thì có tới 40% số xã thuộc xứ Đoài, Sơn Tây (nếu mở rộng các vùng đất xung quanh xứ Đoài thì số lượng còn lớn hơn nhiều). 60% số xã còn lại ở rải rác các vùng miền, trong đó, người họ Phùng ở các xã miền núi phía Bắc phần lớn thuộc các dân tộc ít người. Số còn lại người họ Phùng là người kinh được di cư từ xứ Đoài, một số địa phương thuộc các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Những làng xã ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên, miền Nam bước đầu khảo cứu đều cho kết quả người họ Phùng di cư đến sinh sống tại các vùng đất này phổ biến là họ Phùng thuộc dân tộc kinh từ miền Bắc đến (Theo khảo cứu, ban đầu lịch sử họ Phùng ở một số tỉnh miền Nam, Tây Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, một số tỉnh đồng bằng và ven biển Bắc Bộ đều cho thấy kết quả chung là: Nhìn chung, các gia đình đều cho biết, họ là dân tộc Kinh, gia phả các cụ để lại theo truyền ngôn, ít có văn tự; hoặc không có gia phả; hoặc có gia phả thì số đời ghi cũng rất mỏng; nhiều dòng họ khi trao đổi thì con cháu dòng họ cho biết: Họ phỏng đoán, hoặc nghe nói họ Phùng từ Bắc vào, từ Bắc đến...).
3. Khảo cứu người họ Phùng tại các làng xã thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội và một số họ Phùng ở một số địa phươngvới mục tiêu là tìm nguồn gốc xuất xứ, quê quán gốc.
   Ba Vì là một huyện thuộc tỉnh Sơn Tây, sau là tỉnh Hà Tây và hiện nay thuộc thành phố Hà Nội. Huyện Ba Vì có 30 xã, 1 thị trấn. Hầu như xã nào trong huyện Ba Vì cũng có người họ Phùng. Đây là điều cả nước ta không có địa phương nào có, chỉ có huyện Ba Vì mới có đặc điểm này. Gặp gỡ, trao đổi với đại diện bà con họ Phùng ở các làng, xã trong huyện Ba Vì thì được kết quả như sau:
- Xã Vạn Thắng có 7 thôn: Tuấn Xuyên, Nhuận Trạch, Hậu Trạch, Quang Ngọc, La Xuyên, Mai Chai, Chợ Mơ. Trong 7 thôn nói trên, chỉ có thôn Tuấn Xuyên và Mai Chai là có người họ Phùng. Trong cuộc làm việc với bà con người thôn Tuấn Xuyên, ông Phùng Tiến Vững, nguyên cán bộ lãnh đạo huyện Ba Vì, nay đã nghỉ hưu ở quê; ông Nguyễn Văn Sáu, ông Phùng Xuân Hải, ông Phùng Ngọc Tuyền; các vị đều cho biết: Theo các cụ cao lão ở làng truyền lại, họ Phùng ở trại Nhân Hồng của thôn Nhân Hồng nay là thôn Tuấn Xuyên có từ 2.000 năm trước đây, có từ trước cuộc khởi nghĩa của Bà Trưng năm 43 sau Công nguyên.
Thôn Tuấn Xuyên là quê hương của nữ tướng anh hùng thời Hai Bà Trưng, đó là bà Phùng Thị Chính. Bố đẻ bà là cụ Phùng Bổng, quê gốc ở Châu Hoan, đến định cư tại thôn Tuấn Xuyên được vài đời, mẹ bà là người họ Hùng, tên Tuyết, họ bên ngoại Bà Trưng. Bà Chính được sinh ra ở làng Tuấn Xuyên. Bà đã tham gia cuộc khởi nghĩa, là nữ trinh sát tài, đức, dũng cảm, rồi trở thành vị nội tướng tin cậy của Bà Trưng. Sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, bà đã về làng xây dựng quê hương, giúp người nghèo khó quê nhà. Khi giặc phương Bắc quay lại xâm lược đất nước, cuộc khởi nghĩa do Bà Trưng khởi xướng thất bại, bà Phùng Thị Chính đã tuẫn tiết tại quê hương vào ngày 6 tháng 9. Lúc đầu, bà Phùng Thị Chính được thờ ở chính ngôi nhà của bà, sau được dân làng Tuấn Xuyên dựng đền thờ phụng tưởng nhớ công ơn ngay trên đất ngôi nhà của bà sinh ra đến ngày nay. Họ Phùng làng Tuấn Xuyên có nhà thờ của dòng họ, với 90 hộ. Hiện nay, dòng họ Phùng thôn Tuấn Xuyên mới tìm và thống kê họ Phùng ở đây có 10 đời.
    Làm việc với ông Phùng Văn Mạc, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Vạn Thắng, ông Mạc cho biết: Thôn Mai Chai cùng xã Vạn Thắng với thôn Tuấn Xuyên, họ Phùng ở Mai Chai có nhà thờ dòng họ, với gần 200 hộ, có số đinh là 450, số khẩu gần 1.000. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, dòng họ có gần 100 người con tham gia quân đội, có 6 liệt sĩ, tại quê nhà nhiều người con dòng họ đã tích cực tham gia xây dựng quê hương, nhiều người đã trở thành Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. Tuy hai thôn Mai Chai và Tuấn Xuyên cùng có người họ Phùng, cùng chung một xã, vị trí địa lý hai thôn ở cận kề nhau, nhưng cho đến nay, chưa có thông tin gì về mối liên hệ họ tộc, huyết thống của người họ Phùng của hai thôn này.
- Xã Thái Hòa, thôn Thuận An: Cụ Phùng Văn Toàn, trưởng họ, người trông coi nhà thờ họ Phùng ở thôn Thuận An đã cho tác giả biết: Họ Phùng ở thôn Thuận An theo phỏng đoán có 16 đời, hiện nay dòng họ mới tìm được 12 đời. Ngai thờ cụ tổ họ Phùng ở làng được ty văn hóa tỉnh Hà Tây thẩm định và xác minh có niên đại 400 năm. Số đinh họ Phùng ở thôn hiện có 400, số khẩu dòng họ ước hơn 1.000. Thời phong kiến, cả xã có 7 địa chủ thì họ Phùng chiếm 6, trong làng chánh tổng, lý trưởng, bá hộ, cai hàng tổng đều người họ Phùng. Năm 1947, thực dân Pháp đốt 17 nóc nhà của bà con dòng họ, chúng đốt luôn cả gia phả dòng họ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, con cháu dòng họ Phùng ở thôn đoàn kết cùng các dòng họ tham gia chiếu đấu bảo vệ quê hương đất nước, tham gia sản xuất, xây dựng quê hương mới, có người trưởng thành đã làm đến Chủ tịch huyện... (Thái Hòa là quê gốc của chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội: Chu Ngọc Anh).
- Xã Phú Sơn, thôn Phú Hữu: Tìm hiểu ở Phú Hữu, tác giả đã gặp ông Phùng Thế Ấn, nguyên Chủ tịch xã Phú Sơn đã nghỉ hưu và ông Phùng Thế Định. Ông Ấn và ông Định cho biết, họ Phùng ở thôn Phú Hữu có 4 chi, phân thành các nhánh: Phùng Thế, Phùng Tiến, Phùng Văn, Phùng Khắc, Phùng Danh. Tính từ cụ tổ họ Phùng cao nhất đến nay, dòng họ có 21 đời, với 380 đinh, và 1.000 nhân khẩu. Giỗ tổ họ Phùng thôn Phú Hữu vào ngày 15 tháng 4 Âm lịch tại nhà thờ dòng họ. Trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, nhiều người con dòng họ đã xung phong ra mặt trận chiến đấu chống lại quân thù bảo vệ quê hương đất nước, nhiều người đã ngã xuống trở thành liệt sĩ, nhiều người đã trở thành sĩ quan cao cấp trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong hòa bình, người họ Phùng luôn đoàn kết cùng các dòng họ của thôn xây dựng Phú Sơn, Phú Hữu giàu đẹp, nhiều người con dòng họ đã phấn đấu trở thành cán bộ chủ chốt của địa phương (quê Đại tá Phùng Danh Thắm).
- Xã Đồng Thái: Tác giả đã gặp ông Phùng Gia Thành, trưởnghọ, người trông coi nhà thờ họ Phùng, ông cho biết: Cụ tổ họ Phùng là Phùng Quý Công, giỗ tổ họ Phùng ở Đồng Thái vào ngày 20 tháng Chạp âm lịch tại nhà thờ tổ. Họ Phùng có hai chi lớn, chi trưởng là Phùng Gia di chuyển từ quê gốc xã Vật Lại đến xã Đồng Thái. Chi thứ ở lại xã Vật Lại là Phùng Bá... Phùng Văn. Họ Phùng ở Đồng Thái có 18 đời, được phân thành các nhánh: Phùng Văn, Phùng Kim, Phùng Hữu, Phùng Đức, Phùng Đắc. Số hộ dòng họ có 300, số khẩu có 1.000. Thời phong kiến, các thế hệ người họ Phùng ở làng thay nhau làm chánh, lý, cai, tổng. Ngày nay, con cháu dòng họ cùng các dòng họ khác trong làng đoàn kết xây dựng quê hương, nhiều thế hệ con cháu họ Phùng tham gia làm trưởng thôn, chủ tịch xã. Ở xã hiện có đền thờ tướng công Phùng Lân Hổ thời nhà Trần, dòng họ chưa có điều kiện nghiên cứu để làm sáng tỏ thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của nhân vật được thờ.
- Xã Vật Lại, thôn Vật Lại: Tiếp và trao đổi với tác giả có các ông Phùng Khắc Khiêm, Phùng Xuân Phong, Phùng Khắc Duy, đều là cựu chiến binh đã nghỉ hưu. Các ông Khiêm, Phong, Duy cho biết: Cụ tổ dòng họ là Phùng Quý Công, con cháu ngành trưởng họ Phùng đã di cư đến xã Đồng Thái, gần xã Vật Lại, cùng huyện Ba Vì. Chạp tổ dòng họ vào 20 tháng Chạp tại nhà thờ tổ. Họ Phùng ở xã Vật Lại có 2.976 hộ, với 8.000 nhân khẩu, dòng họ có 300 người là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (tổng số đảng viên toàn xã có 550 người). Họ Phùng liên tục có con em tham gia làm cán bộ lãnh đạo chủ chốt của xã qua các thời kỳ. Trong toàn xã, con cháu họ Phùng vào bộ đội rất đông. Đến nay, có 6 người là sĩ quan cấp Đại tá, 10 người là sĩ quan cấp Thượng tá. Họ Phùng ở xã Vật Lại chia ra 25 nhánh: Phùng Kim, Phùng Khắc (có 3 nhánh), Phùng Chu, Phùng Đình, Phùng Bá, Phùng Hữu (có 2 nhánh), Phùng Danh, Phùng Duy, Phùng Thế, Phùng Quốc, Phùng Đôn, Phùng Ngọc, Phùng Tiến, Phùng Văn... Theo các ông Khiêm, Phong, Duy, tên gốc của xã là Uma thôn, vào thế kỷ 15, U Ma thôn là căn cứ kháng chiến của Lê Lợi, dân làng U Ma thôn đã giúp Lê Lợi đánh giặc, sau khi thắng giặc, lên làm vua nước Việt, Lê Lợi đã quay về U Ma thôn cám ơn dân làng và đặt tên cho làng là làng Vật Lại.
- Thị trấn Tây Đằng: Tác giả đã gặp và trao đổi các ông Phùng Văn Lượng (trưởng họ), ông Phùng Quang Bình, ông Phùng Văn Tài, các ông cho biết: Đến nay, mới biết được họPhùng ở Tây Đằng có 14 đời, được chia ra 4 nhánh: Phùng Quang, Phùng Văn, Phùng Công, Phùng Bá. Phùng Quang có 220 suất đinh, 500 nhân khẩu, Phùng Văn có 600 nhân khẩu, Phùng Công có 260 suất đinh, 600 nhân khẩu, Phùng Bá (trước đây đổi sang Nguyễn Bá, nay quay lại họ gốc) có 300 suất đinh,600 khẩu. Họ Phùng Tây Đằng nhiều thế hệ đã trông coi, hương khói, gìn giữ lăng mộ Thái phó lưỡng triều Lý - Trần Phùng Tá Chu.
- Xã Phú Đông, thôn Phú Nghĩa và thôn Đồng Phú: Tác giả đã gặp và trao đổi với các ông: Phùng Văn Thế, công chức văn hóa xã Phú Đông, ông Phùng Đăng Bình, trưởng họ (thôn Phú Nghĩa). Các ông Đông và Bình cho biết, họ Phùng ở hai thôn Phú Nghĩa và Đồng Phú có 600 đinh, với hàng nghìn nhân khẩu. Ở thôn Phú Nghĩa, có các nhánh họ: Phùng Chí, Phùng Văn, Phùng Thiện, Phùng Hoàng, Phùng Lê; ở thôn Đông Phú, có một nhánh là Phùng Văn. Cụ tổ họ Phùng ở thôn Phú Nghĩa là cụ Phùng Đăng Diêm, ngày giỗ 11 tháng 2 Âm lịch tại nhà thờ tổ, cụ bà cả là Chu Thị Phụng, cụ bà thứ là Chu Thị Đội. Đến nay, mới biết ở thôn Phú Nghĩa, dòng họ Phùng có 14 đời, số đinh 171, số khẩu 500. Thời phong kiến, dòng họ có cụ Phùng Đăng Nhiệm làm Phó sứ Bắc Kỳ (sắc phong năm 1714 đời vua Lê Dụ Tông, hiệu Vĩnh Thịnh). Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ xâm lược, người họ Phùng ở hai thôn Phú Nghĩa và Đồng Phú đã có nhiều người con vào bộ đội đánh giặc giữ nước, bảo vệ quê hương, trong hòa bình người họ Phùng luôn đoàn kết cùng các dòng họ xây dựng quê hương, nhiều người đã trở thành cán bộ lãnh đạo của địa phương.
- Xã Phú Phương, thôn Phương Khê: Trao đổi với ông trưởng họ Phùng Văn Lý, tác giả được biết: Cụ tổ dòng họ thôn Phú Phương là cụ Phùng Hữu Khánh, Đến nay, mới biết dòng họ có 18 đời tính từ cụ Phùng Hữu Khánh, với 1.150 đinh, số khẩu 3.000. Họ Phùng ở Phương Khê phân ra các nhánh: Phùng Hữu, Phùng Khắc, Phùng Văn... người họ Phùng ở đây luôn đoàn kết với các dòng họ trong thôn, chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược, nhiều người tham gia bộ đội đánh giặc bảo vệ quê hương đất nước. Trong hòa bình, tích cực lao động sản xuất, xây dựng quê hương, con em dòng họ hiếu học có nhiều người đạt học vị tiến sĩ: Tiến sĩ Phùng Đức; Phó giáo sư - Tiến sĩ Phùng Văn Đồng; Tiến sĩ Phùng Được; Hiệu trưởng - Đại tá - Tiến sĩ Phùng Ngọc Anh; Đại tá - Tiến sĩ Phùng Cao. Nhiều người thành đạt trong lĩnh vực doanh nhân như ông Phùng Văn Sơn, Tổng Giám đốc tổng Công ty Xây dựng Sông Hồng; thành đạt trong lĩnh vực lãnh đạo và quản lý như: ông Phùng Tân Nhị - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Ba Vì; ông Phùng Ngọc Anh - Trưởng phòng giáo dục huyện Ba Vì...
- Xã Tiên Phong, thôn Kim Bí: Trao đổi với ông Phùng Thế Khiêm (trưởng họ) và ông Phùng Thế Hiên, tác giả được biết: Họ Phùng thôn Kim Bí đến nay được biết có 22 đời, số đinh 400, số khẩu 1.500. Là dòng họ có truyền thống văn hiến khoa bảng. Đời thứ8, dòng họ có cụ Phùng Thế Trung đỗ tiến sĩ (một trong 8 nhà khoa bảng Việt Nam được ghi tên cùng tiến sĩ các triều đại phong kiến trong Văn Miếu Quốc Tử Giám), con trai cụ Trung là Chánh nhất phẩm Phùng Thế Quý thuộc đời thứ 9 của dòng họ, cháu cụ là Tri phủ Phùng Thế Khanh.
- Xã Tòng Bạt, làng Tòng Lệnh: Họ Phùng ở khu dân cư 12, làng Văn hóa Tòng Lệnh có gia đình cụ Phùng Văn Hoành sinh năm 1905 và cụ bà Chu Thị Ngưu sinh năm 1909, sinh 10 người con, 4 trai, 6 gái. Tính đến nay, hai cụ có 42 người là con trai, con gái, con rể, cháu nội, cháu ngoại đã phục vụ trong Quân đội liên tục với tổng thời gian hơn 300 năm, có 18 đảng viên, 24 đoàn viên, có 3 đảng viên trên 50 năm, 60 năm tuổi Đảng, có 12 sĩ quan, 30 hạ sĩ quan, 2 liệt sĩ, 6 thương binh, 21 cựu chiến binh. Con rể cả cụ là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Ba Vì, cháu rể cụ là Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Tòng bạt. Gia đình cụ đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương cao quý, trong đó có 1 Huân chương Quân công, 6 Huân chương Chiến công, 7 Huân chương Kháng chiến, và nhiều Huân, Huy chương cũng như các phần thưởng cao quý khác (tư liệu năm 2009).
- Xã Chu Minh: Thôn Vĩnh Phệ và thôn Chu Quyến là làng cổ Hoàng Thệ thuộc xã Vinh Linh, tổng Tây Đằng, phủ Quảng Oai (nay là xã Chu Minh). Hai thôn có 670 hộ, số đinh của thôn Vĩnh Phệ là 312, còn số đinh của thôn Chu Quyến là 105. Theo truyền khẩu, họ Phùng thôn Vĩnh Phệ có hai ngôi mộ tổ: cụ Phùng Văn Dưỡng táng tại chùa Gừng (cụ có con, cháu); cụ Phùng Văn Bạo táng tại chùa Bùi (cụ không có con, cháu). Dòng họ có một cụ ra sông Hồng không biết đi ngược hay đi xuôi. Trước Cách mạng Tháng Tám, người họ Phùng Chu Minh có rất nhiều nhà cổ, chiếm tới hai phần ba nhà cổ ở làng. Các cụ họ Phùng làng Vĩnh Phệ xưa kia chuyên làm ruộng, làm pháp sư, luật sư, làm thuốc nam. Ngày nay, nghề thuốc nam trong dòng họ vẫn có người hành nghề. Sau Cách mạng Tháng Tám, người họ Phùng làng Vĩnh Phệ tham gia hoạt động cách mạng khá đông. Dòng họ có 18 người hy sinh là liệt sĩ, 2 người là thương binh, 1 người là bệnh binh.

 


[1]Theo Trung tướng Phùng Khắc Đăng.
[2]Theo Niên giám tổ chức hành chính Việt Nam.
[3]Theo Niên giám tổ chức hành chính Việt Nam.
 
Tiên sĩ Phùng thảo
HPVN