(Thứ bảy, 29/06/2019, 08:50 GMT+7)

SẮC PHONG BỐ CÁI ĐẠI VƯƠNG PHÙNG HƯNG VÀ PHU NHÂN NGUYỄN THỊ HỒNG LOAN VÀ NGUYỄN THỊ NGỌC NHỊ
 
1- Sắc chỉ cho: Xã Lộc Điền, huyện Thư Trì, tỉnh Thái Bình được theo như trước phụng thờ ở miếu Bố Cái Đại Vương. Theo tuần tiết trải qua, nơi này được ban cấp sắc phong cho phép được phụng thờ thần. Vào năm Duy Tân đầu tiên nhà vua được tấn phong đại lễ cho nên cho nên ngài đã ban chiếu báu gia ơn lớn, cho nên có lễ thăng trật cho thần, đặc biệt dân được y như cũ thờ thần đúng theo lễ quốc khánh đã được ghi trong tự điển của nhà nước. Kính thay!
Ngày 11 tháng 8 năm Duy Tân Thứ 3.

2- Sắc cho: “Linh thông hiển ứng phù khánh hiển trợ thuận hiệu linh chiêu công ý đức tuy lộc hậu đức lưu ái quảng ân hậu trạch bảo dân phụ vật phù vận diễn khánh hùng tài vĩ lược quả đoán anh liệt cương nghị thần uy anh linh thông đoán khoăn hoằng bác nhân hậu anh minh phong công thịnh đức thần mô duệ toán diên thiện tích huống Đại Vương” và “Thái hậu hai cung”, bà là người đức hạnh, đẹp đẽ, cẩn thận, có khí tiết là bậc mẫu nghi sáng suốt thuần khiết. Bà thường hiển hiện linh thiêng bảo vệ người đời, bà là bậc uy nghi, đẹp đẽ, đoan chính, hiền lương khoan hòa giúp đỡ dân tạo thuận lợi được coi là bậc thuần đức thục hạnh phương dung, duyên dáng Thái hậu hai cung là sự hợp lại của hai khí âm dương, nghìn thu sáng láng lưu lại lâu dài mưu lược to lớn tiếng thơm để lại nghi ngút khói hương công lớn như trời cao biển rộng. Nên được bao phong thêm hiệu nhân lúc quốc gia có việc với phương Bắc, phải thi hành lệnh làm lễ nên có việc thăng trật cho thần, gia phong mỹ từ cho thêm hai chữ. Vậy có thể gia phong cho thần làm: “Hiển thông, hiển ứng phù khánh hiển ứng trợ thuận hiệu linh chiêu công ý đức tuy lộc hậu đức lưu ái quảng ân hậu trạch bảo dân phụ vật phù vận diễn khánh hùng tài vĩ lược quả đoán anh liệt cương nghị thần uy anh linh thông đoán khoăn hoằng bác nhân hậu anh minh phong công thịnh đức thần mô duệ toán diên thiện tích huống thông chính cương nghị Đại Vương và Thái hậu hai cung, gia phong là gia hạnh mỹ đức cẩn tiết lệnh nghi minh thục hiển ứng anh linh hộ thế hoằng chúng nghi tư nghiêm đoan lương trinh thuần đoan chính khoan hòa trợ thuận thuần đức thục hạnh phương dung khiêu đào ôn nhu trinh thuận Thái hậu hai cung như sắc cũ.
Ngày 17 tháng 5 năm Bảo Hưng thứ 2.

3- Sắc cho: “Linh thông hiển ứng phù khánh hiển ứng trợ thuận hiệu linh chiêu công ý đức tuy lộc hậu đức lưu khánh quảng ân hậu trạch bảo dân phụ vật phù vận diễn khánh hùng tài vỹ lược quả đoán anh liệt cương nghị thần vũ anh linh thông đoán khoăn hoằng bác nhân hậu anh minh phong công thịnh đức Đại Vương và Thái hậu hai cung” được phong thêm mỹ từ đẹp: “cẩn tiết lệnh minh thục hiển ứng anh linh hộ thế hoằng chúng thị uy tú nghiêm đoan lương trinh thuần đoan chính  khoan hòa trợ thuận”. Thái hậu hai cung là chung đúc mọi tinh túy, là chứa đựng khí anh linh của sông biển như thấy người mãi tồn tại. Người là sự hun đúc tham dự đất trời có công tự khởi thủy, nghiêm nghị mở rộng tham dự vào quẻ khôn có quan hệ đến mọi sự sinh thành, biến hóa của tạo hóa nhiều lần tỏ rõ sự linh ứng, để lại dấu tích thiêng nên được bao phong thích hợp giúp đỡ cho hoàng gia để lại bức dư đồthống nhất. Theo nghi thức lễ lạt nên có thể thăng trật cho thần, gia phong mĩ tự hai chữ: Có thể phong làm: “Linh thông hiển ứng phù khánh hiển ứng trợ thuận hiểu linh chiêu công ý đức tuy lộc hậu khánh lưu khánh quảng ân hậu trạch bảo dân phụ vật phù vận diễn khánh hùng tài vĩ lược quả đoán anh liệt cương nghị thần vũ anh linh thông đoán khoan hoằng bác trạch nhân hậu phong công thịnh đức thần mô duệ toán Đại Vương” và Thái hậu hai cung được gia phong là: “gia hạnh mĩ đức cẩn tiết lệnh nghi minh thục hiển ứng anh linh hộ thế hoằng chúng thị nghi tú nghiêm đoan lương trinh thuần đoan chính, khoan hòa trợ thuận thuần đức thục hạnh, Thái hậu hai cung” như sắc cũ.
Ngày 29 tháng 3 năm Quang Trung thứ 5 

4- Sắc cho: Xã Lộc Điền, huyện Thư Trì, tỉnh Nam Định được theo như cũ phụng thờ ở miếu Bố Cái Đại Vương. Đúng vào lúc này Trẫm làm việc phi thường nhận mệnh sáng của trời lúc nào cũng tâm niệm về công của thần, nên đặc biệt cho phép vùng này được phùng thờ thần dùng theo lễ kính, theo ý của Trẫm.
Kính thay!
Ngày 16 tháng 7 năm Thiệu Trị thứ 6

5- Sắc cho: “Linh thông hiển ứng chính phủ khánh hiển ứng trợ thuận hiệu linh chiêu công ý đức tuy lộc hậu đức lưu khánh quảng ân hậu trạch bảo dân phụ vật phù vận diễn khánh hùng tài vĩ lược quả đoán anh liệt cương nghị thần uy anh linh thông đoán khoan hoằng bác nhân hậu anh minh phong công thịnh đức thần mô duệ đoán Đại Vương và Thái hậu hai cung là: “Gia hạnh mĩ đức cẩn tiết lệnh nghi minh thục hiển ứng anh linh hộ thế hoằng chúng thi nghi tú nghiêm đoan lương trinh thuần đoan chính khoan hòa trợ thuận thuần đức thụ hạnh Thái hậu hai cung” các vị là sự chung đúc anh linh của sông biển của khí càn khôn. Người là những bậc tuyệt diệu thể hiện mọi vẻ đẹp theo đúng vận của thần mang oai của thánh đức là sự cảm ứng âm hưởng nắm then khóa của vũ trụ trấn tú mặc tưởng mang theo báu vật thần khí,tạo nên bức dư đồ linh thiêng vững vàng như thái sơn bàn thạch cho nên có thể gia phong thần. Nay đúng vào lúc Trẫm ban bố xưng hiệu nối tiếp tiền nhân cho nên có thể thăng trật cho thần, gia phong mĩ tự hai chữ. Có thể phong cho thần: “Linh thông hiển ứng phù khánh hiển ứng trợ thuận hiệu linh chiêu công ý đức tuy lộc hậu đức lưu khánh quảng ân hậu trạch bảo dân phụ vật phù vận diễn khánh hùng tài vĩ lược quả đoán anh liệt cương nghị thần uy anh linh thông đoán khoan hoằng trạch bác nhân hậu anh minh phong công thịnh đức thần mô duệ toán diên hy tích huống Đại Vương” và Thái hậu hai cung cũng được gia phong là: “Thạch mĩ đức cẩn tiết lệnh nghi minh thục hiển ứng anh linh hộ thế hoằng chúng thị nghi tú nghiêm đoan lương trinh thuần đoan chính khoan hòa trợ thuận đức thục hạnh phương dung yểu điệu Thái hậu hai cung” như sắc cũ.
  Ngày 21 tháng 5 năm Cảnh Thịnh thứ 4 (1792-1785)

6- Sắc chỉ cho: “Xã Lộc Điền, huyện Thư Trì, tỉnh Nam Định được theo như cũ, phụng thờ ở miếu Bố cái Đại Vương theo tuần tiết. Miền này được đội ơn ban cấp phong sắc chỉ cho dân xã này được phụng thờ. Nay đúng vào lúc Trẫm làm việc phi thường nhận mệnh sáng của trời đặc biệt cho phép  dân được y như cũ phụng thờ thần đúng theo nghi thức của nhà nước dân phải kính theo ý của Trẫm”.
Kính thay!
Ngày 3 tháng 7 năm Tự Đức thứ 3 (1850)

7- Sắc chỉ cho: Xã Lộc Điền, huyện Thư Trì, tỉnh Nam Định được theo như cũ, phụng thờ ở miếu Bố Cái Đại Vương vào năm Minh mệnh thứ 21 đúng vào lúc đức thánh tổ nhân Hoàng đế ta làm lễ lớn mừng thọ 50 tuổi nên theo tuần tiết cung kính trời mà ban chiếu báu, gia ơn lớn, làm lễ thăng trật cho thần theo đúng nghi thức có thể sùng kính truy phong cho thần đặc biệt dùng theo điển lễ y như cũ của nhà nước để thờ thần tôn kính như ý của Trẫm.
Kính thay!
Ngày 16 tháng 6 năm Thiệu Trị thứ 6 (1850)

8- Sắc chỉ cho: Xã Lộc Điền, huyện Thư Trì, tỉnh Nam Định được theo như trước phụng thờ ở miếu Bố cái Đại Vương. Theo tuần tiết trải qua, đã ban cấp sắc phong, cho phép dân được phụng thờ. Vào năm Tự Đức thứ 31, chính vào lúc Trẫm làm lễ lớn mừng thọ 50 tuổi. Vậy theo tuần tiết trải qua có thể ban chiếu báu, gia ơn lớn. Làm lễ thăng trật cho thần, đặc biệt cho phép dân được phụng thờ y như cũ dùng theo lễ được ghi trong tự điển của nhà nước.
Kính thay!
Ngày 24 tháng 11 năm Tự Đức thứ 33.

9- Sắc cho: “Linh thông hiển ứng phù khánh hiển huệ trợ thuận hiệu linh chiêu công ý đức tuy lộc hậu phúc lưu khánh quảng ân hậu trạch khang dân phụ vật phù vận diễn khánh hùng tài vĩ lược quả đoán anh liệt cương nghị thần võ anh linh thông đoán Đại Vương” và Thái hậu hai cung đã được gia phong là: “Gia hạnh mĩ đức cẩn tiết lệnh nghi minh minh thục hiển ứng anh linh hộ thế hoằng chúng thị nghi Thái hậu hai cung”. Các vị là bậc mở đường hợp với thần đức độ trong sạch giúp cho quẻ càn thuần thục trong suốt, là sự chung đúc mọi vẻ đẹp toàn diện của sự tốt lành trong hai khí âm dương thông suốt tông tộc xã tắc đến vạn niên vẫn bất hủ tiếng tăm mãi mãi không hòa nay Trẫm nối tiếp tiên vương tiến phong vương vị ngồi trong chính phủ được tôn phù ở nơi tông miếu xã tắc để củng cố bức hồng đồ nên theo nghi lễ có việc thăng trật cho thần gia phong cho thần mĩ tự hai chữ. Vậy có thể gia phong thần là: “Linh thông hiển ứng phù khánh hiển huệ trợ thuận hiệu linh chiêu công ý đức tuy lộc hậu phúc lưu khánh quảng ân hậu trạch khang dân phụ vật phù vận diễn khánh hùng tài vỹ lược quả đoán anh liệt cương nghị thần vũ anh linh thông đoán khoan hoằng trạch bác Đại Vương” và Thái hậu hai cung có thể phong thêm là: “Gia hạnh mĩ đức cẩn tiết lệnh nghi minh thục hiển ứng anh linh hộ thế hoằng chúng thị nghi tú nghiêm đoan lương Thái hậu hai cung” như sắc cũ.
Ngày 8 tháng 8 năm Cảnh Hưng thứ 28 

10- Sắc cho: “Linh thông hiển ứng phù khánh hiển huệ trợ thuận hiệu linh chiêu công ý đức tuy lộc hậu phúc lưu khánh quảng ân hậu trạch khang dân phụ vật phù vận hậu trạch khang dân diễn khánh hùng tài mĩ lược quả đoán anh liệt cương nghị thần vũ anh linh thôngđoán khoan hoằng trạch bác nhân hậu anh minh  Đại Vương” và Thái hậu hai cung cũng được gia phong là: “Gia hạnh mĩ đức cẩn tiết lệnh nghi minh thục hiển ứng anh linh hộ thế hoằng chúng thị nghi tú nghiêm đoan lương trinh thuần đoan chính Thái hậu hai cung”. Các vị là những bậc mạnh mẽ nắm được quẻ càn có đức hiểu được que khôn giữ đượcđạo trong suốt là sự tác hợp chung đúc mọi vẻ đẹp trong lương năng của hai khí âm dương xuyên suốt mọi sự linh thiêng của tông tộc xã tắc đến vạn năm còn bất hủ tiếng tăm anh linh nhiều lần tỏ rõ. Trầm tư mặc tưởng mà tốt đẹp giúp đỡ cho hoàng gia dựng lên bức hồng đồ khôi phục lại chính lễ. Vào đúng thời vận ấy có thể thăng trật cho thần, gia phong cho thần mĩ tự hai chữ có thể phong thần là: “Linh thông hiển ứng phù khánh hiển huệ trợ thuận hiệu linh chiêu công ý đức tuy lộc hậu phúc lưu khánh quảng ân hậu trạch khang dân phụ vật phù vận diễn khánh hùng tài vĩ lược quả đoán anh liệt cương nghị thần vũ anh linh thông đoán khoan hoằng trạch bác nhân hậu anh minh phong công thịnh đức Đại Vương” và gia phong cho Thái hậu hai cung là: “Mĩ đức cẩn tiết lệnh nghi minh thục hiển ứng anh linh hộ thế hoằng chúng thị nghi tú nghiêm đoan lương trinh thuần đoan chính huệ hòa trợ thuận Thái hậu cung” như sắc cũ.
       Ngày 22 tháng 3 năm Chiêu Thống Nguyên Niên (1787)

11- Sắc cho: “Xã Lộc Điền huyện Thư trì, tỉnh Thái Bình được phụng thờ Thái hậu đệ nhị nương cung. Bà là bậc tôn thần đã bảo vệ đất nước, che chở cho dân nhiều lần tỏ rõ sự linh ứng. Nay vào đúng lúc Trẫm làm lễ lớn mừng thọ 40 tuổi theo tuần tiết trải qua có thể ban chiếu báu gia ơn lớn, làm lễ thăng trật gho thần phong thần làm: “Trinh uyển dực bảo trung hưng tôn thần”. Đặc biệt cho phép dân được phụng thờ thần. Hãy bảo vệ lê dân của Trẫm. Kính thay!
Ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1924)

12- Sắc chỉ cho: “xã Lộc Điền, huyện Thư Trì, tỉnh Thái Bình được theo như trước phụng thờ ở miếu Bố cái Đại Vương. Ngài đã bảo vệ đất nước che chở cho dân, hiển linh, có công đức theo tuần tiết được ban ơn cấp sắc chỉ cho phép dân được phụng thờ. Nay đúng vào lúc Trẫm làm lễ lớn mừng thọ 40 tuổi nên có thể theo tuần tiết được ban chiếu báu gia ơn lớn long trọng làm lễ thăng trật cho thần đặc biệt cho phép dân được y như cũ phụng thờ thần. Dùng theo điển lễ được ghi trong tự điển để đáp lại công lớn của thần. Kính thay!
Ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1924) 

13- Sắc chỉ cho: “xã Lộc Điền, huyện Thư Trì, tỉnh Nam Định được thờ như cũ phụng thờ ở miếu Bố Cái Đại Vương. Theo thần tiết dân được đội ơn thần nên được ban cấp sắc chỉ cho phép xã này được phụng thờ. Nay đúng vào lúc Trẫm làm việc phi thường, nhận mệnh sáng của trời nghĩ đến công ơn của thần nên đặc biệt cho phép dân được y như cũ phụng thờ thần. Dùng như tự điển đúng ý tôn kính thần.
Kính thay!
Ngày 1 tháng 7 năm Đồng Khánh thứ 2 (1888)

14- Sắc cho: “Linh thông hiển ứng phù khánh hiển huệ trợ thuận hiệu linh chiêu công ý đức tuy lộc hậu phúc lưu khánh quảng ân hậu trạch khang dân phụ vật phù vận diễn khánh hùng tài vĩ lược quả đoán anh liệt cương nghị thần vũ anh linh thông đoán khoăn hoằng trạch bác Đại Vương” và Thái hậu của hai cung cũng được gia phong là: “Gia hạnh mĩ đức cẩn tiết lệnh nghi minh thục hiển ứng anh linh hộ thế hoằng chúng thị nghi tú nghiêm đoan lương Thái hậu hai cung”. Các vị là bậc có đức mạnh mẽ của kẻ càn nắm được đạo trong suốt của quẻ khôn là sự hợp lại chung đúc toàn vẹn đẹp đẽ của hai khí đẹp âm dương. Năng lực tốt tươi có thể giúp đỡ xuyên suốt mọi linh thiêng của tông tộc xã tắc đến vạn năm, tiếng thơm mãi mãi có hiệu quả thích nghi. Nay Trẫm nối tiếp bậc vương, được tiến phong vương vị, ngồi trong chính phủ. Theo đúng lễ nghi phải thăng trật cho thần. Gia phong mĩ tự hai chữ cho thần. Có thể phong thần làm: “Linh thông hiển ứng phù khánh, hiển huệ, trợ thuận, hiệu linh, chiêu công, ý đức, tuy lộc, hậu phúc lưu khánh quảng ân hậu trạch khang dân phụ vật phù vận diễn khánh hùng tài vĩ lược quả đoán oanh liệt cương nghị thần vũ anh linh thông đoán khoan hoằng trạch bác nhân hậu anh minh Đại Vương”. Và gia phong cho Thái hậu ở hai cung là: “Gia hạnh mĩ đức cẩn tiết lệnh nghi minh thục hiển ứng anh linh hộ thế hoằng chúng thị nghi tú nghiêm đoan lương trinh thần đoan chính Thái hậu hai cung” như sắc cũ.
Ngày 16 tháng 5 năm Cảnh Hưng thứ 44 

19- Đình Dân Trù, thôn 4 xã Yên Phương, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo thần tích làng Dân Trù, Dựng đình cuối thế kỷ VIII khi Phùng Hưng cùng các nghĩa sĩ hành quân qua làng và quân sĩ nghỉ lại qua đêm tại làng.
Phùng Hưng quê ở Giao Châu, Đường Lâm.
Niên hiệu Đường Đại Tông Đại Lịch Trung Quốc (766-779), nhân Giao Chỉ binh loạn lạc, huynh đệ tương tàn. Hưng cải danh Cự Lão, Hải cải danh Cự Lực dựng cờ khởi nghĩa, phát động dân chúng ở các vùng miền bao vây, tiến công thành Đại La (Tống Bình). Cao Chính Bình chống cự không nổi, lo sợ quá sinh bệnh ở lưng rồi chết. Phùng Hưng vào phủ Đô hộ giữ quyền trị nước được 7 năm thì mất. Quân chúng muốn lập Phùng Hải lên thay nhưng người đầu mục là Bồ Phá Cần, sức có thể dời núi, nhất định không nghe, nên mới lập con của Phùng Hưng là An làm Đô phủ quân, rồi phủ dụ người Man. Phùng An tôn cha mình là Bố Cái Đại Vương, nối ngôi cha được 3 năm.
Phùng Hưng sinh ngày mồng 8 tháng 2 năm Nhâm Dần.
Ông hành quân đến Dân Trù, lập đồn đóng quân nghỉ qua đêm đến hôm sau. Dân làng xin ngài đồn trú để lập đền thờ Phùng Hưng, ngài bằng lòng và cho vàng để sửa sang chốn ấy.
Phùng Hưng hóa: ngày 15 tháng 8.
Năm 791, vua Đức Tông nhà Đường lấy Triệu Xương làm An Nam Đô hộ. Triệu Xương vào nước ta, sai sứ dụ Phùng An. Phùng An và người Man ra hàng, người họ Phùng thế là tan tác hết.
Đình được cấp Bằng Di tích Lịch sử cấp quốc gia.

20- Đình Phương Trù xã Yên Phương, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo thần tích làng Phương Trù, đình dựng cách đây mấy trăm năm. Đình thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng làm Thành hoàng làng.
Phùng Hưng sinh ngày 8 tháng 2, hóa ngày 15 tháng 8.
Đình được cấp Bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

21-  Đình Phú Phong, xã Hồng Phương, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo thần tích làng, trước năm 1949 đình có qui mô lớn, hình chữ công, gồm 5 gian đại bái, 3 gian hậu cung, tảo mạc hai bên (giáp Đông, giáp Bắc), kết cấu đục chạm tinh vi, sơn son thiếp vàng, đầy đủ bộ thờ, bộ lễ, các hiện vật quí bằng đồng, sứ, gỗ.
Phùng Hưng sinh ngày 8 tháng 2, hóa ngày 15 tháng 8.
Đình được cấp bằng di tích cấp tỉnh.

22- Đình Cổ Hạc, làng Thượng Hòa, xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Đình xây đã lâu, trùng tu lần thứ nhất cách đây 300 năm. Hiện nay nhân dân làng Cổ Hạc quyên góp trùng tu đình lần thứ ba.
Tương truyền Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng đã qua làng Thượng Hòa, Gia Thanh, Gia Viễn và mất tại đây.
Thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng làm Thành hoàng làng.

23- Đình Đồng Xuân, xã Gia Xuân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Theo thần tích làng Đồng Xuân, đình dựng cách đây 300 năm.
Hiện nay đình lưu giữ có 6 sắc phong của các triều đại phong thần cho Bố Cái Đại Vương.
Ngày hóa 12 tháng 2 âm lịch.
Bố cái Đại Vương Phùng Hưng là người có công với nước với dân. Vị vua lớn nhân hậu, đã để lại nhiều ân đức trong nhân dân, khi ông mất, nhân dân thương tiếc đã dựng đình thờ ông.
Đình được cấp Bằng di tích lịch sử cấp tỉnh.

24 - Đình làng Vũ Nhì, thôn 5, xã Gia Trấn, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Theo thần phả làng Vũ Nhì, đình dựng vào thế kỷ XV.
Ngày hóa của Bố Cái Đại Vương vào ngày 12 tháng 2, hàng năm dân làng Vũ Nhì tổ chức tế lễ vào ngày 12 tháng 2 để tưởng nhớ vị vua nhân hậu, anh hùng dân tộc đã có công với nước với dân.
Hiện đình còn lưu 6/9 sắc phong triều Lê đã phong thần cho Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng.   
Đình được cấp bằng di tích lịch sử cấp tỉnh.
 
25- Đình Cù Tu, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Theo thần phả làng, đình Cù Tu được xây dựng khá lâu, trải qua biến thiên của lịch sử ngôi đình đã được trùng tu nhiều lần vào thời Lê và thời Nguyễn. Đình nằm trên khu đất cao ráo, tương truyền đình được xây dựng trên lưng con rồng, mặt tiền quay về hướng Tây Bắc. Đình thờ Thiết Công Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và Yên Công, bạn chiến đấu của Phùng Hưng đã có công đứng lên khởi nghĩa lật đổ ách đô hộ của nhà Đường cuối thế kỷ thứ VIII.
Ngày sinh của Bố Cái Đại Vương: 15 tháng 8 năm Bính Dần (726)
Hàng năm dân làng mở hội vào ngày 10 tháng 3 âm lịch để tưởng nhớ công lao Bố Cái Đại Vương.
Đình được cấp bằng Di tích “kiến trúc nghệ thuật” cấp quốc gia.

26- Đình Giáp Nhất, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Theo thần tích làng đình xây cách đây 400 năm, đã được trùng tu vài lần. Đình thờ danh tướng Phùng Luông làm Thành hoàng làng.
Phùng Luông quê ở Cam Giá, châu Phúc Thọ, Tây Sơn. Khi còn trẻ ông rất thông minh, dũng cảm và võ nghệ cao cường.
Ông đã cùng Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng dấy binh khởi nghĩa, lật đổ Cao Chính Bình, chiếm phủ trị, xây dựng chính quyền tự chủ.
Đình được cấp bằng di tích lịch sử cấp quốc gia.

28- Đình Hòa Mục, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đình Thờ ba chị em: Phạm Thị Uyển, Phạm Miện, Phạm Huy.
Theo điển tích thần phả, quê hương nhà Thánh ở trang Thọ Xương, quận Nam Xương có một gia đình là Phạm Huyên (hiệu Minh Dực), vợ là Phùng Thị Thảo (hiệu Diệu Hoa) là chị gái của Phùng Hưng, vợ chồng ăn ở hòa thuận nhưng muộn đường con cái. Ông bà ngày đêm mong mỏi thường đến chùa Thọ Xương cầu cúng. Một ngày kia ông bà được báo mộng có người nối dõi tông đường. Từ đấy bà mang thai và đến giờ Thân ngày 12 tháng 2 năm Ất Mão bà đồng sinh một gái hai trai:
   - Người chị cả đặt tên là Phạm Thị Uyển - tự Á Đại Nương.
   - Người anh là Phạm Miện - tự Đoan Túc.
   - Người em là Phạm Huy - tự Khoan Dung.
Bà chị cả Phạm Thị Uyển đẹp như ngọc như ngà, phong tư cốt cách, mặt hoa da phấn, mắt phượng mày ngài. Đến năm 18 tuổi bà lấy chồng là Mai Thúc Loan, sau này xưng vương là Mai Hắc Đế.
Thời bấy giờ, Đường Minh Hoàng cử tướng Dương Tư Húc đem 10 vạn quân tái chiếm nước ta, bà Phạm Thị Uyển đã cùng các bộ tướng của vua Mai anh dũng chống trả. Cánh quân thủy do bà chỉ huy đã giao chiến ác liệt với quân giặc trên sông Tô Lịch. Thế cùng, bà đã gieo mình xuống sông tuẫn tiết vào ngày rằm tháng bảy. Thi thể của bà được nhân dân trang Nhân Mục vớt lên mai táng, xây cung miếu thờ từ đấy.
Phùng Hưng là cậu ruột của ba chị em bà Uyển. khi Phùng Hưng phất cờ khởi nghĩa, hai ông Phạm Miện và Phạm Huy theo cậu cầm quân giết giặc được cử làm bộ tướng đã đem quân vây phủ Tống Bình, khi Phùng Hưng dẹp xong giặc dân tôn vinh Bố Cái Đại Vương. Phùng Hưng đã ban thưởng chư tướng, hai ông Phạm Miện và Phạm Phạm Huy được làm chư tướng trong phủ. Sau này hai ông trở về quê mua đất lập hành cung, mua công điền công thổ để sau này thờ cúng. Hai ông đã mắc bệnh và cùng tạ thế vào ngày mồng 2 tháng 12. Thế là hai ông đồng sinh đồng hóa. Sau khi hai ông mất nhân dân trang Nhân Mục lập miếu thờ. Hai đức thánh ông đồng sinh đồng hóa, sinh vi tướng, tử vi thần. Đến thời nhà Minh xâm lược nước ta (thế kỷ XV), trên đường tiêu diệt quân giặc, Lê Lợi qua sông Nhị Hà vào sông Tô Lịch, ban đêm ông đã nghỉ lại hai miếu, được thần báo mộng phù trợ diệt giặc. Sau ngày thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế đã hạ chỉ giao Bộ Lễ ban tặng ba đạo sắc phong Tam vị Đại vương: Sắc phong Thượng Lang Á Đại Nương - Chính lịnh Nghi Uyển Mị - Khiêm Sung Đại Vương; Sắc phong Bến Lang - Dũng Dược Đoan Túc - Cung Chung Vũ Đại Vương; Sắc phong Hữu Lang - Bản Cảnh Thành Hoàng - Khoan Dung Đốc Hậu - Anh Linh Đại Vương. Đến triều đại Nguyễn (thế kỷ XIX) các triều vua: Minh Mạng, Tự Đức, Thành Thái, Duy Tân, Đồng Khánh, Khải Định đã ban tặng 12 đạo sắc phong Tam vị Đại Vương.
Đình được cấp Bằng di tích lịch sử cấp quốc gia.

29- Đình Trong, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Đình được xây dựng khá lâu, nhân dân thờ Khiêm Sung Đại Vương Phạm Thị Uyển.
Đình được cấp Bằng di tích lịch sử cấp quốc gia.

30- Đền Dục Anh phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. 
Đền Dục Anh thờ Khiêm Sung Đại Vương Phạm Thị Uyển.
Đền được cấp Bằng di tích lịch sử cấp quốc gia.

31- Miếu Đoài xã Du Lễ, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
Theo các cụ cao lão và tương truyền ở làng, miếu xây từ cuối thế kỷ VIII. Bố Cái Đại Vương đã về Du Lễ, sau này, vua Trần Nhân Tông cũng về Du Lễ.
Miếu hiện nay lưu giữ 6 Đạo Sắc phong.
Trương Nữu sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống chống giặc ngoại xâm phương bắc. Cha Trương Nữu là Trương Liễu là một tướng tài giỏi của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722) chống lại quân Đường. Khi cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan bị dìm trong biển máu, Trương Liễu lui về thôn Du Lễ huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, xứ Hải Dương (nay là xã Du Lễ, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng). Tại đây, do mến cảnh, yêu người, Trương Liễu xin nhập tịch và lấy vợ.
Thần phả làng ghi Trương Nữu “có sức khỏe hơn người, nhổ được cây to, cử được tảng đá lớn”. Khi Phùng Hưng phất cờ khởi nghĩa (766-791) chống bọn đô hộ nhà Đường, Trương Nữu tình nguyện tham gia khởi nghĩa và được phong là Đại tướng quân rồi Đại tư mã. Trương Nữu đã tham gia chiến đấu dũng cảm, làm bị thương tên quan đô hộ Cao Chính Bình. Khởi nghĩa thắng lợi, Phùng Hưng sắp xếp việc trị nước, sau đó mắc bệnh rồi hóa. Con là Phùng An nối nghiệp cha. Khi đó, Trương Nữu phụ chính Phùng An rất tận tâm. Vì thế Phùng An tôn ông là Thái Vương. Do mâu thuẫn nội bộ giữa phe Phùng An và Bồ Phá Cần với phe Phùng Hải làm cho lực lượng của ta suy yếu. Khi quân Đường đưa viện binh sang xâm lược, Phùng An chống đỡ không nổi phải đầu hàng. Trương Nữu và một số tướng Đỗ Anh Luân, Đỗ Anh Cán hợp nhau lại kiên quyết chống lại quân Đường suốt mấy tháng trời. Khi quân Đường đem quân đến đánh, Trương Nữu rút về núi Vũ Ninh, ít lâu sau ông bị bệnh rồi mất tại đó.
Sau này nhân dân xã Du Lễ đã dựng miếu Đoài và thờ ông làm Thành hoàng xã Du Lễ. Trong miếu vẫn còn bức hoành phi cổ ghi 4 chữ lớn: “Phùng gia huân tướng”, có nghĩa là vị tướng có nhiều công huân lớn triều Phùng.
Miếu được cấp Bằng di tích lịch sử cấp quốc gia.
 
32- Đình Đồng Tử phường Phù Liễn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng thờ Phùng Thị Trinh và ba người con của bà là Trương Phán, Trương Dị, Trương Thanh.
Theo thần tích và tương truyền trong làng, Trương Đồng Tử người làng Đồng Tử, huyện An lão (nay phường Phù Liễn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng), ông là người chính trực, trung hậu. Ông kết duyên cùng bà Phùng Thị Trinh, là chị gái Phùng Hưng, người Đường Lâm, xứ Sơn tây. Bà Phùng Thị Trinh đã có thai, sinh một lần được 3 con trai. Ông đặt tên cho con là Trương Phán, Trương Dị, Trương Thanh. Ông bà hết lòng nuôi dạy 3 con, cho con học cả văn lẫn võ. Khi Phùng Hưng phất cờ khởi nghĩa đánh bọn đô hộ nhà Đường Cao Chính Bình, Phùng Hưng giao cho bà Phùng Thị Trinh vận động dân vùng ven biển Kiến Thụy, An lão, An Dương và tập hợp lực lượng, cất giữ lương thảo… Khởi nghĩa nổ ra, bà Phùng Thị Trinh đã cùng ba người con đem cánh quân ở vùng xứ Đông ứng nghĩa. Phủ đô hộ bị vây hãm, Cao Chính Bình lo sợ phát bệnh mà chết, Phùng Hưng vào phủ Tống Bình lo việc cai trị đất nước và lên làm vua. Nhân dân tôn xưng ông là Bố Cái Đại vương. Nhà vua đã ban cho bà Phùng Thị Trinh là công chúa, dân tôn kính gọi là Đức bà, cho ba anh em họ Trương đều có quan tước. Sau khi Phùng Hưng mất, Trương Phán, Trương Dị, Trương Thanh tiếp tục giúp con vua là Phùng An và cả ba đều hy sinh vì đất nước. Nhân dân phường Phù Liễn đã lập đình Đồng Tử thờ cả bốn mẹ con. Hiện nay ở quận Kiến An, thành phố Hải Phòng có phố Phùng Thị Trinh.
Đình được cấp Bằng di tích lịch sử cấp thành phố.