(Thứ bảy, 20/02/2016, 09:23 GMT+7)
Trong các nhà thơ thời hậu chiến, có một nhà thơ để lại ấn tượng khá lớn cho bạn đọc, đó là Phùng Khắc Bắc. Một nhà thơ mà lúc sinh thời không mấy ai biết tuổi tên, chỉ khi anh qua đời mọi người mới nhận biết được qua những dòng di cảo đầy những ưu tư sang tạo. Thơ Phùng Khắc Bắc không có kiểu hay dạng thông thường. Nó có phần gần với văn xuôi, trộn lẫn giữa chất thơ và chất đời. Nó cũng không có cái thanh thoát, hào sảng của những ngôi sao đang lên. Về một khía cạnh nào đấy, nó có vẻ gần gũi hơn với những cảnh đời sống với cơm áo, với hệ luỵ của đói nghèo.

 

Thơ đã lộ rõ ra anh không phải là người giàu có. Lại còn nghèo nữa, nghèo và bệnh. Bệnh tật chiếm một phần suy nghĩ của anh, khiến nhưng ứng xử của anh trên đời tỏ ra chân xác hơn, thực tế hơn. 
Ra đi từ một vùng đồi, rồi lại trở về xây dựng quê hương, quả thực tâm trạng của anh có nhiều điều đồng điệu với những người dân có nhiều vất vả khó nhọc rồi vẫn một nắng hai sương trên cánh đồng. Bởi vậy, tôi có cảm giác đằng sau những bài thơ là một cốt cánh không dễ gì lay chuyển, và về một khía cạnh nào đấy là sự bảo thủ của tâm hồn, đóng chặt vào quá khứ dữ dội không thể quên và khước từ cái mới, ngoài những tình cảm cốt lõi trong bản chất con người.
Phùng Khắc Bắc có lối làm thơ nhẩn nha của người không đợi mùa hái quả. Có thể anh chẳng tin thơ của mình là thơ. Trong những bài thơ xuất sắc nhất của anh tư tưởng làm văn nghệ không có nhiều. Anh chỉ ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc của mình, một cách hồn nhiên, để nó khỏi biến mất.
Tập thơ “Một chấm xanh” ra đời như thế. Có thể phần tinh tế của anh đã tập hợp ở cả đây rồi. 
Điều căn bản là qua tập thơ chân dung của một con người đã thấy khá rõ. Đó là một nhà triết học đồng quê khoác áo lính, may mắn sống sót trở về. Anh gặp lại làng quê cũ, gặp lại người mẹ già khắc khoải rông đợi trong hình bóng quê hương, gặp lại những phiên chợ quê ồn ào trong cảnh bình dị của đời thường. Và điều đáng quý là những suy ngẫm của anh. Nó lấp lánh hạt vàng của tư tưởng, nó bình dị, nhưng là thuốc chữa cho tâm hồn. Tôi cũng thuộc vào số người không đánh giá cao lắm tác dụng thực tế của thơ ca và văn nghệ nói chung. Khi đói cơm, rách áo có thể người ta bỏ qua nhiều bài bản hay, nhiều chương trình văn nghệ tầm cỡ. biết thế nào được, tâm hồn con người vốn hay lãng quen như thế. Cả những nỗi đau khổ nhất rồi cũng xoa dịu và cả những tâm hồn cay đắng nhất cũng được thời gian an ủi. Nhưng chuyển tải qua thời gian, không gian, thơ đọng lại, như một sinh vật sống và tìm những hơi thở, sự đồng cảm.

Những bài thơ của Phùng Khăc Bắc đáng ngạc nhiên vì chất trí tuệ của chúng. Ở phần những suy tư, những tâm thế của người trong cuôc là khá chân thực. Coi mình chỉ là một hạt bụi của lịch sử, Phùng Khắc Bắc đau đớn trước sự cô đơn, lạ lẫm của mình trước cuộc sống đang biến đổi. Sự hội nhập với cuộc sống của anh là hết sức khó khăn. Luôn luôn trong lòng anh có sự cô đơn khắc khoải, không ai cứu giúp được. mắt lại chứng kiến cảnh đói nghèo bất lực thì tấm long dù trong trẻo đến đau cũng đâm hờn dỗi và thống thiết. Anh ghìm tất cả trong lòng mình, không than khóc, những cứ từng đêm suy nghĩ nhức nhối như những vết thương. Cả với tình yêu cũng vậy. Dù chân thành, vị tha, anh cũng gặp phải khó khăn là không giao tiếp được với con người hiểu biết, gần gũi với tâm hồn mình. Anh không thể tìm lối thoát cả trong tình yêu. Và trước bức tường câm lặng ấy, anh chỉ biết thổ lộ lòng mình một cách chậm rãi, chân thực, mổ xẻ tình cảm mong hạnh phúc cho người khác. Ở vị thế người cho đi rõ ràng là dễ chịu hơn là nhận lấy. Con người yêu đất nước, xả một phần máu thịt ấy, lại cũng là con người có thể công hiến cho đất nước những trang đời trong trẻo hơn. Thời những vần thơ của Phùng Khắc Bắc ra đời là thời bao cấp. những khó khăn chồng chất sau cuôc chiến không chỉ mình anh chịu. nhưng hơn ai hết, như một người gánh trách nhiệm về việc lớn trong đất nứoc cũng như khi có giặc ngoại xâm lẫn khi trở về xây dựng quê hương . Lớp người như anh là chịu thiệt thòi nhiều nhất.
Cách diễn tả của Phùng Khắc Bắc không cầu kỳ. nó cũng không có nhiều hình ảnh, nhưng lý giải triết luận về cuộc đời. Nó nhẩn nha, mang nhiều suy tưởng, hơi duy lý, qua những suy tư đời thường, gắn với hình ảnh của một, vùng quê nhất đinh. Trong con người hậu chiến đó ngổn ngang những suy nghĩ về cuộc đời. Về những bất công phải gánh chịu, Về sự nghèo khó, về vùng đất khô cằn nhiều sỏi đá nhưng rất đỗi than thương với mỗi người . Là quê hương đau đáu những hành trình đi tìm hạnh phúc. Thơ anh không có một thứ tình yêu thuần khiết thánh thiện, nhưng nó là cuộc đời. Những niềm vui cũng dè sẻn, tiết kiệm, có lúc hài hước. Đọc thơ anh thực khó có cái thanh thoát, cảm giác về nghĩa vụ đè nặng lên vai. Nó là sự tẩy trần, thanh lọc bớt những vướng bận, để trở về với gốc rễ của sự lương thiện. Lòng tốt, sự lương thiện luôn được đánh giá cao. Nghĩa vụ làm người như đòi hỏi anh phải tự nâng mình lên hơn cơm áo của đời thường. Đọc thơ anh như đến với cõi long anh-giờ đây trong sạch và thiêng liêng la.

Tác giả bài viết: Vũ Đức Tân