HỌ PHÙNG LÂM HÀ - LÂM ĐỒNG
Nhà thơ Phùng Hiệu
Vào những năm 70 của thế kỷ 20, Lâm Hà là vùng đất hoang sơ, hẻo lánh thuộc tỉnh Lâm Đồng. Đây là vùng đất cao nguyên thoai thoải núi đồi, mấp mô, gợn sóng, bị chia cắt bởi nhiều sông suối, đầm hồ. Dọc theo địa hình về phía Tây Bắc chỉ rải rác vài bản làng của người dân tộc bản địa Cơ Ho. Họ sống bằng nghề trồng trọt, săn bắn xen lẫn với một số tàn quân Fulro còn lén lút hoạt động.
Năm 1976, Ban Kinh tế mới của thành phố Hà Nội cử một nhóm thanh niên còn rất trẻ lên đường vào cao nguyên Lâm Hà làm công tác khảo sát để chuẩn bị cho một cuộc di dân theo diện kinh tế mới. Sau một thời gian băng rừng vượt suối, thăm dò địa chất, nguồi nước, thổ nhưỡng, khí hậu… đoàn công tác đã nhận thấy nơi đây là vùng đất phì nhiêu, màu mỡ, điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc trồng trột, canh tác, sản xuất nông nghiệp. Họ vui mừng báo cáo kết quả khảo sát về Hà Nội.
Đến năm 1979, theo kế hoạch đã định hướng, hàng trăm hộ dân các huyện Thạch Thất, Đan Phượng, Phúc Thọ, Hoài Đức, Hà Tây thuộc vùng ven Hà Nội lần lượt di cư vùng đất này khai hoang lập nghiệp. Tại đây, những chàng trai, cô gái Hà Nội đã lao động cật lực và hàng chục ngàn ha đất được khai phá, hàng ngàn căn nhà được dựng lên, hàng chục con đường nông thôn được mở… Năm 1987, huyện mới Lâm Hà được thành lập. Từ đây, hệ thống điện, đường, trạm xá, trường học từ mầm non tới trường cấp III (THPT)... được hình thành. Kịp đến khi 2 vạn người Thủ đô vào xây dựng quê hương mới đã có những điều kiện tối thiểu để an cư, để những cái tên Nam Ban, Lán Tranh, Hoàn Kiếm, Hai Bà, Đống Đa, Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh, Đan Phượng... đi vào lịch sử của vùng đất mới. Từ đó, vùng kinh tế mới Hà Nội hợp vào với những vùng đất Đinh Văn, Tân Văn, Đạ Đờn, Phi Tô, Phú Sơn... để trở thành cái tên đầy nghĩa tình Lâm Hà (tức lấy hai chữ Lâm Đồng và Hà Nội ghép thành Lâm Hà).
Từ đó, nền kinh tế Lâm Hà bắt đầu khởi sắc và phát triển. Những nông sản đặc trưng nổi tiếngnhư: gạo thơm Tân Văn, nếp Tân Hà, chè Lán Tranh, chuối La Ba, cà phê Phú Sơn, rượu Cát Quế v.v… được bày bán trên thị trường và được người dân cả nước biết đến và vùng đất trù phú này thu hút được người dân các tỉnh đổ về làm ăn sinh sống. Những đứa trẻ dần dần được sinh ra và lớn lên trên vùng đất này, dù bố mẹ có gốc gác ở đâu, Hà Nội hay Nghệ An, Quảng Nam hay Thừa Thiên Huế, người Mông từ Tây Bắc hay người Cơ Ho bản địa..., tất cả đều nói tiếng Hà Nội - Một Hà Nội thu nhỏ tại Lâm Hà, Lâm Đồng.
Theo chân những người Hà Nội vào khai khẩn nơi đây, ngoài những gia đình mang họ lớn như Trần, Nguyễn, Lê… còn có hàng chục gia đình họ Phùng cùng di cư vào tham gia khai phá đất hoang, xây dựng làng mạc, ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế nông nghiệp. Nhờ chí thú làm ăn, nhiều gia họ Phùng nơi đây trở nên khấm khá, có cuộc sống hạnh phúc, ấm no, công việc khởi sắc. Một số gia đình có người tham gia hoạt động công tác tại chính quyền địa phương, tham gia các công việc xã hội, vào Lực lượng Vũ trang Nhân dân và trở thành những gia đình tiêu biểu, gương mẫu, nổi bật như gia đình cụ Phùng Thu, Phùng Quang Lịch, Phùng Văn Thắng, Phùng Văn Minh… Đến ngày nay, đa số những người con họ Phùng tại Lâm Hà đều có cuộc sống ổn định, khấm khá, con cái trưởng thành, trong đó có nhiều người thành đạt.
Một trong những gia đình họ Phùng gương mẫu, có con cái làm ăn thành đạt tham gia công tác trong chính quyền địa phương tại đây là gia đình ông Phùng Văn Thu, một trong 34 hộ gia đình đầu tiên của huyện Thạch Thất - Hà Nội vào xây dựng Kinh tế mới tại Tân Hà, Lâm Hà, Lâm Đồng.
Ông Phùng Văn Thu sinh năm 1932, vợ là bà Nguyễn Thị Điêu, sinh năm 1930 (cụ bà mất năm 1984, cụ ông mất năm 2019). Nguyên quán tại thôn Bình Xá, xã Bình Phú, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
Cuối năm 1979, thực hiện chủ trương đi xây dựng vùng Kinh tế mới Lâm Đồng, ông bà đã đưa các con vào đây, khai khẩn đất hoang xây dựng kinh tế và dần dần ổn định cuộc sống, trở thành một gia đình họ Phùng tiêu biểu tại vùng đất mới này. Sau ngày nghỉ hưu, ông tham gia hoạt động sáng tác thi ca tại Phòng Văn hóa Thể thao huyện Lâm Hà, là chủ nhiệm CLB thơ ca Lâm Hà. Ngoài ra ông còn có người con trai thứ 3 tên Phùng Văn Quyến tham gia vào bộ máy chính quyền xã Tân Hà, từng làm chủ tịch UBND xã Tân Hà 2 nhiệm kỳ và là bí thư Đảng ủy xã.
Năm 2014, hưởng ứng việc xây dựng một nhà thờ họ Phùng tại Lâm Hà, ông ủng hộ chủ trương và lập tức kêu gọi bà con họ Phùng tại Lâm Hà tham gia đóng góp tiền bạc và công sức để triển khai công việc. Trong công việc dòng họ, ông nêu cao tinh thần, ý thức trách nhiệm và sự tôn kính đối với tổ tiên họ Phùng, thể hiện rõ sự nhớ ơn đối với những bậc tiền nhân, những anh hùng dựng nước, những công thần khai quốc họ Phùng. Với ý nghĩ đó, ông tác động đến người con trai thứ tư của mình là Phùng Văn Ngọc (còn có tên là Luyện) để hiến đất xây dựng nhà thờ Họ Phùng Việt Nam tại Lâm Hà. Là chủ một doanh nghiệp thành đạt và khá giả tại vùng đất Tân Hà, lại là người có tâm, có ý thức và biết tự hào về dòng họ của mình, giống với quan điểm và tấm lòng của người cha, anh Phùng Văn Ngọc hưởng cuộc vận động xây dựng nhà thờ để có nơi thờ cúng tổ tiên có nhiều công lao từ ngàn năm trước. Anh quyết định hiến 5.000 m2 đất tại Tân Hà và tiến hành bắt tay vào cùng với anh trai Phùng Văn Quyến và một số anh em họ Phùng khác như nhà thơ, nhà báo Phùng Hiệu (Phùng Văn Hiệu), Tiến sĩ Phùng Thế Tám, ông Phùng Quốc Mẫn, Phùng Quốc Hưng tiến hành xây dựng nhà thờ Họ Phùng Việt Nam trên khuôn viên đất do anh hiến tặng. Năm 2015, nhà thờ được khởi công xây dựng phần hạ tầng giai đoạn 1 và đến năm 2018, chính thức thi công phần nhà thờ giai đoạn 2, đến gần cuối năm 2020 nhà thờ cơ bản sẽ hoàn thành. Ngoài việc xây dựng nhà thờ, anh cùng với nhà thơ, nhà báo Phùng Hiệu, nhà văn Phùng Văn Khai, anh Phùng Quốc Hưng công đức số tiền lớn để đúc 3 tượng đồng gồm: tượng Đức vua Phùng Hưng, tượng Quan Thái Phó Phùng Tá Chu và tượng Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan để thỉnh về thờ cúng trong chính điện nhà thờ. Trong quá trình xây dựng, anh chính là người cúng dường đất đai, công đức tiền bạc và công sức nhiều nhất để có được nhà thờ họ Phùng Việt Nam trên mảnh đất Lâm Hà, Lâm Đồng ngày nay. Công lao đó của anh và gia đình anh thật hết sức ý nghĩa và to lớn đối với dòng tộc.
Ông bà Phùng Văn Thu có 9 người con:
Gia đình ông đi Xuân đi làm công nhân tại Bảo Lộc - Lâm Đồng vào năm 1977. Sau khi bố mẹ đưa các em vào Lán Tranh - Tân Hà. Ông Xuân cùng vợ con hiện sinh sống tại xã Hoài Đức, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
Hiện nay các con của ông bà đều sinh sống tại xã Tân Hà - Lâm Hà - Lâm Đồng và là những công dân thành đạt tại địa phương.
Ngoài gia đình ông Thu, một gia đình họ Phùng tiêu biểu khác cũng đóng góp nhiều công sức cho sự phát triển vùng đất Lâm Hà đó là gia đình ông Phùng Quang Lịch, một người con gương mẫu của họ Phùng có nhiều năm công tác trong Lực lượng Vũ trang Nhân dân, cũng là người tiên phong đi khai hoang, mở đất Xây dựng vùng kinh tế mới tại Lâm Hà, Lâm Đồng.
Ông Phùng Quang Lịch, sinh năm 1930 tại Vân Nam, Phúc Thọ, Hà Nội. Năm 1950, ông lập gia đình, năm 1952, hưởng ứng lệnh tổng động viên kháng chiến chống Pháp cứu nước, ông tham gia nhập ngũ và là một trong những người lính tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1953 - 1954 lịch sử. Sau khi góp một phần công sức cho cuộc chiến thắng lịch sử đi đến kí kết hiệp định Giơ-ne-vơ. Năm 1956, sau khi hoàn thành nghĩa vụ, ông về lại quê quán sinh sống cùng gia đình. Đến năm 1964, theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông tái ngũ vào chiến trường miền Nam tham gia nhiều trận đánh, là người góp mặt trong chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam Việt Nam. Sau đó, ông lại tiếp tục nhận nhiệm vụ mới tại khu Tuyên Đức, nay thuộc Đức Trọng, Lâm Đồng.
Sau ngày đất nước thống nhất, với sự nhiệt huyết và tinh thần yêu nước, ông xung phong nhận nhiệm vụ xây dựng Lực lượng vũ trang tại huyện vùng núi Đức Trọng. Trong những ngày đầu gian khổ nơi rừng thiêng nước độc, trong điều kiện thiếu thốn trăm bề, nhưng ông vẫn và là một nhân tố gương mẫu đầu tiên của lực lượng vũ trang huyện Đức Trọng, Lâm Đồng với nhiệm vụ giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên vùng đất mới.
Những năm 1976 - 1977, cùng với nhiệm vụ khai hoang, mở đất, phát triển sản xuất, bên cạnh đó ông còn tham gia lãnh đạo các lực lượng bộ đội, công an địa phương truy quét bọn phản động có vũ trang FULRÔ, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội để bà con nhân dân yên tâm khai khẩn phát triển kinh tế, mở rộng vùng đất về phía Tây Bắc để hình thành huyện Lâm Hà giàu đẹp ngày nay.
Từ năm 1976, ông là một trong những người đầu tiên về quê vận động người thân, gia đình, bà con vào đây xây dựng quê hương thứ hai tại vùng đất mới Đức Trọng, Lâm Hà, Lâm Đồng.
Gia đình ông Phùng Quang Lịch gồm có các con cháu :
1. Con gái Phùng Thị Thanh Hải sinh năm 1952
2. Con trai: Phùng Khắc Thanh sinh năm 1956
3. Con trai: Phùng Quang Khiết sinh năm 1959 từng học trường trung học Kỹ thuật Bảo lộc Lâm Đồng từ 1976-1980. Sau đó công tác tại Trung tâm Bò sữa Đức Trọng. Năm 1990 chuyển về Lâm Hà làm Bác sĩ Thú y tại Trung tâm Nông nghiệp Lâm Hà. Hiện đã nghỉ hưu và sinh sống cùng gia đình tại Tân Hà, Lâm Hà, Lâm Đồng.
Ông Phùng Văn Khiết có 3 con trai:
- Phùng Thanh Liêm (Cháu nội ông Lịch) sinh năm 1983 sống tại Tân Hà, Lâm Hà, Lâm Đồng.
- Phùng Quốc Hưng (Cháu nội ông Lịch) sinh năm 1985 là Đại úy sĩ quan QĐNDVN đang cùng gia đình và vợ con sinh sống tại quận Gò Vấp, TPHCM, công tác tại Bộ Chỉ huy QS tỉnh Đồng Nai với chức vụ Trưởng Ban Cơ yếu. Anh Hưng là người có tâm và quan tâm đến các công việc xây dựng dòng họ Phùng. Trong quá trình xây dựng nhà thờ Họ Phùng tại Lâm Hà, anh đã ủng hộ một số tiền nhỏ để hỗ trợ xây dựng và đúc tượng tổ tiên. Nhận xét về vùng đất mới, nơi mình sinh ra và lớn lên, cũng là nơi đang xây dựng nhà thờ Họ Phùng Việt Nam, anh Hưng nói: “Vùng Kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng và huyện Lâm Hà ngày nay là kết tinh của bao tâm huyết, trí tuệ của các thế hệ lãnh đạo của thành phố Hà Nội và tỉnh Lâm Đồng; lãnh đạo của Vùng Kinh tế mới và huyện Lâm Hà; chứa bao mồ hôi, công sức của cha ông ta, của các thanh niên tiền trạm, của cán bộ biệt phái và nhân dân các dân tộc huyện Lâm Hà qua các thời kỳ. Vì vậy, tôi luôn nhận thấy cần nỗ lực cố gắng tiếp tục vun đắp truyền thống của Vùng Kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng - huyện Lâm Hà và tình đoàn kết giữa Lâm Đồng và thành phố Hà Nội ngày càng phát triển, góp phần xây dựng huyện Lâm Hà ngày càng giàu đẹp. Tiếc rằng xa quê đã lâu, thế hệ cha ông giờ không còn nữa, bao tháng năm vất vả vật lộn mưu sinh dựng xây vùng đất mới, nay điều kiện kinh tế đã khá hơn, cũng là lúc những người con nơi đây nói chung và những người con họ Phùng nói riêng tìm về quê cha đất tổ, tìm về nguồn cội, họ mạc, phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn. Mặt khác ông cha ta đã từng dạy: "Con người có tổ có tông, như cây có cội, như sông có nguồn". Trong quá trình học tập công tác, và tìm về nguồn cội, với tôn chỉ gắn kết họ tộc, mong muốn được kết nối, phát huy truyền thống quý báu của cha ông, duy trì cho thế hệ mai sau biết ơn, khắc ghi và tự hào về cha ông. Việc thành lập Hội đồng Họ Phùng để thực hiện mục đích cao đẹp đó”, anh Hưng chia sẻ.
- Phùng Đức Thành (Cháu nội ông Lịch) sinh năm 1987 đang sinh sống tại Lâm Hà, Lâm Đồng.
Cũng là người con họ Phùng theo chân những người đi trước vào xây dựng kinh tế huyện Lâm Hà có anh Phùng Văn Thắng là cựu sĩ quan Phòng không - Không quân. Sinh ra tại Hoài Đức, Hà Nội, sau ngày đất nước thống nhất, anh Thắng nhập ngũ trong Quân chủng PKKQ. Năm 1984, anh xuất ngũ và lập gia đình sinh sống tại Hà Nội. Nghe nói vùng đất Lâm Hà có nhiều gia đình họ Phùng vào làm ăn sinh sống phát triển kinh tế khá giả, năm 1999, anh đưa gia đình vợ con vào đây làm ăn sinh sống. Với tính cần cù chịu khó, anh đã khai hoang được hơn 2 ha đất để trồng trọt canh tác và có được cuộc sống ổn định, con cái học hành đến nơi đến chốn và có người con thứ 4 là sĩ quan QĐNDVN.
Ông Phùng Văn Thắng có 4 người con:
Bên cạnh hai gia đình ông Thu và ông Lịch, ông Khiết, ông Thắng, tại xã Tân Hà Huyện Lâm Hà còn có gia đình ông Phùng Văn Minh cũng từng là quân nhân xuất ngũ, có cuộc sống ổn định tại Lâm Hà, có con trai là Phùng Quang Tư hiện là Thiếu tá QĐNDVN.
Ông Phùng Văn Minh sinh năm 1944 tại Phúc Thọ, Hà Tây. Năm 1965 ông nhập ngũ tại Quân Khu Việt Bắc, năm 1968 chuyển về làm công tác huấn luyện tại Sĩ quan Đặc công tại Bộ Tư lệnh 305 có vợ tên Hoàng Thị Hồng cũng là quân nhân phục vụ ngành Y tại Viện 91, QK1. Năm 1972, khi xuất ngũ về Hà Tây làm ăn sinh sống. Ông có người em vợ làm ăn sinh sống tại huyện Lâm Hà. Nghe người em vợ nói vùng đất Lâm Hà đất tốt phì nhiêu, điều kiện thuận lợi cho việc trồng trọt, canh tác nông nghiệp. Năm 1992, theo sự động viên của người em, ông đưa gia đình vào đây lập nghiệp. Tại đây, ngoài công việc khai thác nông nghiệp, ông còn tham gia xây dựng Hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi và hoạt động tích cực trong vai trò Chi Hội trưởng tại địa phương và là gia đình văn hóa có các con cháu thành đạt.
Ông Phùng Văn Minh hiện có 4 người con:
Trong quá trình hình thành và phát triển huyện Lâm Hà, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, từ mấy mươi hộ họ Phùng ban đầu vào khai hoang, đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng có trên dưới 1.000 hộ gia đình họ Phùng di cư vào đây sinh sống. Dù xa quê hương nhưng các gia đình họ Phùng nơi đây vẫn giữ được truyền thống, bản sắc văn hóa của người Hà Nội. Và điều quan trọng là họ giữ được nét đặc trưng thờ cúng ông bà, tổ tiên, biết ghi nhớ công ơn của bậc sinh thành, nhớ về nguồn cội, luôn phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta qua mấy ngàn năm văn hiến.
Huyện Lâm Hà nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Lâm Đồng. Bắc giáp huyện Đam Rông. Nam giáp huyện Di Linh. Tây giáp tỉnh Đắk Nông. Đông giáp TP Đà Lạt và huyện Đức Trọng.
Thông tin sơ lược:
Diện tích: 1.587,6km2
Dân số: 131.900 người (2004)
Mật độ: 83 người/km2
Huyện lỵ: thị trấn Đinh Văn.
Bao gồm thị trấn Đinh Văn, thị trấn Nam Ban và 14 xã là Phi Tô, Đạ Đờn, Đạ K’Nàng, Phú Sơn, Gia Lâm, Mê Linh, Hoài Đức, Liên Hà, Đan Phượng, Phúc Thọ, Đông Thanh, Tân Thanh, Tân Hà, Tân Văn.
Lịch sử
Lâm Hà là huyện kinh tế mới của tỉnh Lâm Đồng, được thành lập 1987. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì sự ra đời của huyện gắn liền với sợi di dân của người Hà Tây vào làm ăn sinh sống tại tỉnh Lâm Đồng. Khi mới thành lập, diện tích của huyện Lâm Hà bao gồm cả phần phía Tây của huyện Đam Rông ngày nay. Trước khi thành lập, toàn bộ diện tích của huyện Lâm Hà thuộc về hai huyện Lạc Dương và Đức Trọng. Phần lớn diện tích thuộc khu vực vùng sâu vùng xa của tỉnh.
Điều kiện tự nhiên
Địa hình huyện Lâm Hà có dạng cao nguyên mấp mô, gợn sóng, bị chia cắt bởi nhiều sông suối, hồ đầm. Độ cao trung bình 1.000m so với mặt biển, cao nhất là dãy Hòn Nga có 4 ngọn cao trên 1.900m, trong đó đỉnh Hòn Nga cao 1.998m. Từ dãy Hòn Nga, địa hình thấp dần về 2 phía Đông Nam và Tây Bắc, thấp nhất là thôn Phi Có (xã Rô Men) có độ cao 497m.
Sông Đa Dâng và sông Đa Nhim là 2 nhánh đầu nguồn của sông Đồng Nai đều chảy qua địa phận Lâm Hà. Các dòng suối Cam Ly, Đa Mê, Đa Sê Đăng, Đạ K’Nàng đều theo hướng Bắc Nam đổ vào sông Đa Dâng ở phía Nam của huyện. Lâm Hà có một số hồ và đầm như: hồ Ka Ni, Đạ Sa, Đạ Tông, Ri Hin, Bãi Công; các đầm Voi, đầm Đĩa.....
Tiềm năng
Lâm Hà là vùng đất mới khai hoang, tầng dầy canh tác lớn, độ phì cao, điều kiện khí hậu thuận lợi, sản xuất nông nghiệp thực sự là thế mạnh, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện. Diện tích canh tác năm 1997 của huyện là 27.700ha. Sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng như: gạo thơm Tân Văn, nếp Tân Hà, chè Lán Tranh, chuối La Ba, cà phê Phú Sơn, rượu Cát Quế v.v… Bên cạnh đó, diện tích trồng cây công nghiệp cũng không ngừng phát triển. Năm 1999 diện tích trồng cây công nghiệp là 24.778ha, chủ yếu là cà phê, dâu tằm và chè. Toàn huyện có khoảng hơn 90.000ha rừng, chiếm 57,34% diện tích tự nhiên. Độ che phủ của rừng còn lớn, trữ lượng gỗ đạt 7 triệu mét khối và 85 triệu cây tre nứa. Ngoài các loại gỗ thông dụng còn có nhiều loại gỗ quý hiếm như cẩm lai, trắc, gõ, sao, xá xị. Đặc biệt trong rừng còn có nhiều loại dược liệu tự nhiên và có khả năng trồng với diện tích lớn như: sâm Bố Chính, sâm cau, sâm chân rết, tam thất, sa nhân, đỗ trọng, canh ki na, quế v.v…
Địa hình dốc, nhiều ao đầm, sông suối không chỉ mang đến cho huyện tiềm năng về thuỷ điện, thuỷ lợi mà còn tạo ra nhiều cảnh quan du lịch độc đáo. Nhiều thác nước đẹp và hùng vĩ như thác Voi ở Nam Ban, thác Liên Chi Nha ở Tân Thanh, thác Nếp ở Phúc Thọ là những thắng cảnh thu hút khách du lịch của huyện.
Giao thông
Trên địa bàn huyện có quốc lộ 27 đi qua, nối với quốc lộ 20 ở ngã ba Liên Khương, chạy đến thành phố Buôn Ma Thuột, đoạn qua địa phận Lâm Hà dài 77 km. Đây là tuyến đường quan trọng nối với các xã vùng sâu, vùng xa ở phía bắc, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng này. Tỉnh lộ 725 nối Lâm Hà với thành phố Đà Lạt có 29km đi qua địa phận Lâm Hà, được chia làm 2 đoạn: nối với quốc lộ 27 ở N’Thôn Hạ đi Tà Nung và nối với quốc lộ 27 ở Đinh Văn đi Tân Hà. Đây là tuyến đường nối liền trung tâm huyện với 2 vùng kinh tế quan trọng của huyện là Nam Ban và Lán Tranh.