Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng tài ba, "người anh cả" của lực lượng vũ trang nhân dân qua đời để lại niềm xúc động khôn nguôi trong lòng mỗi người dân đất Việt, từ những cựu chiến binh từng có thời gian làm việc cùng Đại tướng, đến những người dân bình thường.
Trung tướng Phùng Khắc Đăng, Phó Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam đã chia sẻ những cảm xúc, những kỷ niệm sâu sắc về ông:
Tháng 5/2005, tôi có vinh dự được đến báo cáo và xin ý kiến chỉ dẫn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại khu biệt thự Hồ Tây về nội dung tổng kết Công tác Đảng-Công tác chính trị giai đoạn 1975-2005. Đại tướng tuy đã 95 tuổi nhưng đôi mắt của ông rất tinh anh và trí nhớ thật tuyệt vời. Ông nghe tôi báo cáo một cách chăm chú rồi cho những lời chỉ dẫn rất sâu sắc về vai trò của Công tác Đảng-Công tác chính trị, vai trò của Chính ủy, Chính trị viên và nhắc nhở không bao giờ được buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng, không bao giờ được coi nhẹ Công tác Đảng-Công tác chính trị đối với lực lượng vũ trang nói chung và Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng, phải hết sức coi trọng đội ngũ cán bộ chính trị trong Quân đội.
Thời gian làm việc khá dài, sợ Đại tướng mệt, tôi và anh em xin phép ra về. Thay mặt anh em, tôi chúc Đại tướng sống lâu 100 tuổi. Ông nở nụ cười hiền hậu rồi đưa bàn tay phải về phía tôi và nói: Mấy ông thầy bói nói mình sống 104 tuổi đấy. Tôi ngại quá nhưng cũng kịp trấn tĩnh lại và chúc Đại tướng trường thọ. Ông vỗ vào vai tôi cười và nói "phản ứng nhanh đấy."
Ngày ấy qua đi cách đây đã 8 năm rồi. 8 năm qua, tôi đã mang câu chuyện này kể với rất nhiều người và bản thân cũng luôn mong muốn lời tiên đoán ấy là sự thật. Anh em cựu chiến binh thì luôn mong Đại tướng có mặt tại các ngày lễ lớn của năm 2014. Nhưng đột ngột quá, chiều thứ Sáu ngày mùng 4 tháng 10, khi đang công tác tại Tây Nguyên, nhận được tin Đại tướng đi xa, cựu chiến binh chúng tôi nhìn nhau không ai nói lên lời, nét mặt ai cũng tỏ rõ niềm tiếc thương vô hạn tới vị Đại tướng toàn tài, Chủ tịch danh dự của Hội Cựu chiến binh Việt Nam từ khóa 1 đến nay.
Võ Nguyên Giáp là một vị tướng tài ba xuất chúng, không biết bao nhiêu sách báo của Việt Nam và thế giới đã viết về ông, không biết bao nhiêu tướng lĩnh, các nhà văn, nhà báo, nhà nhiếp ảnh đã viết và khắc họa chân dung của ông - một thiên tài quân sự Việt Nam. Còn tôi, những ký ức về Đại tướng qua các lần tiếp xúc với ông đã để lại trong tôi những kỷ niệm thật khó quên.
Nhớ lại hồi tháng 10 năm 1994, với tư cách là Phó tư lệnh Chính trị Quân khu 1, tôi được tháp tùng Đại tướng lên nơi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân ở Nguyên Bình-Cao Bằng để khánh thành Khu di tích lịch sử quân sự nhân dịp 50 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/1994). Đây là dịp hiếm có đối với tôi nên trong suốt cuộc hành trình, tôi đã mạnh dạn xin phép hỏi Đại tướng những kỷ niệm về ngày lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và trận đánh mở đầu của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân diễn ra ở Phai Khắt-Nà Ngần; về xây dựng an toàn khu; về lý do lựa chọn sở chỉ huy của Bộ tổng tư lệnh tối cao.
Ông nói: "Cậu là Chính ủy Quân khu mà ham hiểu biết về lịch sử nói chung và lịch sử trên địa bàn Quân khu quản lý là rất tốt. Người cán bộ chính trị phải am hiểu kiến thức quân sự nhưng không được bỏ qua kiến thức lịch sử."
Ông chậm rãi kể lại cho tôi những điều khái quát nhất về những gì diễn ra trên địa bàn Cao-Bắc-Lạng, Hà-Tuyên-Thái. Càng nghe, tôi càng cảm phục trí nhớ của ông, cảm phục sự lãnh đạo tài tình của Đảng và của Bộ tổng Tư lệnh tối cao trong những thời kỳ khó khăn nhất của cách mạng Việt Nam, những lý giải của ông thật khúc triết để người nghe dễ hiểu.
Đại tướng cũng kể cho chúng tôi nghe những chuyện khi ở với dân trong thời kỳ chống Pháp. Ông nói: "Nhân dân mình tốt lắm, nhân dân đã che chở cho cách mạng, cho Đảng, cho Lãnh đạo cấp cao của Đảng, cho bộ đội rất nhiều. Hồi ấy khó khăn lắm, thiếu thốn đủ mọi bề nhưng nhân dân vẫn không tiếc công sức, vẫn dè xẻn dành dụm từ hạt gạo, củ sắn giúp cách mạng."
Đại tướng cười và nói: "Mình khỏe và sống được đến ngày hôm này là cũng một phần nhờ các dân tộc Việt Bắc và Tây Bắc đấy."
Ông kể thêm: "Hàng năm, bà con dân tộc thường dành dụm cho mình một miếng cao, mình ít uống rượu, chỉ thái lát nhỏ khi ngồi làm việc ban đêm lấy đóm nhỏ đốt lửa hơ qua rồi ngậm, có lẽ vì thế mà sức khỏe của mình giữ được như thế này."
Đang nói, tôi thấy ông ngừng lại, trầm ngâm và đưa mắt nhìn ra xa rồi nói: "Bây giờ về lại nơi đây, được gặp lại nhân dân thấy nhân dân còn khó khăn và nghèo quá. Mình cảm thấy có lỗi với dân, Đảng và Chính phủ vẫn còn có lỗi với dân."
Cảm động nhất là lúc Đại tướng xuất hiện trong lễ cắt băng khánh thành Đài tưởng niệm - nơi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Trời mưa, đường trơn nhưng nhân dân các dân tộc như Tày, Dao, H’Mông, Thái, Lô Lô… đã kéo về khu rừng Trần Hưng Đạo rất đông. Khi Đại tướng xuất hiện, mọi người hò reo vang dội cả khu rừng. Đại tướng đưa hai tay lên ra hiệu cho nhân dân yên lặng. Ông nói một vài câu tiếng Tày, tiếng H’Mông, tiếng Dao. Nhân dân hoan hô Đại tướng và vỗ tay to lắm.
Xong việc, Đại tướng nói lại với chúng tôi: "Xây tượng đài, làm lễ kỷ niệm là rất tốt để giáo dục cho các thế hệ sau này, nhưng các đồng chí phải cùng với cấp ủy và chính quyền địa phương quan tâm hơn nữa đến đời sống của nhân dân, đừng để dân phải khổ, phải đói, phải lo lắng cho dân, nhất là nhân dân các dân tộc ở vùng biên giới. Có vậy dân mới tin Đảng, tin Chính phủ, dân mới làm theo."
Là một quân nhân, và có lẽ như nhiều các tướng lĩnh sỹ quan khác, chúng tôi đã học được nhiều điều về tư tưởng chính trị quân sự, về nghệ thuật chỉ huy, về chiến lược sách lược chiến tranh nhân dân trong chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và chiến tranh biên giới, về đạo đức tác phong, lối sống và tinh thần chấp hành nhiệm vụ do Đảng phân công của Đại tướng. Nhưng cái đọng lại sâu sắc nhất trong ông mà lớp lớp cựu chiến binh chúng tôi rất đáng học tập đó là tư tưởng vì dân, tư tưởng lúc nào cũng nghĩ đến dân, lúc nào cũng mong muốn nhân dân có cuộc sống tốt lành. Ông mất đi để lại một khoảng trống không thể nào bù đắp về những tố chất của một vị tướng thiên tài./.
Trung tướng Phùng Khắc Đăng, Phó Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam đã chia sẻ những cảm xúc, những kỷ niệm sâu sắc về ông:
Tháng 5/2005, tôi có vinh dự được đến báo cáo và xin ý kiến chỉ dẫn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại khu biệt thự Hồ Tây về nội dung tổng kết Công tác Đảng-Công tác chính trị giai đoạn 1975-2005. Đại tướng tuy đã 95 tuổi nhưng đôi mắt của ông rất tinh anh và trí nhớ thật tuyệt vời. Ông nghe tôi báo cáo một cách chăm chú rồi cho những lời chỉ dẫn rất sâu sắc về vai trò của Công tác Đảng-Công tác chính trị, vai trò của Chính ủy, Chính trị viên và nhắc nhở không bao giờ được buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng, không bao giờ được coi nhẹ Công tác Đảng-Công tác chính trị đối với lực lượng vũ trang nói chung và Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng, phải hết sức coi trọng đội ngũ cán bộ chính trị trong Quân đội.
Thời gian làm việc khá dài, sợ Đại tướng mệt, tôi và anh em xin phép ra về. Thay mặt anh em, tôi chúc Đại tướng sống lâu 100 tuổi. Ông nở nụ cười hiền hậu rồi đưa bàn tay phải về phía tôi và nói: Mấy ông thầy bói nói mình sống 104 tuổi đấy. Tôi ngại quá nhưng cũng kịp trấn tĩnh lại và chúc Đại tướng trường thọ. Ông vỗ vào vai tôi cười và nói "phản ứng nhanh đấy."
Ngày ấy qua đi cách đây đã 8 năm rồi. 8 năm qua, tôi đã mang câu chuyện này kể với rất nhiều người và bản thân cũng luôn mong muốn lời tiên đoán ấy là sự thật. Anh em cựu chiến binh thì luôn mong Đại tướng có mặt tại các ngày lễ lớn của năm 2014. Nhưng đột ngột quá, chiều thứ Sáu ngày mùng 4 tháng 10, khi đang công tác tại Tây Nguyên, nhận được tin Đại tướng đi xa, cựu chiến binh chúng tôi nhìn nhau không ai nói lên lời, nét mặt ai cũng tỏ rõ niềm tiếc thương vô hạn tới vị Đại tướng toàn tài, Chủ tịch danh dự của Hội Cựu chiến binh Việt Nam từ khóa 1 đến nay.
Võ Nguyên Giáp là một vị tướng tài ba xuất chúng, không biết bao nhiêu sách báo của Việt Nam và thế giới đã viết về ông, không biết bao nhiêu tướng lĩnh, các nhà văn, nhà báo, nhà nhiếp ảnh đã viết và khắc họa chân dung của ông - một thiên tài quân sự Việt Nam. Còn tôi, những ký ức về Đại tướng qua các lần tiếp xúc với ông đã để lại trong tôi những kỷ niệm thật khó quên.
Nhớ lại hồi tháng 10 năm 1994, với tư cách là Phó tư lệnh Chính trị Quân khu 1, tôi được tháp tùng Đại tướng lên nơi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân ở Nguyên Bình-Cao Bằng để khánh thành Khu di tích lịch sử quân sự nhân dịp 50 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/1994). Đây là dịp hiếm có đối với tôi nên trong suốt cuộc hành trình, tôi đã mạnh dạn xin phép hỏi Đại tướng những kỷ niệm về ngày lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và trận đánh mở đầu của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân diễn ra ở Phai Khắt-Nà Ngần; về xây dựng an toàn khu; về lý do lựa chọn sở chỉ huy của Bộ tổng tư lệnh tối cao.
Ông nói: "Cậu là Chính ủy Quân khu mà ham hiểu biết về lịch sử nói chung và lịch sử trên địa bàn Quân khu quản lý là rất tốt. Người cán bộ chính trị phải am hiểu kiến thức quân sự nhưng không được bỏ qua kiến thức lịch sử."
Ông chậm rãi kể lại cho tôi những điều khái quát nhất về những gì diễn ra trên địa bàn Cao-Bắc-Lạng, Hà-Tuyên-Thái. Càng nghe, tôi càng cảm phục trí nhớ của ông, cảm phục sự lãnh đạo tài tình của Đảng và của Bộ tổng Tư lệnh tối cao trong những thời kỳ khó khăn nhất của cách mạng Việt Nam, những lý giải của ông thật khúc triết để người nghe dễ hiểu.
Đại tướng cũng kể cho chúng tôi nghe những chuyện khi ở với dân trong thời kỳ chống Pháp. Ông nói: "Nhân dân mình tốt lắm, nhân dân đã che chở cho cách mạng, cho Đảng, cho Lãnh đạo cấp cao của Đảng, cho bộ đội rất nhiều. Hồi ấy khó khăn lắm, thiếu thốn đủ mọi bề nhưng nhân dân vẫn không tiếc công sức, vẫn dè xẻn dành dụm từ hạt gạo, củ sắn giúp cách mạng."
Đại tướng cười và nói: "Mình khỏe và sống được đến ngày hôm này là cũng một phần nhờ các dân tộc Việt Bắc và Tây Bắc đấy."
Ông kể thêm: "Hàng năm, bà con dân tộc thường dành dụm cho mình một miếng cao, mình ít uống rượu, chỉ thái lát nhỏ khi ngồi làm việc ban đêm lấy đóm nhỏ đốt lửa hơ qua rồi ngậm, có lẽ vì thế mà sức khỏe của mình giữ được như thế này."
Đang nói, tôi thấy ông ngừng lại, trầm ngâm và đưa mắt nhìn ra xa rồi nói: "Bây giờ về lại nơi đây, được gặp lại nhân dân thấy nhân dân còn khó khăn và nghèo quá. Mình cảm thấy có lỗi với dân, Đảng và Chính phủ vẫn còn có lỗi với dân."
Cảm động nhất là lúc Đại tướng xuất hiện trong lễ cắt băng khánh thành Đài tưởng niệm - nơi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Trời mưa, đường trơn nhưng nhân dân các dân tộc như Tày, Dao, H’Mông, Thái, Lô Lô… đã kéo về khu rừng Trần Hưng Đạo rất đông. Khi Đại tướng xuất hiện, mọi người hò reo vang dội cả khu rừng. Đại tướng đưa hai tay lên ra hiệu cho nhân dân yên lặng. Ông nói một vài câu tiếng Tày, tiếng H’Mông, tiếng Dao. Nhân dân hoan hô Đại tướng và vỗ tay to lắm.
Xong việc, Đại tướng nói lại với chúng tôi: "Xây tượng đài, làm lễ kỷ niệm là rất tốt để giáo dục cho các thế hệ sau này, nhưng các đồng chí phải cùng với cấp ủy và chính quyền địa phương quan tâm hơn nữa đến đời sống của nhân dân, đừng để dân phải khổ, phải đói, phải lo lắng cho dân, nhất là nhân dân các dân tộc ở vùng biên giới. Có vậy dân mới tin Đảng, tin Chính phủ, dân mới làm theo."
Là một quân nhân, và có lẽ như nhiều các tướng lĩnh sỹ quan khác, chúng tôi đã học được nhiều điều về tư tưởng chính trị quân sự, về nghệ thuật chỉ huy, về chiến lược sách lược chiến tranh nhân dân trong chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và chiến tranh biên giới, về đạo đức tác phong, lối sống và tinh thần chấp hành nhiệm vụ do Đảng phân công của Đại tướng. Nhưng cái đọng lại sâu sắc nhất trong ông mà lớp lớp cựu chiến binh chúng tôi rất đáng học tập đó là tư tưởng vì dân, tư tưởng lúc nào cũng nghĩ đến dân, lúc nào cũng mong muốn nhân dân có cuộc sống tốt lành. Ông mất đi để lại một khoảng trống không thể nào bù đắp về những tố chất của một vị tướng thiên tài./.